(NB&CL) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 5,66%, đây là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế như công nghiệp, dịch vụ, xuất nhập khẩu và thu hút vốn FDI đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.
Trước những thành quả đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) kỳ vọng GDP Việt Nam trong năm 2024 có thể cán mốc 6% và tăng lên 6,2% trong năm 2025, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu trong khu vực cùng với Ấn Độ, Bangladesh và Philippines,...
Liên quan tới vấn đề này, trả lời một số câu hỏi của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Bá Hùng - chuyên gia kinh tế trưởng của ADB cho biết: Triển vọng tổng thể của kinh tế Việt Nam trong năm 2024 là vừa lạc quan, vừa thận trọng nhờ có sự phục hồi tương đối toàn diện ở các ngành.
Toàn cảnh họp báo nhận định về kinh tế quý I/2024 diễn ra vào giữa tháng 4/2024. Ảnh: Định Trần
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực, nhưng vẫn còn nhiều thách thức
+ Với những số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, ông đánh giá thế nào về kinh tế Việt Nam trong quý I/2024?
- Nhìn vào báo cáo của Tổng cục Thống kê có thể thấy, các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam đều tăng trưởng tích cực. Đơn cử khi nhìn vào phần sản xuất, do động lực phục hồi xuất khẩu nên đầu năm 2023 rất khó khăn, từ nửa cuối 2023 đã phục hồi và tiếp tục duy trì tới quý đầu 2024.
Đầu tư công vẫn là một động lực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và việc triển khai hiệu quả đầu tư công có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng.
Có thể thấy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch tương đối ổn định, được thúc đẩy và có thể kỳ vọng đạt bằng các năm trước. Chính phủ vừa qua cũng đã có những nỗ lực thúc đẩy đầu tư công tốt hơn.
Bên cạnh đó, các đơn hàng mới đã dần trở lại và nhu cầu tiêu dùng đã vực dậy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vào cuối năm 2023, thúc đẩy đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2024.
Lãi suất thấp hơn, các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và khung pháp lý liên quan tới đất đai được cải thiện gần đây sẽ hỗ trợ ngành xây dựng.
Với những kỳ vọng như vậy, hoàn toàn có thể trông đợi vào thành tích tốt hơn trong năm 2024, tạo ra lực đẩy tích cực cho tăng trưởng.
Mặc dù nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng vững chắc trong năm nay và có tốc độ cao hơn một chút trong năm tới, nhưng có một số rủi ro sụt giảm bên ngoài có thể cản trở đà tăng trưởng của Việt Nam.
Một trong những rủi ro đó là nhu cầu toàn cầu suy yếu do tốc độ phục hồi kinh tế chậm ở các nước là đối tác thương mại lớn của Việt Nam và căng thẳng địa chính trị quốc tế vẫn đang tiếp diễn. Cả 2 yếu tố này sẽ làm chậm quá trình phục hồi tăng trưởng chế biến xuất khẩu của Việt Nam.
Rủi ro tiếp theo là việc trì hoãn bình thường hóa lãi suất tại thị trường Mỹ và các thị trường phát triển khác. Điều này sẽ tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá hối đoái.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua đã bộc lộ những nguy cơ dễ đổ vỡ của cấu trúc trong nước. Chẳng hạn như sự phụ thuộc vào chế biến xuất khẩu do các doanh nghiệp FDI làm đầu tàu, thị trường vốn còn non trẻ mà hiện tại rất cần thiết phải phát triển hơn nữa, sự phụ thuộc quá mức vào tín dụng ngân hàng và các yếu tố khác…
Chính sách giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2024, giúp kích thích tiêu dùng nội địa.
Nếu những rủi ro này được giải quyết kịp thời thì Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
+ Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2024, số lượng doanh nghiệp phá sản, rút lui khỏi thị trường đang “áp đảo” so với số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Theo ông, xu hướng này liệu có đáng quan ngại?
- Tôi cho rằng, Việt Nam là một nền kinh tế năng động. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp phá sản có xu hướng tăng từng năm là điều dễ hiểu.
Có thể thấy, trong năm 2023 và trong quý I/2024, số lượng doanh nghiệp phá sản, rút lui ra khỏi thị trường có xu hướng tăng, điều này thể hiện bản chất của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, xu hướng bình thường và không đáng quan ngại. Bởi, như tôi đã chia sẻ, Việt Nam là một nền kinh tế tăng động và có nhiều tiềm năng, có hội tăng trưởng trong thời gian tới.
Nhẹ về tiền tệ, nặng về tài khóa, nhưng đầu tư công mới là trọng điểm của tăng trưởng kinh tế
+ Một số ý kiến cho rằng, các chính sách tài khóa là một trong những yếu tố giúp nền kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng kể từ năm 2023 cho tới nay. Ông đánh giá thế nào đối với ý kiến này?
