Ả Rập Xê-út “chạy đua” cùng Nga cung cấp dầu thô cho Trung Quốc

Thứ hai, 13/02/2023 09:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi mở cửa trở lại, Trung Quốc càng “khát” dầu thô, giới phân tích cho rằng, chính nước này sẽ chiếm một nửa tăng trưởng nhập khẩu dầu toàn cầu trong năm nay, với tổng nhu cầu dầu đạt mức kỷ lục.

Trong khi phía Trung Quốc càng muốn nhập khẩu nhiều dầu thô để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng, các nhà lãnh đạo của OPEC +, cụ thể là Ả Rập Xê-út và Nga, sẽ cạnh tranh để cung cấp “vàng đen” cho nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

Ả Rập Xê-út bán dầu thô theo các hợp đồng dài hạn, vì vậy nước này có một thị phần vô cùng ổn định trên thị trường Trung Quốc.

a rap xe ut chay dua cung nga cung cap dau tho cho trung quoc hinh 1

Ảnh minh hoạ:Oilprice.

Kể từ khi bị châu Âu “tẩy chay” năng lượng, Nga đã xoay trục thương mại sang châu Á để bán dầu thô và nhiên liệu sau các lệnh trừng phạt của phương Tây, đồng thời, giảm giá dầu để thu hút nhiều khách hàng đến từ nền kinh tế thứ hai thế giới hơn.

Ngược lại, quốc gia Trung Đông đang tìm cách “chiếm ưu thế” bằng cách bất ngờ tăng giá dầu bán cho châu Á. Tất nhiên, mức giá này không thể cạnh tranh được với các thùng dầu giảm giá của Nga và người mua Trung Quốc có thể thu mua nhiên liệu nhỏ giọt từ quốc gia này theo các hợp đồng dài hạn.

Tuần này, Ả Rập Xê-út đã gây bất ngờ cho thị trường dầu mỏ khi tăng giá bán chính thức (OSP) cho loại dầu thô chủ lực của nước này xuất sang châu Á, Mỹ và châu Âu vào tháng Ba.

Tập đoàn Saudi Aramco đã nâng giá dầu thô cao cấp Arab Light sang châu Á cho các chuyến hàng tháng 3 thêm 0,2 USD/thùng lên mức cao hơn 2 USD/thùng so với mức trung bình của dầu thô Dubai/Oman, mức chuẩn mà dầu của Trung Đông được định giá ở châu Á.

Động thái đầy bất ngờ này là lần tăng giá dầu đầu tiên của quốc gia Trung Đông tại châu Á kể từ tháng 9/2022 và có khả năng phản ánh kỳ vọng của Ả-rập Xê-út rằng nhu cầu ở châu Á sẽ tăng từ quý thứ hai trở đi.

Không chỉ quốc gia này lạc quan về sự phục hồi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng nhận định, việc mở cửa trở lại của quốc gia tỷ dân đang gây áp lực lên nhu cầu dầu mỏ toàn cầu và một nửa mức tăng trưởng nhu cầu trong năm nay sẽ đến từ sự tăng trưởng tiêu dùng của Trung Quốc.

Cơ quan này cho biết trong Báo cáo thị trường dầu tháng 1 rằng, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,9 triệu thùng mỗi ngày (bpd) vào năm 2023, lên mức kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày, với gần một nửa mức tăng đến từ Trung Quốc sau khi dỡ bỏ các hạn chế về đại dịch Covid-19.

Trung Quốc sẽ thúc đẩy gần một nửa mức tăng trưởng nhu cầu toàn cầu ngay cả khi hình thức và tốc độ mở cửa trở lại của nước này vẫn chưa chắc chắn.

Theo IEA, lệnh cấm của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga - có hiệu lực từ ngày 5/2 - có thể sớm đồng nghĩa với việc nguồn cung ổn định của dầu thô vào đầu năm 2023 có thể nhanh chóng bị thắt chặt do các lệnh trừng phạt của phương Tây tác động đến xuất khẩu của Nga.

Tuy nhiên, xuất khẩu của Nga sang Trung Quốc đang tăng vọt lên ước tính 2,03 triệu thùng mỗi ngày (bpd) trong tháng 1, tăng từ 1,52 triệu thùng/ngày trong tháng 12, theo dữ liệu của Refinitiv Oil Research. Để so sánh, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Ả Rập Xê-út trung bình khoảng 1,77 triệu thùng/ngày trong tháng trước.

Các công ty nhà nước khổng lồ của Trung Quốc, bao gồm PetroChina và CNOOC, gần đây đã mua thêm dầu thô của Nga và có thể tăng cường nhập khẩu từ Nga để đáp ứng nhu cầu với giá chiết khấu hơn. Nếu Trung Quốc bắt đầu lấp đầy kho dự trữ của mình, lượng dầu nhập khẩu của Nga có thể tăng lên 2,5 triệu thùng/ngày, Bloomberg lưu ý.

Ngoài ra, Nga đã chuyển phần lớn xuất khẩu dầu nhiên liệu và dầu chân không (VGO) sang châu Á và Trung Đông ngay cả trước khi lệnh cấm vận của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào ngày 5/2.

Theo các nguồn tin, khi nhiều nhà máy lọc dầu tăng mua dầu thô Nga, họ sẽ bắt tay vào chế biến thành xăng và dầu diesel rồi xuất sang các thị trường đang khan hiếm nguồn cung.

Với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, Ả Rập Xê Út sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ đối tác OPEC+ (Nga), để giành thị phần tại nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới.

Điệp Nguyễn (Theo Oilprice)

Bình Luận

Tin khác

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

Gã khổng lồ công nghệ Mỹ đình chỉ dự án nhà máy lớn ở Đức

(CLO) Gã khổng lồ công nghệ Intel (Mỹ) đang tạm dừng xây dựng hai nhà máy sản xuất chip tại Đức vì công ty đang phải vật lộn để chống lại doanh số bán hàng giảm sút và thua lỗ ngày càng tăng, theo tuyên bố của CEO công ty ông Pat Gelsinger.

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Viettel hỗ trợ chuyển đổi máy 4G miễn phí cho toàn bộ khách hàng

Chương trình chỉ áp dụng từ nay đến hết ngày 15/10/2024. Khách hàng đủ điều kiện sẽ nhận được tin nhắn mời đến các cửa hàng Viettel hoặc liên hệ với nhân viên Viettel trên địa bàn để được hỗ trợ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

Hơn 1 tuần sau bão Yagi, giá rau xanh vẫn 'nhảy múa'

(CLO) Dù bão số 3 đã qua hơn một tuần nhưng giá rau xanh tại các chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn giữ mức đắt đỏ. Thậm chí, giá rau còn chênh lệch đáng kể theo từng ngày, từng quầy hàng trong một khu vực gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn tăng sát mốc 80 triệu đồng/lượng

(CLO) Trong khi giá vàng miếng SJC tăng nhẹ 200.000 đồng/lượng, lên 82 triệu đồng/lượng thì giá vàng nhẫn cũng vọt lên sát mốc 80 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

Gia Lai: Doanh nghiệp thuê đất rồi bỏ hoang, hàng trăm hộ nghèo thiếu đất sản xuất

(CLO) Trong số gần 1.200 ha UBND tỉnh Gia Lai cho Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thuê để trồng cao su, có nhiều diện tích đất bỏ hoang, cây cao su kém phát triển. Doanh nghiệp thì bỏ hoang đất, trong khi hàng trăm hộ dân vùng lân cận thuộc xã Pờ Tó (huyện Ia Pa) lại không có đất sản xuất.

Thị trường - Doanh nghiệp