Cẩn trọng với trái phiếu doanh nghiệp

Thứ hai, 18/01/2021 11:29 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trái phiếu doanh nghiệp được cho là một kênh đầu tư hấp dẫn, tuy nhiên, đi kèm với đó sẽ là nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư cá nhân.

Các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi xem xét đầu tư vào các trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu. Ảnh minh họa

Các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi xem xét đầu tư vào các trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu. Ảnh minh họa

"Hút" hơn 400 nghìn tỷ đồng từ nhà đầu tư

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố tổng hợp tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 12 và lũy kế cả năm 2020.

Theo đó, năm 2020, có 277 doanh nghiệp tham gia phát hành trái phiếu, huy động thành công hơn 400 nghìn tỷ đồng.

Xét theo loại hình doanh nghiệp, nhóm ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất khi phát hành thành công hơn 19.000 tỷ đồng, chiếm 55,13% tổng giá trị trái phiếu phát hành.

Tiếp đến là nhóm bất động sản và xây dựng với tỷ trọng lần lượt là 5,88% và 4,38%. Các loại hình doanh nghiệp khác chiếm tới 28,35% giá trị trái phiếu phát hành trong tháng 12/2020.

Một số thương vụ trái phiếu đáng chú ý trong tháng 12/2020 có thể kể đến như: Công ty cổ phần Năng lượng Tái tạo Việt Nam Việt (600 tỉ đồng), Công ty cổ phần BB Sunrise Power (500 tỉ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư Năng lượng Hoàng Sơn (500 tỉ đồng), Hoàng Sơn 2 (500 tỉ đồng), Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (2.000 tỉ đồng), Công ty cổ phần Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận (2.200 tỉ đồng)…

Tiềm ẩn rủi ro

Một số liệu thống kê cho thấy, dù tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo yếu chiếm đa số, song tỷ lệ phát hành chào bán thành công vẫn lên đến 98%, điều này cho thấy cho thấy nhu cầu thị trường ở mức cao.

Điều đáng nói là hiện nay, sức hút của trái phiếu doanh nghiệp không đến từ chất lượng kinh doanh, mà đến từ lãi suất được doanh nghiệp đưa ra ở mức cao, dù phần lớn trong số đó không có tài sản bảo đảm, hoặc tài sản bảo đảm là chính trái phiếu.

Theo các chuyên gia phân tích, nếu dùng chính trái phiếu làm tài sản đảm bảo thì rủi ro cũng chẳng khác gì trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Bởi khi có sự cố xảy ra, giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm rất nhanh, thậm chí giá trị cổ phiếu của tổ chức phát hành có thể về 0 nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hay phá sản.

Do đó, khuyến cáo được đưa ra là các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi xem xét đầu tư vào các trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu.

Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định đã phát sinh việc tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp với mục đích cơ cấu lại nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và không có khả năng trả nợ gốc và lãi trái phiếu đến hạn, dẫn đến việc phát hành thêm trái phiếu để cơ cấu lại nợ.

Bởi vậy, bên cạnh hạn chế sức nóng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nhà đầu tư nhỏ lẻ, cũng cần siết chặt hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng, để vừa tránh rủi ro cho ngân hàng, doanh nghiệp, vừa bảo vệ nhà đầu tư.

Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, trong đó quy định cụ thể điều kiện chào bán trái phiếu.

Đáng chú ý là quy định về việc chào bán trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 3 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn. Doanh nghiệp cũng phải đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật…

T.Toàn

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm