86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19

Thứ bảy, 09/05/2020 09:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 9/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị với doanh nghiệp “Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế” theo hình thức truyền hình trực tuyến và truyền hình trực tiếp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị

Các doanh nghiệp càng lớn thì thì tỷ lệ chịu trác động tiêu cực càng cao

Đây là Hội nghị có quy mô lớn chưa từng có do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, cùng dự và tham gia điều phối có các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Hội nghị lần này được tổ chức rất đặc biệt theo hình thức trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành cũng như truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Sự kiện quan trọng này đã thu hút khoảng 800.000 doanh nghiệp trên toàn quốc, trên 5 triệu hộ kinh doanh và nhân dân cả nước theo dõi.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Nguyễn Chí Dũng, qua khảo sát có khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19. Các doanh nghiệp càng lớn thì thì tỷ lệ chịu tác động tiêu cực càng cao.

Gần 58% số DN bị giảm mạnh về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trong số các DN có hoạt động xuất khẩu, tỷ lệ DN không xuất khẩu được hàng hóa lên tới 56,9%, trong đó DN có quy mô lớn và vừa không xuất khẩu được hàng hóa chiếm 46,2%; tỷ lệ này thấp hơn ở nhóm DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ, với tỷ lệ lần lượt là 40,7% và 28%.

Theo đó, DN FDI là đối tượng chịu nhiều tác động nhất từ thị trường tiêu thụ đầu ra, với 61,2% DN, và có đến 53,8% DNcó hoạt động xuất khẩu không xuất khẩu được hàng hóa…

Một trong những khó khăn lớn nhất của các DN hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động. Có trên 45% số DN đang bị thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, trong đó khu vực DN nhà nước là nhóm có tỷ lệ thiếu hụt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh cao nhất với gần 50% số DN.

Đặc biệt, ngành kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ DN bị thiếu hụt vốn cao nhất với trên 51% số DN. Nhiều DN đã ví dòng tiền như là "máu trong cơ thể", thiếu máu thì cơ thể không thể khoẻ mạnh được và nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và trầm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến sức sống của DN.

Khó khăn về thị trường, nguồn thu, dòng tiền đã khiến nhiều DN buộc phải sử dụng các biện pháp liên quan đến lao động: gần 30% DN áp dụng giải pháp cắt giảm lao động; trên 21% DN cho lao động nghỉ không lương và gần 19% DN giảm lương lao động….

Theo kết quả của một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, các DN Việt Nam đã rất chủ động có các giải pháp tự cứu mình. Nhiều sáng kiến đã được triển khai để khắc phục những tác động tiêu cực của dịch bệnh như áp dụng giờ làm linh hoạt; cắt giảm chi phí sản xuất; rà soát, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu thay thế; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khai thác thị trường nội địa, nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh doanh mới; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh…

Điều đáng mừng là trong giai đoạn rất khó khăn hiện nay, cộng đồng DN đã phát huy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn, hỗ trợ các DN khác cùng nhau ứng phó, vượt qua thách thức, khó khăn.

Trong đó, khoảng 90% DN được khảo sát cgi biết, sẵn sàng giúp đỡ các DN khác; trên 50% DN thực hiện giãn công nợ cho DN đối tác; gần 50% DN thực hiện giảm giá; gần 40% chia sẻ khách hàng với DN khác; gần 30% DN chia sẻ thị trường; 6% thực hiện cho DN khách hàng vay.

Đã có nhiều DN chung vai chia sẻ với Chính phủ trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19.

Chính phủ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp

Thời gian qua, công tác phòng, chống dịch Covid-19 của các cấp, các ngành, các địa phương đã được triển khai quyết liệt và đã đạt những kết quả đáng khích lệ, được cộng đồng quốc tế và nhân dân đánh giá cao. Song song với nhiệm vụ chống dịch, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã luôn đồng hành cùng DN để vượt qua khó khăn, ổn định và khôi phục sản xuất.

Đã có nhiều chính sách quan trọng được các Bộ, ngành nghiên cứu ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền kịp thời ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội như: giảm chi phí đầu vào; miễn, giảm phí, lệ phí; giảm giá hàng hóa, dịch vụ; hỗ trợ tín dụng và điều hành tỷ giá; hỗ trợ DN thông qua nhóm chính sách tài khóa; hỗ trợ người dân, người lao động, hộ kinh doanh; tăng cường xuất khẩu, phát triển thị trường.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, giải pháp “Không điều chỉnh tăng giá trong quý I, quý II năm 2020 đối với các mặt hàng là đầu vào cho sản xuất do nhà nước kiểm soát giá” và giải pháp “Miễn, giãn, giảm lãi suất vay, phí ngân hàng” được nhiều DN ủng hộ nhất.

