(NB&CL) Với truyền thống của một “Ngân hàng vì cộng đồng”, Agribank đã luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ cùng khách hàng và cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid-19...
Trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 ngày càng gia tăng, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng Agribank đã và đang quyết liệt cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm vừa đảm bảo chống dịch, vừa phát triển kinh tế, góp phần đưa sản xuất, kinh doanh hồi phục nhanh sau dịch bệnh. Đặc biệt với truyền thống của một “Ngân hàng vì cộng đồng”, Agribank đã luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ cùng khách hàng và cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid-19...
Hàng chục nghìn khách hàng bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 được thụ hưởng từ các giải pháp hỗ trợ của Agribank
Thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về tiền tệ, ngân hàng, nhất là chính sách tín dụng; ngay từ thời điểm đầu năm 2020 khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát trong nước, thực hiện tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Agribank đã nhanh chóng vào cuộc thực hiện hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bao gồm cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, cho vay mới... theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Tính đến tháng 7/2021, dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Agribank khoảng 170.000 tỷ đồng. Đến nay, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 9.288 khách hàng với dư nợ (gốc và lãi) là 26.997 tỷ đồng, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 1.465 khách hàng với dư nợ miễn, giảm lãi 3.653 tỷ đồng; cho vay mới đạt trên 250.000 tỷ đồng với khoảng 50.000 khách hàng.
Chỉ tính riêng trong năm 2020, Agribank đã tiên phong 7 lần giảm lãi suất cho vay trong đó có 4 lần giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên; 9 lần giảm phí dịch vụ; đồng thời triển khai các chương trình tín dụng với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5% - 2,5% so với trước khi có dịch bệnh Covid-19 để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng.
Tính cả năm 2020 và nửa đầu năm 2021, Agribank đồng loạt triển khai nhiều chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi, đến nay, việc thực hiện giải ngân các chương trình này đang phát huy hiệu quả. Hàng chục nghìn khách hàng trong cả nước đã được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kịp thời và thiết thực đến với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là chương trình tín dụng ưu đãi dành riêng cho đối tượng khách hàng này được triển khai từ đầu năm 2020 với quy mô 100.000 tỷ đồng (năm 2021 nâng lên 200 ngàn tỷ đồng), lãi suất cho vay ngắn hạn dưới 7%/năm, trung, dài hạn từ 6,5%, giảm đến 2,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường, cùng đối tượng; doanh số giải ngân đến 31/7/2021 đạt trên 102 nghìn tỷ đồng với khoảng 9.000 khách hàng.
Tiếp theo đó, ngày 14/7/2021 vừa qua, Agribank tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị ảnh hưởng dịch Covid-19, trong đó giảm đến 10% lãi suất đối với các khách hàng còn dư nợ tại thời điểm 15/7/2021 và các khách hàng phát sinh dư nợ sau ngày 15/7/2021 đến 31/12/2021. Số lãi giảm đối với dư nợ tại ngày 15/7/2021 là: 4.500 tỷ đồng; Số lãi dự kiến tiếp tục giảm sau 15/7/2021 là khoảng 1.000 tỷ đồng.
Agribank cũng đồng thời triển khai một loạt chương trình ưu đãi cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp bao gồm: Chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng FDI với quy mô 5.000 tỷ đồng và 150 triệu USD được triển khai từ tháng 07/2020 lãi suất cho vay dưới 4,8%, sau một năm triển khai, doanh số giải ngân đến 31/7/2021 đạt 1.272 tỷ đồng và 74 triệu USD. Chương trình tín dụng ưu đãi khách hàng lớn với quy mô 35.000 tỷ đồng được triển khai từ tháng 10/2020, tính đến 31/7/2021, doanh số giải ngân đạt 12.136 tỷ đồng. Với đối tượng khách hàng xuất nhập khẩu, Agribank triển khai chương trình ưu đãi với quy mô 15.000 tỷ đồng và 30 triệu USD, mức cho vay thấp nhất đối với VNĐ là 3,5%/năm, đối với USD là 1,7%/năm vừa được triển khai trong tháng 06/2021, doanh số giải ngân đến 31/7/2021 đạt 685 tỷ đồng và 48 triệu USD. Cũng trong tháng 06/2021, Agribank triển khai chương trình cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô 30.000 tỷ đồng, lãi suất ngắn hạn dưới 6,5%, lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 6,5%, giảm 2%/năm so với lãi suất thông thường, cùng đối tượng; tính đến 31/7/2021, doanh số giải ngân đạt 166 tỷ đồng với 30 khách hàng.
