(CLO) Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đang phải đối mặt với môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn tại một trong những thị trường khổng lồ trong bối cảnh căng thẳng chính trị New Delhi - Bắc Kinh.
Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc ở Ấn Độ đang hoạt động trong một môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, khi bị bủa vây bởi những rắc rối pháp lý mà nhà lãnh đạo thị trường Xiaomi đã gặp phải dường như trong cả năm nay.
Vào tháng 4, Cục Thực thi - Cơ quan chống tội phạm kinh tế liên bang của Ấn Độ, đã thu giữ 676 triệu USD trong tài khoản ngân hàng của Xiaomi tại Ấn Độ, cho biết công ty đã thực hiện chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài "dưới hình thức thanh toán tiền bản quyền".
Đầu tháng này, một tòa án Ấn Độ đã từ chối dỡ bỏ lệnh đóng băng, ngay cả khi công ty Trung Quốc cho biết việc thu giữ tài sản đã "tạm ngừng" hoạt động của họ tại nước này.
Xiaomi đã phủ nhận mọi hành vi sai trái. Và hãng điện thoại thông minh này cũng không đơn độc phải đối mặt với sự giám sát của cơ quan quản lý Ấn Độ khi các hãng khác như Vivo, Oppo và Huawei cũng đang chịu áp lực tương tự.
Vào tháng 7, các nhà chức trách Ấn Độ cáo buộc Oppo trốn thuế hải quan trị giá 551 triệu USD, trong khi các nhà điều tra đột kích hàng chục văn phòng của Vivo vì nghi ngờ rửa tiền.
Ông Atul Pandey, Đối tác tại Khaitan & Co, một luật sư chuyên về đầu tư xuyên biên giới và các vấn đề về quy định cho biết: “Vụ việc của Xiaomi là một phần trong quá trình giám sát tổng thể của Chính phủ Ấn Độ”.
Cuộc đàn áp của Xiaomi vừa do căng thẳng chính trị gia tăng, vừa là chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở Ấn Độ. (Nguồn: DW)
Thị trường quan trọng của các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc
Sau sự kiện bế tắc ở biên giới Himalaya vào năm 2020, New Delhi viện dẫn những lo ngại về an ninh khi cấm hơn 300 ứng dụng của Trung Quốc, đồng thời thắt chặt các quy định đối với các công ty Trung Quốc đầu tư vào Ấn Độ.
Ông Pandey nói với hãng tin DW: “Chính phủ Ấn Độ đã cấm truy cập vào một số ứng dụng của Trung Quốc bao gồm WeChat và TikTok”.
“Sau đó, Chính phủ Ấn Độ đã xem xét kỹ lưỡng các khoản thanh toán tiền bản quyền và giấy phép cho các cổ đông ở nước ngoài”, ông nói thêm.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục thống trị thị trường điện thoại thông minh Ấn Độ, thị trường lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc.
Theo công ty nghiên cứu công nghệ Counterpoint, thị trường điện thoại thông minh của quốc gia Nam Á này đã tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái, với doanh số hàng năm vượt 169 triệu chiếc.
Nhờ đó, doanh thu tăng 27% lên 38 tỷ USD. Khoảng 17% các lô hàng điện thoại thông minh Trung Quốc toàn cầu được đưa đến Ấn Độ vào năm 2021.
Các thương hiệu đến từ Trung Quốc chiếm 4 trong 5 thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu, chiếm lĩnh tới 76% thị phần, dẫn đầu là Xiaomi với 24%, tiếp theo là Vivo và Realme, mỗi hãng khoảng 15% và Oppo có khoảng 10%.
Samsung là thương hiệu không phải của Trung Quốc duy nhất được xếp hạng trong số 5 thương hiệu hàng đầu, với 18% thị phần.
Bà Dan Wang, chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Hang Seng, cho biết cuộc đàn áp của Xiaomi vừa do căng thẳng chính trị gia tăng, vừa do chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở Ấn Độ.
"Các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc cạnh tranh về giá cả và chất lượng, chiếm thị phần của các thương hiệu địa phương của Ấn Độ", bà nói với DW.
Chủ nghĩa bảo hộ hay cuộc chơi công bằng?
Bà Anurag Viswanath, một trợ lý tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc ở Delhi, nói rằng Ấn Độ chỉ đơn giản là mượn kịch bản mà Trung Quốc đã từng dùng.
"Đó chính xác là những gì Trung Quốc đã làm trong nhiều năm. Đó là sử dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch để chặn các gã khổng lồ công nghệ phương Tây như Facebook và Twitter, để nuôi dưỡng những người chơi trong nước và bảo vệ những lo ngại về an ninh quốc gia”, bà nói với DW.
"Ấn Độ đang bắn một mũi tên trúng hai đích, khi nêu quan điểm về vấn đề lãnh thổ và sử dụng Xiaomi làm bàn đạp để bảo vệ và khuyến khích hệ sinh thái của riêng mình cho các sản phẩm thay thế Xiaomi với mác “Made in India”. Điều này đã thành công”, bà Viswanath nói.
