(NB&CL) Năm 2023, trước những biến động, thách thức đối với kinh tế - xã hội toàn cầu, lĩnh vực lâm, thủy sản liên tục gặp khó ở thị trường quốc tế khiến giá nguyên liệu trong nước giảm mạnh ở hầu hết các vùng chuyên canh chính trên cả nước. Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp đồng hành tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực lâm, thủy sản, Agribank đã tích cực đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh trong xuất khẩu lâm, thủy sản.
Việc thực hiện các giải pháp tín dụng phát triển ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực lâm sản, thủy sản nói riêng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tăng trưởng, mà còn tạo cơ sở, nền tảng để phát triển ngành lâm sản, thủy sản gắn với phát triển bền vững, phát triển xanh và hàm lượng giá trị công nghệ cao, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Agribank là ngân hàng thương mại hoạt động chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong các năm luôn ở mức 65% - 70% tổng dư nợ cho vay, vốn tín dụng của Agribank đã phủ kín đến 100% số xã trên cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới.
Dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt 963 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 63% dư nợ nền kinh tế, chiếm khoảng hơn 32% dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn toàn hệ thống ngân hàng. Dư nợ cho vay ngành lâm sản, thủy sản đạt hơn 128 nghìn tỷ đồng/243.275 khách hàng, chiếm 8,37% dư nợ nền kinh tế.
Tính đến 31/3/2024, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực thủy sản của Agribank đạt 74,5 nghìn tỷ đồng/15.000 khách hàng, trong đó: dư nợ cho vay khai thác, nuôi trồng thủy sản là 42,8 nghìn tỷ đồng, cho vay chế biến và xuất khẩu thủy sản là 9,2 nghìn tỷ đồng, cho vay kinh doanh thủy sản là 22,5 nghìn tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay lĩnh vực lâm sản đạt gần 54 nghìn tỷ đồng/92.275 khách hàng, trong đó dư nợ cho vay ngành lâm nghiệp là 19,2 nghìn tỷ đồng, ngành gỗ là 34,6 nghìn tỷ đồng.
Triển khai thực hiện văn bản số 5631/NHNN-TD của NHNN về hướng dẫn triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với dự kiến quy mô 15.000 tỷ đồng và văn bản số 1813/NHNN-TD về việc tiếp tục triển khai chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo chỉ đạo của NHNN tại văn bản 5631, nâng quy mô cho vay lên 30.000 tỷ đồng, theo đó Agribank đã kịp thời ban hành Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản với quy mô 3.000 tỷ đồng.
Đến 30/11/2023, Agribank đã giải ngân cho vay đạt quy mô 3.000 tỷ đồng theo cam kết và hoàn thành triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản theo văn bản 5631/NHNN-TD của NHNN, đồng thời tiếp tục đăng ký với NHNN dự kiến tăng quy mô giải ngân theo chương trình cho vay lâm sản, thủy sản lên 8.000 tỷ đồng (chiếm gần 30% quy mô của toàn ngành). Đến nay, doanh số cho vay triển khai từ đầu chương trình đã đạt gần 5.500 nghìn tỷ đồng, dư nợ đạt gần 5.000 tỷ đồng với hơn 3,3 nghìn lượt khách hàng vay vốn.
Hiện nay, Agribank tiếp tục giải ngân cho vay lâm sản, thủy sản theo gói 30.000 tỷ đồng của NHNN, đồng thời triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi nội bộ nhằm khuyến khích phát triển đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản và các lĩnh vực ưu tiên quan trọng, các động lực tăng trưởng của nền kinh tế (tiêu dùng, xuất khẩu, đầu tư…).
Vừa qua, tại Hội thảo “Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỷ USD” do Báo Lao Động tổ chức, bà Phùng Thị Bình – Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ: Mặc dù, việc triển khai cho vay lĩnh vực lâm sản, thủy sản tại Agribank đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên trong quá trình triển khai mô hình cho vay theo chuỗi giá trị nông nghiệp vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Khó khăn lớn nhất trong việc phát triển các chuỗi liên kết giá trị hiện nay là thiếu các doanh nghiệp đủ tiềm lực để giữ vai trò dẫn dắt, đủ lớn để giữ vai trò hạt nhân trong hoạt động của chuỗi liên kết.
