(NB&CL) Với vai trò Ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn ý thức và không ngừng nỗ lực khẳng định vai trò chủ lực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, Agribank đã có những đóng góp tích cực góp phần hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra. Nguồn vốn đầu tư của Agribank đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh, đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, khôi phục sản xuất kinh doanh
Lũy kế đến tháng 6/2022, số dư nợ tại Agribank bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 259.213 tỷ đồng. Agribank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 44.990 khách hàng với dư nợ 171.054 tỷ đồng; Miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho 2.625 khách hàng với dư nợ 12.806 tỷ đồng; Cho vay mới với doanh số 498.483 tỷ đồng, dư nợ 146.467 tỷ đồng, với 241.486 khách hàng còn dư nợ.
Thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Agribank là Ngân hàng đứng đầu trong việc giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, với tổng số tiền lãi đã giảm là 5.512 tỷ đồng; tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,4 triệu tỷ đồng cho gần 3,5 triệu khách hàng.
Đồng hành cùng người nông dân, doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, khi khách hàng gặp khó khăn do dịch COVID-19, trong thời gian qua, Agribank Tiền Giang đã tích cực thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ. Theo thống kê đến tháng 6/2022, tổng số dư nợ Agribank Tiền Giang cơ cấu lại là 1.428 tỷ đồng với 2.991 khách hàng. Tổng số tiền lãi Chi nhánh thực giảm, chia sẻ khó khăn với khách hàng là 74,9 tỷ đồng.
Ông Trương Văn Đoàn – Phó Giám đốc Agribank Tiền Giang cho biết: “Chi nhánh đã chủ động về nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vay vốn của tất cả các thành phần kinh tế như: sản xuất, chế biến, thương mại, dịch vụ, vận tải, tiêu dùng... và tất cả các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân”.
Dư nợ Agribank Tiền Giang cho vay thu mua, xay xát, chế biến lúa gạo cuối năm 2021 lên đến 1.880 tỷ đồng, chiếm 13% tổng dư nợ của Chi nhánh. Nhờ nguồn vốn này đã giúp cho doanh nghiệp, thương lái thu mua một lượng lúa gạo rất lớn của nông dân, đồng thời cũng góp phần tạo lưu thông chuỗi cung – cầu nông sản của vùng ĐBSCL.
Anh Trần Văn Sanh - Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên lương thực thực phẩm Đức Thành cho biết, với khoản vay 33 tỷ đồng của Công ty, việc giảm lãi 10% của Agribank trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 200 triệu đồng. Chưa kể, Công ty còn được vay vốn theo gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với lãi suất 4,5%/năm. Một mức lãi suất vay ngắn hạn hết sức ưu đãi, góp phần giúp Đức Thành luôn duy trì năng suất chế biến trung bình 1000 tấn lúa/ngày với doanh thu khoảng 80 tỷ đồng/tháng.
“Bà đỡ” tín dụng, góp phần xây dựng ĐBSCL phát triển bền vững
Với vai trò Ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước, Agribank luôn ý thức và không ngừng nỗ lực khẳng định vai trò chủ lực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển ĐBSCL bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, Agribank đã có những đóng góp tích cực góp phần hoàn thành các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra.
Là một tỉnh nằm phía hạ lưu sông Tiền, được phù sa màu mỡ bồi đắp, tỉnh Tiền Giang thuận lợi xây dựng nền nông nghiệp đa dạng, hiệu quả. Toàn tỉnh có khoảng 70.000ha đất trồng lúa, trên 82.000ha đất trồng cây ăn trái, trên 57.000ha trồng rau màu luân canh hoặc chuyên canh, khoảng 16.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản ở cả ba vùng sinh thái...
Dây chuyền sản xuất của Công ty Cổ phần đầu tư dừa (Beinco) hoạt động hết công suất.
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Tiền Giang về việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Agribank Tiền Giang đã thực hiện nhiều chính sách tín dụng để phục vụ đầu tư phát triển lĩnh vực này, trong đó ưu tiên nguồn vốn cho vay theo Nghị định 55, Nghị định 116 của Chính phủ, tập trung nhiều nhất vào các lĩnh vực thế mạnh kinh tế của tỉnh như cho vay chi phí phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; cho vay phục vụ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân; cho vay các chương trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.