Bất chấp những khó khăn, Xiaomi đã phủ nhận tin đồn rằng họ có kế hoạch rời Ấn Độ và chuyển hoạt động sang Pakistan.
Ông Pandey cho biết, Ấn Độ cung cấp một thị trường rộng lớn cho các công ty này và bất kể căng thẳng chính trị, người tiêu dùng Ấn Độ đã đón nhận điện thoại thông minh Trung Quốc và các sản phẩm công nghệ cao khác.
"Sẽ không phải là một động thái thận trọng về mặt thương mại khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh như vậy rời đi”, ông Pandey nói thêm.
Bà Wang cho biết hiện nay, thị trường Ấn Độ đặc biệt quan trọng khi doanh số bán điện thoại thông minh ở Trung Quốc đã chậm lại do tiêu thụ yếu và tăng trưởng thu nhập thấp do các hạn chế Covid-19 gây ra. “Ấn Độ, với dân số trẻ hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, là một thị trường thay thế lý tưởng”, bà nhấn mạnh.
Các công ty Ấn Độ có thể bắt kịp?
Nhiều người tiêu dùng Ấn Độ, những người nhìn vào giá trị đồng tiền, thấy các sản phẩm Trung Quốc hấp dẫn.
Enoch David, một kỹ sư điện thoại thông minh người Ấn Độ từng phụ trách các dự án sản xuất tại Trung Quốc của Apple, cho biết sản phẩm "Made in China" ngày nay không chỉ rẻ mà còn tốt.
Enoch nói với DW: “Các thiết bị của Trung Quốc được chế tạo bằng công nghệ mới nhất và hiện đại nhất, khiến chúng trở thành những sản phẩm cao cấp. Hơn thế nữa, chúng có mức giá đáng kinh ngạc”.
Trong khi các nhà sản xuất Ấn Độ như MicroMax đã đưa ra những chiếc điện thoại thông minh giá cả phải chăng trong vài năm qua, thì những chiếc điện thoại này cho đến nay vẫn chưa thành công trên thị trường tiêu dùng.
David cho biết, các nhà sản xuất điện thoại Ấn Độ có rất nhiều điều để học hỏi từ các đối thủ Trung Quốc. "Các nhà sản xuất Ấn Độ có tiềm năng. Họ có thể mất một thời gian để bắt kịp các đối tác Trung Quốc, nhưng cuối cùng điều đó sẽ xảy ra”, ông cho biết thêm.
(CLO) Để bảo đảm triển khai thực hiện dự án cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn, Bộ Xây dựng đề nghị địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, phấn đấu bàn giao 75% mặt bằng trong tháng 5 và 100% mặt bằng trong năm 2025.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 28, thuộc dự án thành phần của Dự án "Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La".
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mỹ đang thúc đẩy nỗ lực giành quyền kiểm soát Greenland, không chỉ vì những lý do an ninh quốc gia mà còn bởi tiềm năng khoáng sản đáng kể của vùng lãnh thổ này.
(CLO) Từ ngày 1/5, du khách quốc tế, bao gồm cả công dân Việt Nam, bắt buộc phải khai báo nhập cảnh trực tuyến trong vòng ba ngày trước khi đến Thái Lan.
(CLO) Lầu Năm Góc đã triển khai ít nhất 6 máy bay ném bom tàng hình B-2 - chiếm 30% phi đội B-2 của không quân Mỹ - tới đảo Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, một động thái được các nhà phân tích đánh giá là thông điệp mạnh mẽ gửi tới Iran khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Rạng sáng 3/4 (giờ Việt Nam), Barcelona tiếp tục thể hiện phong độ thi đấu ấn tượng khi hạ đẹp Atletico Madrid tỷ số 1-0 trong trận bán kết lượt về Cúp Nhà Vua Tây Ban Nha 2024/25. Thắng lợi này giúp họ giành quyền vào chung kết với tổng tỷ số 5-4 sau hai lượt trận.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Từ ngày 11-13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025 với chủ đề "Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới" tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực lân cận, quận Hai Bà Trưng.
(CLO) Tối ngày 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ đã tổ chức khai mạc Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại quan trọng trong Chương trình Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025.
(CLO) Từng được kỳ vọng là “Disneyland của Trung Đông” với vốn đầu tư 64 tỷ USD, Dubailand sau 22 năm vẫn dang dở, phản chiếu tham vọng và thách thức của Dubai.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Vietnam Airlines kết nối trở lại đồng loạt ba đường bay giữa Việt Nam tới Hong Kong (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia). Việc khai thác trở lại nhiều đường bay quốc tế và tăng tần suất các chuyến bay trong khu vực thể hiện rõ cam kết của Vietnam Airlines trong việc đồng hành cùng sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Ngày 1/4/2025, ngân hàng Phương Đông (OCB) đã triển khai tài khoản O-MAX giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 30% tổng phí dịch vụ tài chính hàng năm và không phát sinh thêm dù tăng số lượng giao dịch hay sử dụng thêm các dịch vụ khác tại OCB.