Trai làng cởi trần tranh tài ở sới vật làng Giá
(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.
Theo dõi báo trên:
TS Nguyễn Minh Phong khẳng định, triển vọng thị trường bất động sản năm 2025 được định hình trên nền tảng thành quả kinh tế tích hợp năm 2024 và các cơ hội mới, gắn với cải cách thể chế và biến động thị trường chung trong nước và quốc tế. Trong đó nổi bật 7 vấn đề.
Về tổng thể, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ phục hồi tích cực. Đà tăng trưởng kinh tế tích cực và mở rộng thu hút FDI đang và sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu nhà ở, văn phòng và các dự án bất động sản thương mại, giúp giá trị bất động sản cũng sẽ gia tăng, tạo ra lợi nhuận hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Hơn nữa, Việt Nam đang trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và các khu vực ven đô. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về nhà ở và các loại hình bất động sản khác như nhà phố, bất động sản nghỉ dưỡng, các dự án căn hộ trung và cao cấp, khu đô thị thông minh và khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt.
TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế. Nguồn: RT
Ngoài ra, tình hình lạm phát được kiểm soát và chính sách tiền tệ linh hoạt sẽ là yếu tố tích cực, giúp duy trì sự ổn định của thị trường bất động sản. Lãi suất cho vay mua nhà được dự báo sẽ ở mức hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và nhà đầu tư bất động sản.
Bất động sản công nghiệp và hậu cần năm 2024 và năm 2025 tiếp tục là điểm sáng của thị trường. Phân khúc này là tâm điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dẫn đầu về số lượng giao dịch trong năm 2024 và có thể của cả năm 2025.
Ghi nhận trên thị trường cho thấy, hiện nhu cầu thuê bất động sản công nghiệp duy trì ở mức cao, nguồn cung tăng trưởng ổn định từ nhiều dự án khu công nghiệp được phê duyệt và triển khai trên cả nước. Giá thuê tăng trung bình 2-5% mỗi quý năm 2024 tại các thị trường trọng điểm.
Thông qua các quy định mới, nhiều nút thắt pháp lý tiếp tục được giải toả, tạo xung lực mới cho thị trường bất động sản. Ảnh: BTT
Lực đẩy chính của xu hướng này đến từ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các ngành sản xuất, đặc biệt là xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Bên cạnh đó, với nhiều lợi thế cạnh tranh như vị trí địa lý thuận lợi, môi trường đầu tư ổn định và chi phí sản xuất hấp dẫn, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư và doanh nghiệp trên toàn cầu. Những nỗ lực cải thiện khung pháp lý bất động sản và phát triển hạ tầng đang góp phần giúp thị trường ngày càng hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư quốc tế.
Vì vậy, thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ là điểm sáng, mở ra cơ hội đầu tư lớn và tiềm năng sinh lời cao cho đầu tư bất động sản đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, các khu vực dịch vụ hỗ trợ và thương mại tại các khu vực này.
Hiện trên cả nước đã triển khai 644 dự án nhà ở xã hội với quy mô 580.109 căn, trong đó 96 dự án đã hoàn thành, cung cấp 57.652 căn; 133 dự án đang được khởi công với quy mô 110.217 căn và 415 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô 412.240 căn.
Cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều đẩy nhanh quá trình phát triển nhà ở xã hội. Cụ thể, tại Hà Nội đang triển khai 69 dự án với quy mô khoảng 4,17 triệu m2 sàn, tương đương 73.300 căn hộ.
Trong khi đó, TP.HCM được giao chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025 của thành phố này là 2,5 triệu m2 sàn, tương đương 35.000 căn hộ.
Từ năm 2021 đến nay, thành phố đã hoàn thành 5 dự án với quy mô 2.377 căn nhà ở xã hội và một phần dự án nhà lưu trú công nhân với 368 căn. Hiện tại, thành phố đang thi công 4 dự án, tổng quy mô 2.874 căn.