Ở ấp An Khánh, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Đời là lão nông nổi tiếng. Tài sản hiện tại của ông Đời đang thế chấp để vay 20 tỷ đồng tại ngân hàng. Ông Đời kể, năm 2004, ông vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hơn 400 triệu đồng, đầu tư vào nuôi cá tra. Do chưa có nhiều kinh nghiệm, ông bị lỗ. Không nản trí, ông tiếp tục đầu tư nuôi cá, được giá, lợi nhuận tăng gấp đôi. Tiền bán cá, ông mua thêm ao, mở rộng sản xuất. Đến nay, gia đình ông sở hữu 15 ao nuôi cá ở cù lao Tân Phong, mỗi năm xuất bán khoảng 5.000 tấn cá. Từ chỗ vay vốn ngân hàng, có thời điểm ông còn gửi tiết kiệm tại Agribank nhiều tỷ đồng.
Nhà máy chế biến lúa gạo của Công ty Đức Thành tỉnh Tiền Giang.
Cũng là địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An được hưởng nhiều lợi thế từ thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp. Đồng hành cùng tỉnh nhà và bà con nông dân trong phát triển kinh tế xã hội, nhiều năm qua, Agribank Chi nhánh tỉnh Long An luôn là đơn vị dẫn đầu trong các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Ông Phạm Tấn Hòa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, chính quyền địa phương đánh giá rất cao vai trò của Agribank Long An nói riêng và Agribank nói chung trong quá trình đầu tư phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, đóng góp công tác an sinh xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Gia đình ông Trần Văn Chính ở ấp Trương Công Ý, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An là một trong những hộ mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa sang mô hình trồng cây ăn trái. Trải qua nhiều năm chuyển đổi sang các loại cây ăn quả khác nhau với không ít mồ hôi công sức, đến nay, vườn sầu riêng của gia đình ông Chính đã phát huy hiệu quả kinh tế rõ rệt, đem lại nguồn thu nhập ổn định.
Gia đình ông Chính là hộ sản xuất nổi tiếng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Tân Thạnh. Có được thành công này, bản thân ông Chính tự học hỏi rất nhiều, và không thể thiếu hướng dẫn về kỹ thuật của các đơn vị chuyên môn, chính quyền địa phương, cũng như nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp. Ông Chính chia sẻ: “Nếu không có hỗ trợ đồng vốn từ Agribank, có lẽ ông không dám mạnh dạn chuyển đổi như vậy”.
Không chỉ với hộ gia đình ông Trần Văn Chính, nhiều hộ nông dân khác ở Long An cũng đang thu lượm trái ngọt từ thành quả lao động, sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, dư nợ phục vụ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của Agribank Long An là khoảng hơn 25.000 tỷ đồng. Phó Giám đốc Agribank Long An Phạm Trí Dũng cho biết, Chi nhánh hiện phục vụ hơn 40.000 khách hàng, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ sau nông nghiệp; cho vay trong hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt hơn 120 tỷ đồng với hơn 200 khách hàng là cá nhân và hộ sản xuất.
Hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nguồn vốn Agribank đã có những đóng góp tích cực thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, thúc đẩy Đồng bằng sông Cửu Long phục hồi sau đại dịch, phát triển bền vững. Với định hướng ưu tiên về nguồn vốn để đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho “Tam nông”, ưu tiên nguồn vốn rẻ, lãi suất ưu đãi cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, không chỉ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mà trên mọi miền đất nước, Agribank luôn được người nông dân, doanh nghiệp lựa chọn là “bà đỡ” tín dụng cho mình trên con đường làm giàu, hướng tới “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh”.
(CLO) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đấu tranh làm rõ dấu hiệu vi phạm quy định về khai thác tài nguyên (cát) của Công ty Cổ phần khoáng sản Thiên An Phát và các đơn vị có liên quan, khởi tố 4 đối tượng.
(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,
(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.
(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.
(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.
(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.
(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.
(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.
(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.