Ám ảnh giao thông Hà Nội những tháng cuối năm

Thứ năm, 17/11/2022 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp cuối năm là vỉa hè, mặt đường tại Hà Nội lại bị cày xới. Hệ quả là ngoài những lô cốt án ngữ dai dẳng từ các dự án chậm tiến độ nay thêm công trường mới mọc lên khiến ùn tắc giao thông càng thêm nghiêm trọng.

Lô cốt bủa vây, vỉa hè lòng đường bị cày xới

Khoảng một tuần qua, người tham gia giao thông trên đường Nguyễn Xiển (đoạn từ Linh Đàm đến Nguyễn Trãi) không khỏi bất ngờ cũng như bức xúc trước tình trạng tuyến đường đột ngột mọc lên nhiều điểm rào chắn, có vị trí chiếm hết 2/3 lòng đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng.

am anh giao thong ha noi nhung thang cuoi nam hinh 1

Đường Nguyễn Xiển ùn tắc nghiêm trọng do việc rào chắn, có vị trí chiếm hết 2/3 lòng đường phục vụ thi công dự án Nhà máy nước thải Yên Xá. Ảnh: TL

Chị Ngọc Lan (trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) thường xuyên di chuyển trên tuyến đường cho biết, giờ cao điểm buổi sáng và chiều lưu lượng giao thông qua đây rất lớn, chỉ hơn 1km rào chắn thi công nhưng có lúc chị phải mất tới nửa tiếng đồng hồ mới thoát ra được.

Việc đi lại gặp nhiều cản trở khiến mỗi ngày đi làm và về nhà như một cực hình. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cũng như tâm trạng vì nhiều hôm dù đã chủ động đi làm sớm nhưng vẫn bị chấm công muộn do tắc đường.

Cùng chung sự bức xúc với chị Lan, anh Tuấn - một lái xe taxi chia sẻ, kể cả ngày cuối tuần, đi vào giờ thấp điểm cũng ùn tắc, người dân di chuyển rất vất vả. Lượng phương tiện lớn nhưng diện tích mặt đường để di chuyển lại bị thu hẹp đi rất nhiều, đa phần xe máy qua được phải đi lên vỉa hè.

Các vị trí rào chắn trên đường Nguyễn Xiển là để phục vụ thi công một số hạng mục của dự án Nhà máy nước thải Yên Xá do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp làm chủ đầu tư.

Bên cạnh đó những ngày qua, hàng loạt tuyến đường, phố từ lớn đến nhỏ tại Hà Nội lại được đào bới, cải tạo mặt đường, lập lô cốt, lát đá vỉa hè,... Cùng với những lô cốt án ngữ dai dẳng từ các dự án chậm tiến độ như đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội nay thêm công trường mới mọc lên khiến ùn tắc giao thông càng nghiêm trọng.

Nơi thì thi công đào hè làm xong không khôi phục nguyên trạng, gây mất an toàn giao thông; nơi lại sẵn sàng bóc cả vỉa hè lên làm lại, nơi thì cào bóc một số vị trí để sửa lại khiến tuyến đường trông như một tấm áo vá.

Đáng chú ý, đã có nhiều ý kiến băn khoăn về vật liệu được sử dụng để thay thế các vật liệu lát vỉa hè đang sẵn có, là những loại có độ bền tới 50 - 70 năm nhưng sau một thời gian đưa vào sử dụng đã hư hỏng, nứt vỡ.

Nhiều người cho rằng Hà Nội cần chặt chẽ hơn trong quá trình cấp phép thi công để nhà thầu không thể “đủng đỉnh” được, nhất là gần dịp Tết lượng người đổ về Hà Nội ngày càng đông.

Tiêu cho hết vốn, hết kế hoạch?

Trao đổi với PV Báo Nhà báo & Công luận xoay quanh vấn đề này, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên (Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội) khẳng định, việc cải tạo, sửa chữa các công trình hạ tầng giao thông đô thị cần có kế hoạch chi tiết, bài bản và rất hoàn chỉnh chứ không phải như người bán rau ngoài chợ thích thì ra bán.

am anh giao thong ha noi nhung thang cuoi nam hinh 2

Đến hẹn lại lên nhiều tuyến đường phố tại Hà Nội dịp cuối năm lại bị cày xới.Ảnh.Ngọc Hải.

Nhưng điểm lạ ở đây là đến cuối năm hàng loạt các đơn vị mới tiến hành cải tạo sửa chữa hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị là điều mà người dân thấy hết sức bất cập. Bất cập này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, phải làm gấp thì chất lượng không đảm bảo do sự vội vàng trong quá trình thi công.

