Chuyên đề “Tiếng nói nữ giới trong báo chí” là một phần trong nghiên cứu xu hướng mới nhất trong các phòng tin, trong đó làm rõ sự cân bằng giới tính ở nội dung báo chí có ảnh hưởng hay tác động thế nào đến sự quan tâm của độc giả. Rất nhiều điều thú vị đã được phát hiện ở chuyên đề này.
Cân bằng giới tính trong kinh doanh báo chí
Sau khi phân tích các câu chuyện từ 19 tờ báo được xuất bản trong khoảng thời gian 21 tháng tại Na Uy, Amedia thấy rằng, các ấn phẩm có nhiều câu chuyện chứa “yếu tố phụ nữ” có lượng độc giả cao hơn ở độc giả phụ nữ.
Mối tương quan thú vị này được xác định là một phần của cuộc điều tra có phạm vi rộng về cân bằng giới trên 660.000 câu chuyện, từ 64 tờ báo được xuất bản trong cùng thời gian 21 tháng - một nỗ lực lớn, được thực hiện thông qua khoa học dữ liệu và phân loại tự động.
Sử dụng các kỹ thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên, Amedia có thể tự động hóa quá trình xác định và đếm số lượng phụ nữ và nam giới được đề cập trong nội dung của mỗi tờ báo.
Trước tiên, họ xác định cái gọi là các thực thể được tham chiếu trong các câu chuyện, chẳng hạn như con người, doanh nghiệp hoặc tổ chức, để có thể phân biệt giữa, giả sử, một doanh nghiệp có tên là Nina với một người thực tế tên là Nina.
Bước thứ hai liên quan đến việc khớp các tên được công nhận với cơ sở dữ liệu công khai của Tổng cục thống kê Na Uy về nam và nữ. Với dữ liệu này, được đặt trong kho lưu trữ dữ liệu tập trung của họ, họ có thể chạy các phân tích đối với tất cả các khía cạnh của dữ liệu.
Đề tài phụ nữ chiếm trung bình 34%
Họ phát hiện ra rằng, trong trung bình 660.000 câu chuyện, chỉ có 34% đề tài được đề cập về phụ nữ. Phân tích sâu hơn cũng cho thấy sự thay đổi đáng kể trên các tờ báo tên tuổi.
Với các tờ báo tư nhân, họ thấy rằng nội dung của các ấn phẩm có số lượng phát hành nhỏ có xu hướng cân bằng giới tính hơn so với các tờ báo lớn hơn trong khu vực. Ví dụ, những ấn phẩm hàng đầu có 42% đề tài về phụ nữ được nói đến.
Sự khác biệt về cân bằng giới tính càng trở nên rõ ràng hơn khi họ ánh xạ giới tính qua các chủ đề câu chuyện khác nhau. Trong mảng “Giáo dục”, bao gồm khoảng 30.000 câu chuyện, 47% tất cả các tên thuộc về phụ nữ, so với chỉ 21% cho 37.000 câu chuyện theo mảng “Thảm họa, tình huống khẩn cấp và tai nạn”.
Thể loại được đặt tên là “Xã hội”, bao gồm các chủ đề như cộng đồng, gia đình và phúc lợi, là mảng duy nhất trong đó tên của Phụ nữ chiếm đa số rõ ràng.
Những khác biệt về đại diện giới cũng có thể là kết quả của các nhân vật có thẩm quyền (vai trò xã hội) – xuất hiện trong các tờ báo, bài báo - nghiêng về phía phụ nữ hoặc nam giới trong các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, họ cũng có thể xuất phát từ các nhà báo, những người thiên vị về giới ảnh hưởng đến người mà họ chọn phỏng vấn.
Trong tương lai, Amedia có kế hoạch cung cấp cho các nhà báo, biên tập của mình của dữ liệu về mất cân bằng giới. Một nhóm biên tập đã sử dụng phầm mềm được phát triển đặc biệt, để thông báo cho họ về sự khoảng cách giới tính của các độc giả trong thời gian thực.
Phát hiện của Amedia có thể là một gợi ý tốt để các cơ quan báo chí tìm hiểu sâu hơn, thay đổi cách làm, để bắt “trúng” các đối tượng độc giả.
Kiều Anh