Tại các địa phương chưa có các chính sách đồng bộ trong việc xây dựng chuỗi liên kết, chưa có sự tham gia đủ mạnh của các ngành chức năng; Hợp đồng liên kết thiếu chặt chẽ, hiện tượng vi phạm hợp đồng liên kết của người dân, doanh nghiệp đầu mối còn phổ biến, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc kiểm soát dòng tiền; Chưa có chế tài cụ thể để điều chỉnh quan hệ, tăng tính ràng buộc, tuân thủ hợp đồng liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp nên khi gặp những tranh chấp diễn ra, không có cơ sở pháp lý để giải quyết, thiếu biện pháp xử lý để tăng tính ràng buộc, tuân thủ hợp đồng của người dân và doanh nghiệp; Khó khăn trong kiểm soát hồ sơ giải ngân vốn vay: Phong tục tập quán địa phương, việc mua sản phẩm của người dân không có hóa đơn, chứng từ và phần lớn sử dụng thanh toán tiền mặt…
Bà Phùng Thị Bình – Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ về tín dụng lâm thủy sản của Agribank tại Hội thảo “Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ lâm, thủy sản giữ vững vị thế ngành xuất khẩu tỉ USD” do Báo Lao Động tổ chức
Để triển khai có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, bà Phùng Thị Bình - Phó Tổng Giám đốc Agribank đề xuất một số giải pháp để triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, cụ thể: Một là, ngoài các giải pháp, chính sách từ ngành Ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ chính sách của các Bộ, ngành, địa phương nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, kích thích tổng cầu; đồng thời, tăng cường minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp để ngân hàng có cơ sở tiếp cận, thẩm định, cấp tín dụng đối với khách hàng, các dự án khả thi, đủ pháp lý.
Hai là, đề xuất các Sở, ban, ngành, các Hiệp hội doanh nghiệp địa phương tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với Agribank trong việc kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, kịp thời nắm bắt nhu cầu khách hàng, những khó khăn vướng mắc để tháo gỡ, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng được kịp thời.
Phó Tổng Giám đốc Phùng Thị Bình cũng đề cập tới mục tiêu và giải pháp đẩy mạnh tín dụng của Agribank trong thời gian tới: Thứ nhất, duy trì và tập trung chính sách cho vay nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên khác theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; Đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong cho vay sản xuất, kinh doanh lâm sản, thủy sản. Thứ hai, tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nói chung và cho vay sản xuất, kinh doanh lâm sản, thủy sản nói riêng.
Thứ ba, mở rộng quan hệ và tăng cường hợp tác chiến lược với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn; Triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã được ký kết giữa Agribank và đối tác, khách hàng; Chủ động tham gia xây dựng, kết nối các thành phần của chuỗi giá trị nông nghiệp từ nuôi trồng – thu mua – chế biến xuất khẩu để đảm bảo nguồn vốn đầu tư chủ động cho từng khâu, kiểm soát được dòng tiền, minh bạch tài chính.
Thứ tư, đầu tư tín dụng hướng tới sản xuất chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, các dự án sản xuất, kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường.
Thứ năm, áp dụng thành tựu công nghệ 4.0 trong hoạt động cho vay, từng bước cải tiến, đơn giản hóa thủ tục vay vốn; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Thứ sáu, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các Bộ, ban, ngành trong cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai.
Với mong muốn chuyển tải nguồn vốn thiết thực đến với người dân khắp mọi miền Tổ quốc, bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế, Agribank còn tích cực triển khai hiệu quả nhiều chương trình tín dụng chính sách, không ngừng cung ứng vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích phục vụ nhu cầu nâng cao đời sống và đem lại lợi ích tối đa cho các đối tượng được thụ hưởng.