Bên cạnh đó, từ cuối tháng 06/2021, Agribank cũng triển khai chương trình cho vay tiêu dùng lãi suất ưu đãi đối với khách hàng cá nhân khu vực đô thị với quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất cho vay từ 6,5%/năm - 7%/năm; đến 31/7/2021, sau hơn 1 tháng triển khai, doanh số giải ngân đạt 417 tỷ đồng với 465 khách hàng.
Đồng thời, nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và hỗ trợ khách hàng, Agribank đã miễn phí chuyển tiền trong và ngoài hệ thống áp dụng đối với khách hàng cá nhân và tổ chức có tài khoản thanh toán tại Agribank, giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử (Agribank E-Mobile Banking, Agribank Internet Banking, ATM/CDM) và tại quầy giao dịch của Agribank. Mới đây, ngày 29/7/2021, Agribank tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn các chi nhánh trong toàn hệ thống khuyến khích khách hàng dùng các phương thức thanh toán điện tử thực hiện các giao dịch trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, Agribank giảm 5% phí rút tiền tại ATM của ngân hàng khác từ ngày 5/8/2021 đến hết ngày 31/12/2021 đối với chủ thẻ nội địa của Agribank với mong muốn tiếp sức cho khách hàng vượt qua khó khăn trong mùa dịch.
Chủ động cắt giảm tối đa chi phí, tập trung nguồn lực tài chính chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân, khách hàng
Trước ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 ngày càng gia tăng, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng Agribank đã và đang quyết liệt cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm vừa đảm bảo chống dịch, vừa phát triển kinh tế, góp phần đưa sản xuất, kinh doanh hồi phục nhanh sau dịch bệnh. Năm 2020, Agribank đã cắt giảm tối đa các loại chi phí, giảm tiền lương và giảm lợi nhuận 3 - 4 nghìn tỷ đồng để tập trung nguồn lực tài chính chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân, khách hàng hộ sản xuất và doanh nghiệp.
Năm 2021, với các biện pháp hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay; miễn và giảm phí thanh toán, phí rút tiền, Agribank dự kiến sẽ giảm khoảng hơn 7.000 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng và nền kinh tế chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Agribank đã luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ cùng khách hàng và cộng đồng trong cuộc chiến đẩy lùi đại dịch Covid-19...
Là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, Agribank cũng đồng thời thể hiện trách nhiệm tiên phong trong các hoạt động an sinh xã hội, sẵn sàng chung tay vượt khó cùng cộng đồng. Cùng với các biện pháp kinh tế tháo gỡ khó khăn cho khách hàng do tác động của dịch Covid-19, đến nay hệ thống Agribank đã ủng hộ trên 300 tỷ đồng bao gồm cả tiền và hiện vật cho công tác phòng chống dịch Covid-19 trong cả nước. Trong đó, đóng góp gần 90 tỷ đồng vào Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19; Ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch số tiền trên 83 tỷ đồng; Tài trợ cho lĩnh vực y tế, bệnh viện số tiền trên 33 tỷ đồng; Cán bộ các chi nhánh ủng hộ tại địa phương gần 28 tỷ đồng và 53,3 tỷ đồng thu được qua 2 đợt vận động toàn thể cán bộ Agribank tham gia ủng hộ một ngày lương và dùng nguồn thu nhập của cá nhân để ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 do Công đoàn Agribank phát động đã được sử dụng để ủng hộ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương trên toàn quốc. Hiện nay, công tác quyên góp ủng hộ, hỗ trợ công tác phòng chống dịch Covid-19 vẫn đang được các đơn vị trong toàn hệ thống tích cực triển khai thực hiện nhằm góp phần tăng thêm nguồn lực cho Chính phủ và các địa phương trong cuộc chiến chống Covid-19.