Ngoài ra, 21 doanh nghiệp đã đăng ký tham gia, dự kiến xây dựng 52.000 căn hộ tại quỹ đất tự tạo lập. Cùng với 8.000 căn từ 7 khu đất mời gọi đầu tư và 10.000 căn từ nguồn đầu tư công, TP.HCM đặt mục tiêu cơ bản đạt 70.000 căn nhà ở xã hội đến năm 2030.
Ngày 20/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Theo đó, trong năm 2025, cả nước tập trung ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; tăng tốc, bứt phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8% (cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao).
Công điện cũng yêu cầu triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, trong đó có gói tín dụng nhà ở xã hội. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án bất động sản, nhà ở xã hội và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; triển khai hiệu quả gói tín dụng 145 nghìn tỷ đồng cho nhà ở xã hội; quyết tâm xây dựng 100.000 căn nhà ở xã hội đến hết năm 2025.
UBND Hà Nội dự kiến đến hết năm 2024 sẽ hoàn thành mục tiêu đề ra là thu 25.105 tỷ đồng từ đấu giá đất, tức cao gấp đôi các năm trước (trung bình gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm).
Ngay những ngày đầu năm 2025, Hà Nội sẽ tổ chức đấu giá thêm 52 thửa đất ở tại nông thôn, thời hạn sử dụng lâu dài, tại huyện Quốc Oai.
Nhiều địa phương khác cũng quan tâm triển khai những kế hoạch đấu giá đất trong năm 2025.
Thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM trong 3 quý đầu năm 2024 ghi nhận 23.900 căn hộ sơ cấp được giao dịch, tăng 28% so với tổng số giao dịch của cả năm 2023.
Những nỗ lực trong việc tháo gỡ vướng mắc cho thị trường trong thời gian vừa qua là không thể phủ nhận. Nhiều địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Bình Dương đã có những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý.
Đơn cử, TP. Hồ Chí Minh đã hoàn tất gỡ vướng pháp lý cho 8 dự án bất động sản như The Metropole Thủ Thiêm, Celadon City, Metro Star, Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm... Đây đều là những dự án có tổng vốn đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng với quy mô lớn và nguồn cung đa dạng. Từ đó, tạo niềm tin cho sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong những tháng cuối năm 2024 và lấy đà cho năm 2025.
Giai đoạn 2023-2024, Quốc hội đã thông qua nhiều luật và sửa đổi nhiều luật liên quan tới thị trường bất động sản. Đặc biệt, cuối năm 2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 171, thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Thông qua các quy định mới, nhiều nút thắt pháp lý tiếp tục được giải toả, tạo xung lực mới cho thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, các chính sách tài chính và tiền tệ đang được điều hành linh hoạt hơn, bao gồm cả đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, mang lại nguồn lực quan trọng và hỗ trợ hiệu quả cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.
Định Trần
(CLO) Sới vật hội làng Giá năm 2025 là nơi các trai làng tranh đua lành mạnh với tinh thần thượng võ, góp phần tạo không khí vui tươi cho lễ hội.
(CLO) Tối 7/4/2025, câu lạc bộ CAHN có màn lội ngược dòng ngoạn mục đánh bại SHB Đà Nẵng tỷ số 2-1 ở trận đấu muộn nhất vòng 17 LPBank V.League 2024/25, qua đó vươn lên vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng giải đấu với 25 điểm.
(CLO) Chiều 7/4, theo ghi nhận của phóng viên báo Nhà báo và Công luận, trên một số tuyến đường cửa ngõ của Thủ đô, lưu lượng phương tiện trở lại Hà Nội có sự gia tăng nhưng không còn cảnh ùn tắc kéo dài như mọi năm.
(CLO) Một hiện tượng vũ trụ kỳ diệu sắp diễn ra, khi các nhà thiên văn học khắp thế giới đang chờ đợi màn trình diễn ngoạn mục từ T Coronae Borealis – một hệ sao cách Trái đất khoảng 3.000 năm ánh sáng.