Ngay từ đầu năm 2024, Agribank đã dành hơn 100 nghìn tỷ để tiếp tục triển khai các chương trình ưu đãi lãi suất hỗ trợ khách hàng là người dân và doanh nghiệp với mức lãi suất thấp (trung bình từ 5% - 7%, mức lãi suất thấp nhất 3%). Ngoài ra, các khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng các tiêu chí đánh giá về tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh sẽ được áp dụng mức lãi suất ưu đãi ngắn hạn là 4% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thông qua giảm lãi suất, Agribank đã tích cực chia sẻ, hỗ trợ khách hàng bằng chính nguồn lực của mình (thu nhập 2 tháng đầu năm 2024 của Agribank giảm gần 1.200 tỷ đồng so cùng kỳ 2023). Bên cạnh việc giảm lãi suất cho vay, Agribank đã chủ động giảm tối đa đến 50% một số các loại phí phát sinh.
Một số các Chương trình tín dụng ưu đãi Agribank đang triển khai để hỗ trợ khách hàng: Chương trình cho vay ưu đãi khách hàng xuất nhập khẩu quy mô 25.000 tỷ đồng, lãi suất giảm tối đa 1% so với sàn lãi suất cho vay thông thường; Chương trình cho vay ưu đãi khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô 10.000 tỷ đồng, lãi suất giảm tối đa 0,7% so với sàn lãi suất cho vay thông thường; Chương trình ưu đãi lãi suất đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tài trợ vốn ngắn hạn với quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay tối thiểu 3%; Chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng pháp nhân của Tập đoàn/Tổng Công ty thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước, quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất giảm tối đa 2,5% so với sàn lãi suất cho vay thông thường; Chương trình cho vay ưu đãi tài trợ Dự án đầu tư dành cho KHDN năm 2024, quy mô 15.000 tỷ đồng, lãi suất giảm tối thiểu là 6% cố định trong năm đầu...
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.
(CLO) Mạng xã hội đang tạo ra một 'thế giới song song' đầy cám dỗ, nơi giới trẻ đang phải đối mặt với một nghịch lý: 'bắt kịp' những xu hướng phù phiếm trên mạng xã hội, nhưng lại 'bỏ lỡ' những giá trị đích thực của cuộc sống.
(CLO) Việc Nga đình chỉ hai bến xuất khẩu trên Biển Đen khiến Kazakhstan mất 700.000 thùng dầu/ngày, làm dấy lên lo ngại về an ninh năng lượng khu vực.
Toàn bộ gói cước mới của Viettel có tốc độ từ 300Mbps trở lên và được trang bị miễn phí modem WiFi6 sẽ đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao tại Việt Nam.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Chủ động thực thi chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường khả năng tiếp cận nhà ở cho người trẻ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tiên phong triển khai gói tín dụng đặc biệt với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng. Đây không chỉ là minh chứng rõ nét cho sự vào cuộc khẩn trương, nghiêm túc của Agribank trong việc cụ thể hóa chủ trương lớn của Chính phủ mà còn là hành động thiết thực góp phần hiện thực hóa giấc mơ an cư cho hàng nghìn lao động trẻ trên khắp cả nước.
Đại hội Đảng bộ Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn, lần thứ IV (nhiệm kỳ 2025-2030) diễn ra vào ngày 1/4/2025 tại Hà Nội, với 36 đảng viên được triệu tập. Về tham dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Trần Phú Thái - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch - Hội đồng quản trị Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2).
Kết thúc quý 1 năm 2025, các chỉ số kinh doanh của Nam A Bank (HOSE: NAB) tiếp tục ghi nhận nhiều chỉ tiêu tăng trưởng ổn định, thanh khoản dồi dào, danh mục tài sản tiếp tục được cơ cấu theo hướng bền vững và hiệu quả nhất. Đồng thời, Ngân hàng cũng đang triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm chung tay cùng Chính phủ thúc đẩy kinh tế vĩ mô.
Bước vào năm 2025, Techcombank khởi động chiến lược nâng cấp toàn diện hệ thống chi nhánh, đánh dấu một chương mới trong hành trình chuyển đổi ngành tài chính tại Việt Nam. Với mô hình giao dịch không quầy, tích hợp công nghệ số hóa, thiết kế linh hoạt và trải nghiệm cá nhân hóa, ngân hàng đang tái định hình hình ảnh chi nhánh – không chỉ là nơi thực hiện giao dịch, mà trở thành “điểm chạm chiến lược” đồng hành cùng khách hàng kiến tạo giá trị sống bền vững.