637 hồ sơ đủ điều kiện xét tặng Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân Ưu tú

Thứ năm, 31/05/2018 09:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 30/5, Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ đã thông qua 637 hồ sơ đủ điều kiện trình Hội động cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ II.

Báo Công luận
 Ảnh minh họa.

Trước đó, trong phiên họp tổng thể của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, đã có 103 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 740 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được 59 Hội đồng cấp tỉnh gửi về.

Kết quả, Hội đồng cấp Bộ đã thông qua danh sách 67 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân" và 570 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đạt tỷ lệ phiếu đồng ý từ 90% tổng số thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.

Địa phương có nhiều hồ sơ xét danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được thông qua nhất là  là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với 07 hồ sơ, Thừa Thiên Huế (06 hồ sơ), Phú Thọ (06 hồ sơ), Sóc Trăng, Bắc Ninh, Bình Định mỗi tỉnh có 04 hồ sơ, Quảng Ngãi, Lạng Sơn mỗi tỉnh có 03 hồ sơ…

Trong các hồ sơ xét danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” dẫn đầu là Kom Tum (31 hồ sơ), Nghệ An (26 hồ sơ), Đắk Lắk (24 hồ sơ), Thanh Hóa (23 hồ sơ), Đắk Nông (21 hồ sơ)…

Những cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú là những người đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: nghệ thuật trình diễn dân gian (âm nhạc, múa, sân khấu…), ngữ văn dân gian (dân ca, sử thi, hò, vè…), tập quán xã hội và tín ngưỡng (hương ước, nghi lễ…), tri thức dân gian (ẩm thực, trang phục…), nghề thủ công truyền thống…

Theo các Quy định về xét tặng, 637 hồ sơ này sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL để lấy ý kiến người dân trước khi Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ hoàn thiện hồ sơ trình Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định.

Thời gian lấy ý kiến từ ngày 30/5 đến hết ngày 19/6/2018.

Hằng Minh


Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa