Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Ấn Độ, Trung Quốc cùng “cứu” Sri Lanka
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có mặt tại Sri Lanka trong tuần này để đề nghị giúp đỡ nền kinh tế Sri Lanka đang gặp khó khăn trong một nỗ lực nhằm thoát khỏi “vòng tay” của Trung Quốc kéo dài hàng thập kỷ.
Theo CNBC, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài 2 năm của Sri Lanka xảy ra sau hai thập kỷ đầu tư nặng nề của Trung Quốc, theo cái mà một chuyên gia địa chính trị gọi là “ngoại giao bẫy chiến lược″.
Chuyến thăm thủ đô Colombo của Bộ trưởng Jaishankar diễn ra trong bối cảnh Sri Lanka đang trong cơn khủng hoảng kinh tế. (Nguồn: Sven Hoppe/ Getty Images).
Việc có một nước láng giềng khổng lồ, ngày càng quyết đoán gắn bó mật thiết với Sri Lanka đã khiến Ấn Độ bất an, trong khi đã vốn bế tắc với Trung Quốc tại biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya của họ. Cuộc khủng hoảng kinh tế Sri Lanka tạo cơ hội cho Ấn Độ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Nằm ngay gần các tuyến vận tải Đông-Tây bận rộn, Sri Lanka đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư theo Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Chương trình được khởi động vào năm 2013 nhằm xây dựng cảng, đường bộ, đường sắt, đường ống và các cơ sở hạ tầng khác trên khắp châu Á.
Nhưng Trung Quốc đã tiếp quản ít nhất một cảng chiến lược khi Sri Lanka không trả được nợ. Không thua kém, Ấn Độ cũng đã giành được một chiến thắng nhỏ nhưng đáng kể vào đầu tuần này khi giành được một dự án điện được cấp cho Trung Quốc trước đó.
Ấn Độ cũng đang cố gắng vượt qua Trung Quốc về khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính cho Sri Lanka, quốc gia đang có nguồn dự trữ ngoại hối ở mức thấp một cách nguy hiểm để trả nợ. Theo dữ liệu của ngân hàng trung ương mà Reuters có được, Sri Lanka hiện có khoảng 2 tỷ USD dự trữ ngoại hối so với tổng số nợ 7 tỷ USD đến hạn trả trong năm nay, bao gồm 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào tháng 7 sắp tới.
Trong chuyến đi của Bộ trưởng Jaishankar, Sri Lanka đã tìm kiếm một hạn mức tín dụng 1,5 tỷ USD để mua các mặt hàng thiết yếu. Đó là con số trên 2,4 tỷ USD mà Ấn Độ đã chuyển kể từ tháng 1 bằng cách hoán đổi tiền tệ, hoãn khoản vay và hạn mức tín dụng.
Trung Quốc, nước có túi tiền lớn hơn, vẫn chưa tham gia yêu cầu của Sri Lanka về hạn mức tín dụng 2,5 tỷ USD hoặc cơ cấu lại khoản nợ tổng thể của nước này. Khoảng 22% nợ của Sri Lanka là do các chủ nợ song phương - Trung Quốc và Nhật Bản (10% mỗi nước) cũng như Ấn Độ (2%).
Sữa, thuốc men, xăng dầu cạn kiệt
Tại Sri Lanka, thực phẩm, sữa, thuốc men và các mặt hàng thiết yếu khác đang thiếu hụt do tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn 17%. Tình trạng cắt điện diễn ra phổ biến và một số người đã chết vì say nắng khi xếp hàng dài chờ mua nhiên liệu.
Bà Gulbin Sultana, cộng sự tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar ở New Delhi, cho biết Ấn Độ đang cố gắng ổn định khu vực.
“Sự hiện diện của Trung Quốc khiến Ấn Độ lo ngại. Nhưng Ấn Độ và Sri Lanka cũng là những nước láng giềng hàng hải. Bất kỳ sự bất ổn nào ở Sri Lanka sẽ có tác động lan tỏa tới Ấn Độ”, bà nói với CNBC.
Hơn một chục người tị nạn Sri Lanka đã đến Ấn Độ bằng thuyền và truyền thông Ấn Độ đưa tin, trích dẫn các nguồn tin tình báo, ước tính sẽ có thêm 2.000 người nữa sẽ theo sau trong những ngày tới.
Chính phủ Thủ tướng Rajapaksa theo chủ nghĩa dân tộc của Sri Lanka, vốn đã hy vọng có thể vượt qua cuộc khủng hoảng mà không cần sự trợ giúp của IMF, đã đảo ngược hướng đi trong tháng này. Bộ trưởng Tài chính Basil Rajapaksa, cũng là anh trai của Tổng thống, sẽ sớm tới Washington để trình bày các đề xuất chính sách với bên cho vay.
Sri Lanka đã tìm kiếm các gói cứu trợ của IMF 16 lần trong 56 năm qua, chỉ đứng sau Pakistan “chúa nợ”.
Cuộc khủng hoảng hiện tại được thúc đẩy bởi việc cắt giảm thuế làm ảnh hưởng đến doanh thu của Chính phủ vốn đang căng thẳng sau khi đại dịch Covid-19 làm giảm 5 tỷ USD nguồn thu của ngành du lịch.
Vào năm 2020, GDP thực tế giảm 3,6% và Sri Lanka mất quyền tiếp cận thị trường nợ quốc tế sau khi xếp hạng của nước này bị hạ cấp.
Mắc “bẫy chiến lược”
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đồng ý với yêu cầu tái cơ cấu nợ của Sri Lanka. Ganeshan Wignaraja, một nghiên cứu viên cao cấp không thường trú tại Viện Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng Trung Quốc chưa đồng ý bởi hai yếu tố.
Ông nói với CNBC từ Colombo rằng: “Thứ nhất, nó sẽ tạo tiền lệ xấu cho các quốc gia khác đã vay nợ từ Trung Quốc. Và thứ hai, nó sẽ liên kết Trung Quốc với sự thất bại vì mô hình kinh tế Sri Lanka dựa trên nền tảng của Trung Quốc”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc và Sri Lanka luôn ủng hộ lẫn nhau. Bắc Kinh đã hỗ trợ nền kinh tế Sri Lanka trong khả năng của mình và sẽ tiếp tục làm điều đó trong tương lai, tuyên bố cho biết.
Sri Lanka đã áp dụng mô hình tăng trưởng do cơ sở hạ tầng dẫn đầu của Trung Quốc vào đầu những năm 2000 với tiền đề rằng nó sẽ tạo ra việc làm và mở ra sự thịnh vượng. Không có số liệu đáng tin cậy, nhưng giá trị tích lũy của đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc vào Sri Lanka ước tính khoảng hơn 12 tỷ USD từ năm 2006 đến 2019.
Asanga Abeyagoonasekera, nhà phân tích địa chính trị Sri Lanka và là thành viên cấp cao của Dự án Thiên niên kỷ có trụ sở tại Washington, cho biết ngoài cuộc khủng hoảng tài chính, Sri Lanka cũng bị mắc vào một “cái bẫy chiến lược” .
Ông mô tả bẫy chiến lược là sự mở rộng của “bẫy nợ” với các khía cạnh nhân quyền, chính trị và an ninh. Trung Quốc bảo vệ Sri Lanka khỏi những lời chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của nước này tại Liên Hợp Quốc và ủng hộ một mô hình quản trị độc tài, quân sự hóa nhiều hơn dân chủ, ông nói thêm.
“Dự báo kinh tế định lượng về bẫy nợ không thể nắm bắt được chiều sâu chiến lược của các dự án Trung Quốc. Các dự án của Trung Quốc có thiết kế chiến lược dài hạn có thể thoải mái mang lại ‘mô hình lai tạp’ của hoạt động dân sự-quân sự, một nền an ninh quan ngại đối với Sri Lanka và toàn bộ khu vực”, Abeyagoonasekera nhận định.
“Các khoản cho vay cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc là một trong những mối quan tâm trực tiếp, không có khoản nào trong số đó có thể tạo ra doanh thu kỳ vọng để trả các khoản vay”, ông nói và gọi các khoản vay của Trung Quốc là “không thông minh″.
Cả hai chuyên gia đều tin rằng sự hỗ trợ của IMF sẽ là chìa khóa để giải quyết các vấn đề kinh tế của Sri Lanka.
Bà Wignaraja đề xuất, Sri Lanka sẽ được phục vụ tốt hơn nếu Ấn Độ thêm “tiếng nói mạnh mẽ” để nước này thực hiện một chương trình của IMF nhằm kêu gọi cải cách kinh tế sâu rộng.
Sơn Tùng (Theo CNBC)
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.
(CLO) Nga đề xuất bán khoáng sản đất hiếm cho Mỹ, mở ra hướng hợp tác mới dù căng thẳng, với đàm phán tiếp theo dự kiến vào tháng 4.
(CLO) Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu từ 26/3, mở rộng chính sách thuế cứng rắn nhằm cân bằng thương mại toàn cầu.
(CLO) New York tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm tài chính toàn cầu khi dẫn đầu thế giới với 110 tỷ phú, sở hữu tổng tài sản 539 tỷ bảng Anh.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Mỹ cảnh báo áp thuế 25-50% lên dầu Nga nếu Moskva không đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine một cách hòa bình.
(CLO) Trung Quốc siết chặt giám sát thương vụ BlackRock mua 43 cảng, trị giá 19 tỷ USD, làm dấy lên lo ngại về cuộc đua địa chính trị.
(CLO) IMF vừa phê duyệt khoản vay 400 triệu USD cho Ukraine, nâng tổng hỗ trợ lên 10,1 tỷ USD, trong bối cảnh kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm.