Ấm áp “Nhịp đập yêu thương” ngày Người khuyết tật Việt Nam

Thứ hai, 18/04/2022 19:17 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân kỷ niệm 24 năm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4), chương trình “Nhịp đập yêu thương” đã được tổ chức nhằm tri ân những đóng góp của người khuyết tật đối với xã hội. Hoạt động này thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” và khuyến khích cộng đồng người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống.

Mới đây, chương trình thiện nguyện “Nhịp đập yêu thương” đã diễn ra tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, với nhiều hoạt động ý nghĩa thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” và khuyến khích cộng đồng người khuyết tật vươn lên trong cuộc sống.

am ap nhip dap yeu thuong ngay nguoi khuyet tat viet nam hinh 1

Một trong những gian hàng bày bán của người khuyết tật tại Bảo tàng

Nhiều hoạt động ý nghĩa 

Chị Nguyễn Thị Thu Thương là một người khuyết tật bẩm sinh nên rất thấu cảm với những khó khăn của nhiều người khuyết tật trong cộng đồng. Từ tháng 3/2022, chị đã quyết định hợp tác cùng Enactus FTU Hanoi (CLB sinh viên tình nguyện Trường đại học Ngoại thương) để lên kế hoạch tổ chức chương trình “Nhịp đập yêu thương” với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Theo Quan Trần Lan Ngọc – người phụ trách dự án “Nhịp đập yêu thương” của CLB Enactus FTU Hanoi, giai đoạn lên kế hoạch và thực hiện chương trình gặp khá nhiều khó khăn.

“Dự án này khá là bất ngờ đối với bọn mình. Quãng thời gian từ lúc lên ý tưởng đến lúc tìm nhân sự để chuẩn bị chỉ diễn ra trong vòng 5 tuần. Lúc đầu, phía mình gặp khá nhiều khó khăn, vì đều là sinh viên đại học, kinh nghiệm xin tài trợ còn ít. Dần dần bọn mình chuyển hướng và nhận được một vài sự giúp đỡ”, Lan Ngọc chia sẻ.

Nhấn mạnh về ý nghĩa mà các bạn sinh viên tình nguyện muốn lan tỏa, Lan Ngọc cũng đặc biệt tâm sự: “Ngoài tri ân kỉ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam, bọn mình muốn cho mọi người biết những đóng góp của người khuyết tật cho xã hội như thế nào. Qua đây, muốn tạo cơ hội để họ được giao lưu và góp phần cải thiện những định kiến của xã hội dành cho người khuyết tật”.

Được biết, ngoài tạo không gian bán hàng, phần lớn tiền hỗ trợ được dùng để tri ân cộng đồng người khuyết tật. Cũng tại chương trình, buổi tặng quà tri ân dành cho 15 gian hàng đã diễn ra. Hiểu được những khó khăn về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của họ, tại đây, chị Nguyễn Thị Thu Thương kết hợp cùng anh Nguyễn Anh Dũng (Hiệp hội Internet Việt Nam) đã tổ chức chương trình hướng nghiệp dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật.

Những tấm gương nghị lực 

Đặt chân tới một gian hàng nhỏ tại bảo tàng, khách tham quan có thể ngắm những tác phẩm túi xách vô cùng tinh xảo của chị Vũ Thị Nga (Hải Dương). Đằng sau vóc dáng nhỏ bé, vẹo xương sống bẩm sinh do ảnh hưởng của chất độc da cam, là những tác phẩm với thiết kế nổi bật, màu sắc bắt mắt được thực hiện dưới bàn tay nhỏ bé của chị.

Để kịp đến chương trình, chị đã phải đi từ tỉnh Hải Dương lúc 5h sáng, chị Nga nói: “Tất cả sản phẩm đều do tôi thiết kế và sản xuất. Sản phẩm cao cấp làm gần một tháng, cái nhỏ thì làm tầm vài ba ngày. Tôi làm vì sở thích và đam mê thôi, chứ bán ra chẳng được là bao”.

Tham gia chương trình trên, sau khi được học một khóa dạy nghề miễn phí, chị Đặng Phương Thúy đang nỗ lực bước đầu kinh doanh sản phẩm quần áo để làm chủ tài chính.

Chị cũng nhắn nhủ tới cộng đồng người khuyết tật: “Không nên tự ti về bản thân mình. Chúng ta có thể làm tất cả những gì mà người bình thường có thể làm nếu quyết tâm. Có thể người bình thường cố gắng một, thì chúng ta cố gắng gấp đôi. Nhưng chắc chắn rằng chúng ta có thể làm được”.

Rất nhiều gian hàng của người khuyết tật được trưng bày tại chương trình, như gian hàng quần áo của chị Đặng Phương Thúy (1985) bị bệnh xương thủy tinh với số lần bị gãy xương trong đời phải gấp 3 lần số tuổi của chị. Là mẹ đơn thân bị khuyết tật có 1 người con trai đang học tiểu học, chị Thúy không chỉ vượt lên chính mình mà còn làm tốt thiên chức của một người mẹ.

Khâm phục những người khuyết tật vươn lên chính mình tại bảo tàng, chị Trần Thủy Tiên - một người dân đến tham quan các gian hàng của họ cho biết: “Sau khi mua xong một vài món hàng từ các anh chị, mình cảm thấy vui vì có thể đóng góp một phần nào đó cho hội những người khuyết tật. Mình khâm phục vì các anh chị đã luôn cố gắng để vươn lên trong cuộc sống. Điều này cũng rất truyền cảm hứng sống và lan tỏa tinh thần tích cực cho những người bình thường như chúng ta”.

Dưới đây là một số hình ảnh tại chương trình “Nhịp đập yêu thương”.

am ap nhip dap yeu thuong ngay nguoi khuyet tat viet nam hinh 2

Bảo tàng nhộn nhịp du khách.

am ap nhip dap yeu thuong ngay nguoi khuyet tat viet nam hinh 3

Chị Trần Thị Thuần (bị khuyết tật đôi chân) chia sẻ về những câu chuyện vượt qua hoàn cảnh, xây dựng thương hiệu chè uy tín tại buổi TALK SHOW “Nhịp đập yêu thương”.

am ap nhip dap yeu thuong ngay nguoi khuyet tat viet nam hinh 4

Những mặt hàng thủ công khéo léo, bắt mắt đến từ gian hàng “Thu Nga handmade”

am ap nhip dap yeu thuong ngay nguoi khuyet tat viet nam hinh 5

Khách đến tham quan các mặt hàng thủ công có thể nghe tiếng sáo trúc đến từ gian hàng của anh Nguyễn Văn Linh (Thanh Hóa) - một người khiếm thị bẩm sinh, biểu diễn âm nhạc để góp phần gây quỹ từ thiện của hội bác sỹ tình nguyện mà anh tham gia.

am ap nhip dap yeu thuong ngay nguoi khuyet tat viet nam hinh 6

Chị Đặng Phương Thúy và con trai tham gia chương trình.

am ap nhip dap yeu thuong ngay nguoi khuyet tat viet nam hinh 7

Một người dân tham quan tại chương trình bày tỏ sự cảm phục với những nỗ lực vươn lên của những người khuyết tật.

Được biết, cả nước hiện nay có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó có gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Trong đó, có gần 700.000 trẻ em khuyết tật. Nhóm đối tượng này luôn nhận được sự quan tâm, chăm lo của Đảng và Nhà nước với nhiều chính sách, chương trình và các cam kết quốc tế.

Trang Trần – Đặng Long

Bình Luận

Tin khác

Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

Chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, 3 thuyền viên tử vong

(CLO) Sà lan chở đá từ cảng Kỳ Hà đi đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bất ngờ bị chìm trên biển khiến 3 thuyền viên tử vong, 2 người mất tích.

Đời sống
TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

TP HCM đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh

(CLO) UBND TP HCM vừa đưa ra chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 thành phố phải phát triển tối thiểu 68 ha công viên công cộng, phát triển tối thiểu 4 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.

Đời sống
Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An: Gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, TNXP, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 24/4, tại TP Vinh, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Nghệ An tổ chức Chương trình gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).

Đời sống
Thanh Hoá: Cùng bạn tắm sông, nam sinh lớp 8 tử vong thương tâm

Thanh Hoá: Cùng bạn tắm sông, nam sinh lớp 8 tử vong thương tâm

(CLO) Cùng nhóm bạn ra sông Nông Giang (Thanh Hoá) tắm mát, không may một nam sinh lớp 8 đuối nước tử vong.

Đời sống
TP Nha Trang (Nha Trang): Không có việc băng nhóm hoạt động trộm, cướp tại chợ Đầm

TP Nha Trang (Nha Trang): Không có việc băng nhóm hoạt động trộm, cướp tại chợ Đầm

Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an TP. Nha Trang phối hợp với Công an phường Vạn Thạnh làm việc với một số tiểu thương ở chợ Đầm, đồng thời đưa đối tượng Phan Trọng Nghĩa (sinh năm 1981, đối tượng sống lang thang ở Nha Trang), có hành vi trộm cắp tài sản về cơ quan công an để lấy lời khai, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đời sống