Nhất là vấn đề giá thành, khi làm gấp rồi thì giá nào cũng phải làm. Điều này khiến giá thành lao động, giá vật tư tăng cao hơn so với bình thường. Vật tư yêu cầu phải đảm bảo chất lượng, phù hợp với công trình nếu cuối năm mới làm thì lấy tiền đâu để chuẩn bị, mua vật tư.

Đặc biệt việc thi công, cải tạo ồ ạt các dự án, công trình hạ tầng giao thông, đô thị cuối năm khiến dư luận không khỏi đặt ra câu hỏi liệu có phát sinh tiêu cực trong việc chạy vốn, tiêu cho hết vốn; tiêu cho hết tiền, tiêu cho hết kế hoạch. Khi tiêu cho hết tiền thì tiêu bất cứ giá nào, bất cứ kiểu nào...?”, chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên cho biết thêm.

Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, về điều kiện giao thông, cuối năm tuyệt đối không phải là thời điểm phù hợp để đào bới. Vì những tháng cuối năm mật độ giao thông lớn, yêu cầu luân chuyển hành khách, hàng hoá tăng lên. Nếu mọc thêm các lô cốt, các điểm sửa chữa này kia thì ùn tắc lại thêm ùn tắc.

Ngoài ra việc thi công hàng loạt, rầm rộ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng không khí, môi trường. Đây là giai đoạn thời tiết hanh khô, ô nhiễm không khí liên tục được cảnh báo. Việc đồng loạt cải tạo sửa chữa các tuyến đường sẽ kéo theo một lượng bụi lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.

Việc dồn dập thi công các công trình dịp cuối năm khiến người dân không khỏi lo lắng trước nguy cơ tạo ra các công trình kém chất lượng. Bởi lẽ một số đơn vị thi công ngày lễ, Tết có tâm lý lợi dụng tình hình gấp gáp; đơn vị quản lý dễ bỏ qua sai sót nhỏ, dễ nghiệm thu... để luồn lách, thi công không đảm bảo chất lượng.

am anh giao thong ha noi nhung thang cuoi nam hinh 3

Nhiều dấu hỏi về chất lượng cũng như việc thi công các dự án lát đá vỉa hè tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Hải.

Thi công ở những đô thị, đặc biệt là đô thị trọng điểm như Hà Nội với mật độ phương tiện đông đúc nên hạn chế làm vào ban ngày, tập trung vào ban đêm. Phải làm rất khẩn trương, huy động máy móc hiện đại, nhân lực lớn để rút ngắn thời gian.

Chính quyền Thủ đô cũng cần yêu cầu các đơn vị thi công xây dựng đúng tiến độ, nếu chậm trễ phải xử lý quyết liệt. Các dự án đường sắt trên cao là bài học lớn dành cho Hà Nội, không thể cứ mãi chậm, đội vốn, hao hụt ngân sách Nhà nước, còn người dân thì chịu cảnh “bò” ra đường.

Bảo Ngọc

Bình Luận

Tin khác

Quảng Bình: Nhiều tuyến đường bị chia cắt cục bộ do ảnh hưởng của bão số 4

Quảng Bình: Nhiều tuyến đường bị chia cắt cục bộ do ảnh hưởng của bão số 4

(CLO) Chiều 19/9, Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN kiêm BCH PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 4, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, gây ngập lụt, chia cắt cục bộ ở một số địa phương.

Giao thông
Quảng Ninh: Xe đầu kéo cháy dữ dội sau tai nạn

Quảng Ninh: Xe đầu kéo cháy dữ dội sau tai nạn

(CLO) Sau cú va chạm mạnh, xe đầu kéo bốc cháy dữ dội khiến cả xe bị biến dạng hoàn toàn, xe còn lại bị hư hỏng nặng. Rất may, không có thiệt hại về người.

Giao thông
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: 2 người chết, 4 người bị thương

Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết: 2 người chết, 4 người bị thương

(CLO) Cú va chạm mạnh giữa 2 xe khách đi cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (đoạn qua Bình Thuận) khiến 2 người tử vong tại chỗ, nhiều người bị thương, giao thông qua khu vực ùn tắc kéo dài.

Giao thông
Nam Định: Dự kiến cần khoảng 4 tỷ đồng để khắc phục sự cố đứt cầu phao Ninh Cường

Nam Định: Dự kiến cần khoảng 4 tỷ đồng để khắc phục sự cố đứt cầu phao Ninh Cường

(CLO) Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Nam Định, để khắc phục sự cố đứt nhịp cầu phao Ninh Cường cần khoảng 4 tỷ đồng.

Giao thông
Xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà

Xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản số 9980/BGTVT-CDCTVN trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Hà Nam về đề nghị xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến dự án BOT cầu Thái Hà.

Giao thông