(CLO) Hội đàm với Phó Thủ tướng Uzbekistan Jamshid Khodjaev, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị hai bên cần tiếp tục khai thác tiềm năng và dư địa, nỗ lực đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, phù hợp với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hai nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
(CLO) Ngày 7/4, bên lề Hội nghị Đầu tư thường niên (AIM) lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã tiếp bà Nan Li Collins, Giám đốc Ban Đầu tư và doanh nghiệp, Cơ quan về Phát triển và Thương mại của Liên Hợp Quốc (UNCTAD) và Tiến sĩ Samir Hamrouni, Giám đốc điều hành Tổ chức các Khu tự do thế giới (World Free Zones Organization - WFZO).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 8/4, TP HCM và khu vực Nam Bộ tiếp tục xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất 35-36 độ, có nơi trên 36 độ. Thời gian nắng nóng trong ngày kéo dài 12–15 giờ, dự báo nắng nóng có khả năng duy trì đến khoảng ngày 10/4.
(CLO) Nga tuyên bố sẵn sàng làm mọi cách có thể để giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa Mỹ và Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của Tehran, trong bối cảnh Mỹ gây áp lực buộc Iran phải ký thỏa thuận hạt nhân, nếu không sẽ đối mặt nguy cơ bị tấn công quân sự.
(CLO) Chiều 7/4, theo Phòng Cảnh sát giao thông - Công an TP Hà Nội, trong 3 ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, an toàn giao thông được bảo đảm, không xảy ra ùn tắc kéo dài.
(CLO) Hội Nhà báo Palestine cho biết số lượng nhân viên truyền thông thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza kể từ tháng 10/2023 đã tăng lên 210 sau vụ giết hại nhà báo Helmi al-Faqawi.
(CLO) Khoảng 17.980 học sinh tại thành phố Duisburg, miền tây nước Đức đã buộc phải nghỉ học vào ngày 7/4 sau khi một loạt thư nặc danh với nội dung đe dọa cực đoan được gửi đến nhiều trường học trong khu vực.
(CLO) Lực lượng chức năng TP. HCM đang trích xuất camera an ninh để xác minh, làm rõ vụ nam thanh niên đập kính xe cứu hộ trên đường Phan Văn Khải.
(CLO) Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) - Công an TP.Hà Nội đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước thực trạng người dân và du khách tập trung check-in tại khu vực cà phê đường tàu.
(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) Tập đoàn Đèo Cả vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất đầu tư nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh lên cao tốc 6 làn xe theo hình thức PPP.
(CLO) Nghị quyết 171 của Quốc hội và Nghị định 175 của Chính phủ đã bổ sung đầy đủ các phương thức tiếp cận, sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại, những quy định này tại Luật Đất đai 2024 chưa quy định rõ.
(CLO) Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên quá trình triển khai vẫn gặp phải nhiều khó khăn.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Khu vực phía Tây Thủ đô đang bước vào một thập kỷ phát triển bùng nổ với hàng loạt dự án hạ tầng “khủng” được triển khai rầm rộ. Trong đó, Vinhomes Wonder City nằm ngay tại trung tâm của mạng lưới hạ tầng tỷ đô, trở thành tâm điểm vàng kết nối và là động lực thúc đẩy sự thăng hạng của thị trường BĐS khu vực.
Với kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực phát triển bất động sản, Đất Xanh đã mở rộng sự hiện diện tại các khu vực trọng điểm phía Nam, thông qua việc cung cấp nhiều dự án nhà ở chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.
(CLO) Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, nguồn vốn cho Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia không chỉ trông chờ từ Nhà nước, mà cần có cơ chế để tất cả mọi người chung tay vào.
(CLO) Với tốc độ tăng trưởng của tầng lớp thượng lưu trong top 3 thế giới, thị phần BĐS hàng hiệu tại Việt Nam cũng “lên hương” do được xem là thước đo của đẳng cấp. Tại thị trường Tây Hà Nội, nguồn cung sản phẩm hạng sang vẫn nhỏ giọt so với sự nở rộ của lực cầu, mở ra cơ hội bất khả chiến bại mà giới đầu tư đều không muốn bỏ lỡ.