Đây cũng là hai giải pháp có tỷ lệ DN ủng hộ cao nhất, với 87,4% và 87,0% DN đánh giá tích cực về các giải pháp.

Bên cạnh đó giải pháp về “Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất” cũng được đánh giá khá cao, được 84,9% DN đánh giá tích cực…

Quá trình thực thi còn hạn chế

Mặc dù các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ ban hành vừa qua được đánh giá là rất phù hợp với kỳ vọng của cộng đồng DN. Tuy nhiên, theo phản ánh của cộng đồng DN, quá trình thực thi các giải pháp hỗ trợ còn khá nhiều hạn chế, bất cập.

Theo đó, mới chỉ có 2,9% số DN chính thức nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách; 21,2% DN đã biết tới Chỉ thị và đã được hướng dẫn nhưng chưa tiến hành thực hiện; 64,6% DN đã biết tớicác chính sách hỗ trợ nhưng chưa biết đầu mối để tiếp cận; 11.4% DN chưa biếttới các chính sách này.

Theo quy mô, nhóm DN quy mô siêu nhỏ có tỷ lệ DN không biết đến Chỉ thị 11/CT-TTg cao nhất với 12.6%; tiếp đến là nhóm DN nhỏ với 10,2%; DN vừa với 9,5% và DN lớn với 8,8%.

Nhóm DN siêu nhỏ có tỷ lệ DN tiếp cận được chính sách hỗ trợ thấp nhất với tỷ lệ DN đã được tiếp nhận chính sách hỗ trợ theo Chỉ thị 11/CT-TTg chỉ đạt 2,1%, tiếp đến là nhóm DN nhỏ và vừa đạt tỷ lệ lần lượt là 2,9% và 4,8%; nhóm DN có quy mô lớn có tỷ lệ DN đã được tiếpnhận chính sách hỗ trợ theo Chỉ thị 11/CT-TTg đạt tỷ lệ cao nhất với 8,7%.

Việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ DN còn rất hạn chế vì một số nguyên nhân. Cụ thể, thủ tục hành chính rườm rà, quy trình phức tạp, tiến độ thực hiện chậm,bthái độ và tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ thực thi chính sách chưa thực sự mang tính hỗ trợ, đồng hành cùng DN khiến các DN gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Một số nơi còn hiểu chưa đầy đủ và áp dụng cứng nhắc các quy định, biện pháp về phòng, chống dịch bệnh, gây khó khăn cho việc sản xuất, kinh doanh, lưu chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu của DN.

 Nền kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hầu hết các ngành, các nhóm DN. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của các giải pháp chỉ đang tập trung vào một số ngành trọng điểm.

Nhiều DN thực tế bị ảnh hưởng lớn bởi tác động của dịch Covid-19 nhưng không được nhận hỗ trợ do không thuộc những nhóm ngành được hỗ trợ đã liệt kê trong giải pháp.

Các kênh truyền thông và kênh hướng dẫn thực hiện cho các chính sách hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả, kịp thời như mong đợi khiến cho nhiều DN vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận đầu mối chính sách và cách thức thực hiện.

Điểm đáng lưu ý nhất trong quá trình trao đổi và tiếp nhận các ý kiến của DN là có nhiều DN đã kiến nghị Chính phủ thực hiện triệt để việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đảm bảo việc hiểu và thực hiện đúng các quy định, chính sách của đội ngũ cán bộ thực thi chính sách, không gây khó khăn, sách nhiễu cho DN. Đây chính là việc mà DN mong mỏi nhất từ phía các cơ quan chínhquyền hơn là các hỗ trợ bằng tiền từ phía Nhà nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để nền kinh tế nhanh chóng phục hồi, thích ứng, đổi mới và phát triển bền vững, nâng cao tự chủ trong giai đoạn tiếp theo cần nhanh chóng phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gẫy; xây dựng, pháttriển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới.

Theo đó cần xây dựng chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào bền vững, tự chủ; Xúc tiến lưu thông hàng hóa, kết nối và đa dạng hóa thị trường đầu ra; Kích cầu, phát triển thị trường nội địa.

Việc đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, xúc tiến thương mại, đầu tư; khai thác tối đa lợi thế của các hiệp định thương mại tự do mới có ý nghĩa sống còn.

Gia Hân

Tin khác

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

EU sắp trừng phạt LNG của Nga

(CLO) Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom tuyên bố hôm thứ Hai (22//4), EU có kế hoạch nhắm trừng phạt vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga trong gói trừng phạt thứ 14 chống lại Moscow.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

(CLO) Tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ Gazprom của Nga đã phải đóng cửa hơn hai chục giếng sản xuất trong trận lũ mùa xuân ở vùng Orenburg để giữ cho các giếng sản xuất khí đốt không bị ngập lụt, đơn vị Gazprom địa phương cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

(CLO) Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Thị trường - Doanh nghiệp