Thông qua hàng loạt các biện pháp kinh tế và hoạt động an sinh xã hội, cũng như chủ động cắt giảm chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận để hỗ trợ cho khách hàng và cộng đồng, cho thấy nỗ lực và quyết tâm rất lớn của Agribank trong việc thực thi và phát huy hiệu quả những chính sách hỗ trợ từ phía ngành ngân hàng; đồng thời thể hiện trách nhiệm tiên phong của một doanh nghiệp, luôn sẵn sàng chia sẻ, đồng hành, tiếp sức cho người dân, khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch bệnh Covid-19.
(CLO) Về xử lý các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu lựa chọn phương án xử lý tối ưu trên cơ sở thỏa thuận, phân tích, đánh giá đảm bảo lợi ích các bên liên quan, hạn chế tối đa tranh chấp, khiếu kiện, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, trật tự xã hội. Ưu tiên áp dụng các biện pháp về kinh tế, dân sự, hành chính trước, xử lý hình sự là biện pháp cuối cùng.
(CLO) Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 11 đến 22/4 trên sân vận động quận Hoàng Mai (Trung tâm Văn hóa Thể thao Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội).
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 9/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa đến Huế có mưa rào và dông vài nơi, trưa chiều trời nắng. Các khu vực khác trên cả nước chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ có nắng nóng.
(CLO) Chiều ngày 8/4, Hội đồng Chung khảo Giải Báo chí Phật giáo toàn quốc lần thứ nhất - năm 2024 đã tổ chức phiên họp tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, nhằm đánh giá, thảo luận và lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để tiến hành trao giải.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế khẩn trương đề xuất ban hành chính sách đặc thù đối với nhân viên y tế (trong đó có việc nâng mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với viên chức làm việc trong các cơ sở y tế công lập).
(CLO) Ngày 8/4, sự kiện khai mạc chương trình “Tăng trưởng doanh nghiệp sinh thái rừng – Forest Ecopreneur 2025” chính thức diễn ra tại Tòa nhà Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam. Đây là cột mốc quan trọng mở đầu cho hành trình nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh thái rừng và cải thiện sinh kế địa phương trong năm 2025.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc hôm 8/4 cho biết rằng họ đã bắn cảnh cáo vì cho rằng binh lính Triều Tiên vi phạm ranh giới phân định quân sự trước khi quay trở lại.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ Việt Nam sẵn sàng đối thoại, bàn bạc với UAE về những hợp tác chiến lược. Và cần cụ thể hoá hợp tác thành những dự án, nhất là các dự án liên quan đến khoa hoc công nghệ, đổi mới sáng tạo, xây dựng và vận hành trung tâm dữ liệu.
(CLO) Liên quan đến vụ 4 ô tô tông nhau trên đèo Bảo Lộc, bước đầu cơ quan chức năng xác định, tài xế lái xe bồn chở hóa chất không chú ý quan sát dẫn tới va chạm với các phương tiện lưu thông hướng ngược lại.
(CLO) Ngày 8/4, tại di tích Trung ương Cục miền Nam (thời kỳ 1961-1962, tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu), Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành đặt tượng cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan, sáng 8/4 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Uzbekistan.
(CLO) Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này đã chuyển hồ sơ, đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xử phạt Công ty cổ phần ASIA LIFE tổng số tiền hơn 224 triệu đồng với 4 hành vi vi phạm hành chính.
Sáng ngày 05/4/2025, tại thành phố Đà Nẵng, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance – mã CK: EVF) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó nổi bật là kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 960 tỷ đồng – tăng 36% so với thực hiện năm 2024.
(CLO) Phiên hôm nay (8/4), nhà đầu tư tháo chạy trong tâm lý hoảng loạn đã khiến hơn 500 mã cổ phiếu giảm giá; VN-Index mất gần 78 điểm, xuống sát mốc 1.130 điểm.
(CLO) CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) chưa hoàn thành chỉ tiêu doanh thu năm 2024 nhưng vẫn phải đứng ra bảo lãnh khoản vay quy mô lớn cho công ty con.
(CLO) Dù từng gây sốt đầu năm 2025 với đà tăng 144% trong chưa đầy 2 tháng, cổ phiếu TMT của CTCP Ô tô TMT (TMT Motors) đã lao dốc hơn 30% sau khi doanh nghiệp công bố khoản lỗ kỷ lục 325 tỷ đồng và gánh nặng nợ vay gấp 5,6 lần vốn chủ. Những con số đáng lo ngại khiến tương lai chiến lược chuyển đổi sang xe điện của TMT trở nên mờ mịt.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.