- Năm 2023 là năm cuối của Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch COVID-19. Trong năm 2023, các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp, như giảm thuế VAT, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu, thuế môi trường,... và nhiều chính sách tài khóa khác đã giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực, GDP tăng 5,05% trong năm 2023.
Sang năm 2024, một số các chính sách tài khóa vẫn còn có hiệu lực và tiếp tục mang lại nhiều tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế. Đơn cử như chính sách giảm 2% thuế VAT trong nửa đầu năm 2024, giúp kích thích tiêu dùng nội địa.
Có một số ý kiến cho rằng, để tạo đà mạnh hơn cho kinh tế tăng trưởng, bên cạnh các chính sách tài khóa, phải chăng nên có thêm các chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, hiện nay, để nền kinh tế phục hồi mạnh hơn, các chính sách hỗ trợ nên nhẹ về tiền tệ, nặng về tài khóa. Thực tế cho thấy, lãi suất trong nước đang ở mức thấp, vì vậy không còn nhiều không gian để tiếp tục hạ thêm lãi suất nữa.
Dù vậy, cần phải lưu ý rằng, mới đây, Bộ Tài chính đã lên tiếng việc triển khai các chính sách tài khóa là phải cân đối lợi ích giữa kích thích tiêu dùng nội địa với cân đối tài chính công. Bởi, nếu có thêm các chính sách tài khóa, đồng nghĩa với việc Chính phủ sẽ phải cắt giảm chi tiêu ngân sách, nêu không sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách.
Với ý kiến của Bộ Tài chính, tôi cho rằng, đầu tư công nên là “trọng điểm” và quan trọng hơn, bởi nó có tính lan tỏa. Đầu tư công không chỉ tăng cầu nội địa để thực hiện các dự án đầu tư công, nó còn giúp nền kinh tế - xã hội ở khu vực phát triển đầu tư công hoạt động sôi động và hiệu quả hơn.
Với các chính sách tài khóa, hiện Chính phủ vẫn đang có nhiều giải pháp mang tính dài hơn hơn, ví dụ như chương trình phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Chương trình này cũng được kỳ vọng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Ông Nguyễn Bá Hùng – Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB. Ảnh: FS
+ Như ông đã chia sẻ, chính sách giảm 2% thuế VAT đã kích thích tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có hiệu lực đến hết tháng 6/2024, tức là quá trình triển khai trong nửa năm. Vì vậy, một số ý kiến đề xuất tiếp tục gia hạn việc giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024. Theo ông, Việt Nam có nên gia hạn chính sách này?
- Chính phủ là cơ quan có nhiệm vụ đề xuất việc giảm 2% thuế VAT. Tuy nhiên, nên hay không nên tiếp tục gia hạn còn phụ thuộc vào thẩm quyền của Quốc hội.
Trên thực tế, hiện nay, Chính phủ vẫn đang xem xét cân nhắc các chính sách tài khóa có còn cần thiết trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 hay không để đưa ra các đề xuất mới, trình Quốc hội trong kỳ họp tới đây.
Trong bối cảnh tiêu dùng trong nước đang yếu, đầu tư đang yếu, có thể Chính phủ sẽ tiếp tục gia hạn chính sách này cho tới hết năm 2024. Bởi, trong các chính sách tài khóa đã và đang được triển khai, việc giảm 2% thuế VAT có tác động trực tiếp tới tiêu dùng nội địa, kích cầu tiêu dùng trong nước.
Ngược lại, nếu Chính phủ đánh giá diễn biến trong nước ổn định, không cần kích thích tiêu dùng nội địa nữa, có thể sẽ không gia hạn việc giảm thuế. Nói tóm lại, việc giảm hay không giảm phụ thuộc vào đánh giá của Chính phủ và cả Quốc hội.
(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".
(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.
(CLO) Ngày 5/4/2025, tại Trung tâm Thông tin văn hóa Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng họa sỹ Bùi Văn Toản tổ chức triển lãm nghệ thuật tranh kính vỡ với chủ đề "Sáng trong ngọc kính". Triển lãm trưng bày 08 tác phẩm tranh nghệ thuật, giới thiệu chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các vị Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1945 đến nay.
(CLO) Liên minh châu Âu chuẩn bị áp mức phạt hơn 1 tỷ USD đối với nền tảng X của tỷ phú Elon Musk, do vi phạm nghiêm trọng các quy định về nội dung và thông tin sai lệch.
(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.
(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết quý I/2025, ước giải ngân đầu tư công đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2024 đạt 12,27%.
(CLO) Theo đại diện Bộ Công Thương, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.