Á Nam Trần Tuấn Khải – Danh nhân văn hóa dân tộc

Chủ nhật, 19/08/2018 14:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 18/8, tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Á Nam Trần Tuấn Khải – Danh nhân văn hóa dân tộc” với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo những người yêu thơ Việt Nam.

Nhằm góp phần khẳng định tầm vóc của nhà thơ, nhà văn hóa Á Nam Trần Tuấn Khải, hội thảo được tổ chức nhằm tưởng niệm 35 năm ngày mất của ông (1983-2018).

Báo Công luận
Nhà thơ, nhà văn hóa Á Nam Trần Tuấn Khải. Ảnh minh họa. 

Tại hội thảo, GS. Hoàng Chương – Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc đã khái quát lại những đóng góp trong nền văn học nghệ thuật nước nhà và tinh thần yêu nước, tấm gương bất khuất của nhà văn hoá, nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải. Gần 30 tham luận được gửi đến hội thảo đã khẳng định được những thành tựu và đóng góp lớn lao trong cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Trần Tuấn Khải (1895 – 1983), bút danh thường dùng Á Nam, sinh tại làng Quan Xáng, xã Mỹ Hà, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Ông được sinh ra trong một gia đình truyền thống Nho học yêu nước. Nhờ sự định hướng của cha mẹ, Á Nam Trần Tuấn Khải đã sớm tích lũy vốn văn hóa, văn học dân gian và trung đại dày dặn.

Chưa đến 20 tuổi, Á Nam Trần Tuấn Khải đã nổi tiếng với các bài thơ: “Tiễn chân anh khoa xuống tàu”, “Cô bán nước”, “Gánh nước đêm”… Từ năm 1921 đến 1930, ông là một trong những tên tuổi nổi bật và có ảnh hưởng lớn nhất trên văn đàn Việt Nam. Tập thơ đầu tay “Duyên nợ phù sinh I” (1920) lập tức đưa đến danh tiếng cho nhà thơ. Từ đây, ông chuyên tâm làm thơ, làm báo, nghiên cứu văn hóa, dịch thuật… cho đến khi qua đời năm 1983.

Cùng với Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, ông được xem là người có công hiện đại hóa văn học Việt Nam, gắn kết tính hiện đại với tính dân tộc. Đặc biệt, ông luôn giữ vững tấm lòng yêu nước, yêu văn hóa dân tộc tha thiết trong các tác phẩm.

Các tham luận đều đánh giá, Á Nam Trần Tuấn Khải là một ngôi sao sáng trên bầu trời thơ ca ở nửa đầu thế kỷ XX. GS Hồ Sỹ Vĩnh nhận định, thơ Á Nam Trần Tuấn Khải mang đậm tính hướng nội, trọng đạo lý làm người, nghĩa vụ cao cả của đấng nam nhi. Giá trị chân chính trong thơ ông với những câu thơ hào sảng, cảm hoài về non sông, về duyên nợ phù sinh, chua chát với đời, nhưng lại yêu đời. Những vần thơ yêu nước thương nòi, lai láng tình người đã góp phần vào dòng thơ yêu nước và cách mạng trước năm 1945.

Tham luận của các vị đại biểu đã gợi lại tinh thần yêu nước của Á Nam Trần Tuấn Khải. Ông không những là tấm gương sống và viết mà còn là nguồn động viên tinh thần quý giá đối với các thế hệ Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, đổi mới, phát triển, giao lưu hội nhập của đất nước.

Ban tổ chức mong muốn thông qua hội thảo khẳng định tầm vóc một danh nhân văn hóa dân tộc của Á Nam Trần Tuấn Khải, cũng như đề nghị Đảng và Nhà nước có những hình thức tôn vinh xứng đáng đối với nhà nghệ sĩ, chí sĩ này.

B.V

 

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa