ADB: Kinh tế toàn cầu phục hồi chậm cũng tạo ra một số bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam

Thứ tư, 25/09/2024 13:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, kinh toàn cầu phục hồi chậm cũng tạo ra một số bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam. Dù vậy, ADB vẫn đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á vừa được ADB công bố tại họp báo “Cập nhật kinh tế Việt Nam” sáng ngày 25/9. Báo cáo nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nửa đầu năm 2024, do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại phục hồi ấn tượng. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước còn yếu và triển vọng kinh tế toàn cầu tăng chậm tiềm ẩn một số bất ổn.

“Dự báo tăng trưởng kinh tế được giữ nguyên ở mức 6% trong năm nay và 6,2% vào năm 2025. Lạm phát dự kiến vẫn ở mức 4% trong cả hai năm do áp lực kéo dài từ căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, báo cáo cho biết.

adb kinh te toan cau phuc hoi cham cung tao ra mot so bat on cho nen kinh te viet nam hinh 1

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024. (Ảnh: VV)

Cũng theo ADB, công nghiệp định hướng xuất khẩu vẫn là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam. Các đơn đặt hàng mới dần quay trở lại và tiêu dùng phục hồi đã khôi phục tăng trưởng sản xuất trong nửa đầu năm 2024 và đà tăng mạnh mẽ hơn được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong cả năm.

Chỉ số nhà quản lý mua hàng sản xuất tăng nhẹ vào tháng 8 và tiếp tục đà mở rộng cho thấy sự phục hồi của ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Nhu cầu ngoại đối với các mặt hàng điện tử xuất khẩu chủ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp.

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế toàn cầu phục hồi chậm cũng tạo ra một số bất ổn cho nền kinh tế. Công nghiệp được dự báo tăng trưởng 7,3% trong năm 2024 và tiếp tục mở rộng ở mức 7,5% vào năm 2025. Xây dựng sẽ tiếp tục tăng nếu các dự án cơ sở hạ tầng lớn được triển khai theo kế hoạch.

Các lĩnh vực khác được dự kiến tăng trưởng ở mức khiêm tốn. Dự kiến dịch vụ sẽ tiếp tục tăng 6,6%, nhờ sự phục hồi của du lịch và các dịch vụ liên quan. Trong tháng 8/2024, doanh số bán lẻ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng doanh số 8 tháng đầu năm 2024 lên 8,5% theo giá hiện hành (5,3% theo giá thực tế). Mức tăng này vẫn thấp hơn mức 10,3% của cùng kỳ năm trước cho thấy nhu cầu trong nước còn yếu.

Về phía cầu, chính sách tài khóa mở rộng và tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng hiện đang ở mức thấp. Đầu tư công sẽ có vai trò then chốt đối với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2024. Tiếp tục chính sách hỗ trợ tài khóa và gia tăng đầu tư công sẽ góp phần kích cầu hơn nữa trong nửa cuối năm 2024.

Vấn đề tồn tại trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ tiếp tục gây áp lực giảm đối với lĩnh vực bất động sản – là một lĩnh vực chính của tiêu dùng trong nước trước đây. Nhu cầu trong nước dự kiến sẽ vẫn tương đối yếu trong giai đoạn 2024–2025.

Về FDI, dòng vốn FDI tích cực sẽ là động lực tăng trưởng chính. FDI tiếp tục tăng và hỗ trợ tăng trưởng xuất khẩu. Vốn FDI đăng ký trong 8 tháng đầu năm 2024 đạt 20,5 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số này, 13,6 tỉ USD (77%) được dành cho các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu, thúc đẩy hơn nữa việc mở rộng xuất khẩu.

Ngân sách Nhà nước dự kiến sẽ thâm hụt nhẹ vào cuối năm 2024. Quốc hội đã thông qua việc tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng có hiệu lực đến hết năm 2024. Chính sách tài khóa mở rộng dự kiến sẽ tiếp tục, mặc dù việc thực hiện chi tiêu từ ngân sách vẫn chậm.

“Các biện pháp kích thích tài khóa nên được ưu tiên trong bối cảnh Việt Nam còn dư địa ngân sách. Việt Nam cần nỗ lực gấp đôi để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Điều này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các ngành như xây dựng, sản xuất và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn”, ADB khuyến nghị.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Nam Định: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục đầu tư xây dựng các khu công nghiệp trọng điểm

Nam Định: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai thủ tục đầu tư xây dựng các khu công nghiệp trọng điểm

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa tổ chức cuộc họp kiểm điểm tiến độ triển khai các thủ tục đầu tư xây dựng các khu công nghiệp (KCN) trọng điểm của tỉnh gồm: Trung Thành, Hồng Tiến, Hải Long, Lạc Xuân, Nam Hồng, Xuân Kiên, Thượng Thành, Minh Châu.

Kinh tế vĩ mô
Xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên từ nhà sản xuất tại Nam Định

Xuất khẩu hai lô máy tính xách tay đầu tiên từ nhà sản xuất tại Nam Định

(CLO) Sự kiện xuất hai lô máy tính xách tay hàng mẫu đầu tiên của Tập đoàn Quanta Computer Inc., từ nhà máy tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận (TP Nam Định) là minh chứng cho sự hợp tác hiệu quả giữa tỉnh Nam Định và doanh nghiệp, hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế song phương...

Kinh tế vĩ mô
Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất hàng dệt may trị giá gần 30 triệu USD tại Nam Định

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất hàng dệt may trị giá gần 30 triệu USD tại Nam Định

(CLO) Công ty TNHH Sanbang (Singapore) vừa khởi công xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm dệt may tại Khu Công nghiệp Dệt may Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình sắp có nhà máy lắp ráp ô tô trị giá 168 triệu USD

Thái Bình sắp có nhà máy lắp ráp ô tô trị giá 168 triệu USD

(CLO) Dự án nhà máy lắp ráp ô tô Tasco Auto - Geely Auto tại khu công nghiệp Tiền Hải trong Khu kinh tế Thái Bình có tổng mức đầu tư dự kiến 168 triệu USD, công suất khoảng 75.000 xe/năm, tạo việc làm trực tiếp cho 1.000 lao động và khoảng 7.000 lao động gián tiếp.

Kinh tế vĩ mô
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao mới

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao mới

(CLO) Trong tháng 8, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi hệ thống lưu trữ hồ sơ mới bắt đầu vào tháng 12/2023. Nguyên nhân được cho là do sự suy thoái kinh tế và các chính sách tuyển dụng hạn chế.

Kinh tế vĩ mô