(CLO) Hầu hết các biện pháp trừng phạt kinh tế Trung Quốc cũng sẽ gây hại cho Ấn Độ ở mức độ không hề nhỏ. Vì vậy, thật khó để Ấn Độ tìm ra phương án trả đũa vụ binh lính thiệt mạng trong cuộc đụng độ ở biên giới với Trung Quốc tháng trước.
Ấn Độ hô hào mạnh mẽ trừng phạt Trung Quốc
“Ngay bây giờ, người Trung Quốc sẽ biết rằng khi chúng ta muốn hành động, chúng ta sẽ hành động theo cách chúng ta muốn mà không cần cảnh báo”, Arnab Goswami phẫn nộ nói và trỏ tay hướng về máy quay. “Chúng ta sẽ di chuyển trong thinh lặng và tấn công khi cần thiết!”.
Những ngôn từ mạnh mẽ của người dẫn chương trình trên kênh truyền hình tư nhân của Ấn Độ này làm cho người ta cảm nhận như là quân đội Ấn Độ đang ở trước cổng Tử Cấm Thành vậy.
Nhưng đòn đánh liều lĩnh mà ông ta thổi phồng thực ra lại là một sắc lệnh khập khiễng từ Bộ trưởng nước này, ban bố lệnh cấm dùng TikTok - một nền tảng chia sẻ video phổ biến - và 58 ứng dụng khác trên điện thoại thông minh được cho là có mối liên hệ với Trung Quốc.
Ấn Độ cấm cửa hàng loạt ứng dụng Trung Quốc, trong đó có Tiktok. Ảnh: Wired
Lệnh cấm của Ấn Độ được xem như là một biện pháp phòng thủ, nhằm bảo vệ công dân khỏi nguy cơ bị khai thác dữ liệu bởi “các phần tử thù địch với an ninh quốc gia”. Rất ít người dân Ấn Độ nghi ngờ chủ đích thực sự của lệnh cấm này là để trả đũa.
Kể từ ngày 15/6, khi 20 binh sĩ Ấn Độ chết trong một cuộc đụng độ với quân đội Trung Quốc tại một điểm hẻo lánh trên biên giới không rõ ràng giữa hai nước, Thủ tướng Ấn Độ, ông Narendra Modi đã phải đối mặt với áp lực chính trị về việc phải đáp trả Trung Quốc.
Với việc người dân Ấn Độ đã tải TikTok với hơn 600 triệu lượt, cùng với vài ứng dụng chiến lược khác của Trung Quốc sở hữu lượng người theo dõi hùng hậu, thì hành động từ chính phủ Ấn Độ được xem là có vẻ mạnh tay.
Ông Modi đã “hành động” để tất cả thấy rõ sự báo thù dành cho những binh sĩ bị giết - Tuy nhiên, ông cũng làm tiêu tan luôn một ứng dụng tiêu khiển nổi tiếng thế giới chỉ sau một đêm.
Sự kém cỏi trong phản ứng của Ấn Độ nhấn mạnh vị thế đầy khó khăn của nước này - theo như lời mô tả của ông Jabin Jacob thuộc Đại học Shiv Nadar ở Delhi - là đang trên bờ vực của cuộc chiến tranh lạnh sắp xảy ra giữa hai gã khổng lồ châu Á.
Kể từ mùa xuân, Trung Quốc đã ồ ạt tăng cường quân đội tại các khu vực biên giới dãy núi Himalaya.
Ở những vùng đất vừa cằn cỗi vừa cao thế này, “Đường kiểm soát thực tế” giữa Ấn Độ và Trung Quốc chưa bao giờ được phân định chính thức, chỉ có số ít được thỏa thuận, cùng với các cuộc tuần tra theo mùa nhằm thăm dò những giới hạn lãnh thổ đã được tuyên bố.
Trung Quốc đã đột ngột thay đổi điều đó bằng cách tạo ra nhiều vị trí kiên cố và thường trực tại bảy điểm chiến lược vốn thường nằm ngay bên trong nơi mà Ấn Độ coi là lãnh thổ của mình.
Cuộc đổ máu tháng vừa rồi xảy ra khi binh lính Ấn Độ cố gắng triệt phá một trong những điểm chiến lược này, gây ra một số thương vong không xác định đối với binh lính Trung Quốc.
Về mặt quân sự, Ấn độ đối mặt với sự việc đã rồi. Các vị trí mới cung cấp cho lực lượng Trung Quốc lợi thế về chiến lược, khiến binh lính Ấn Độ khó có thể đánh trả.
Nhóm binh lính phía Trung Quốc thậm chí còn khắc thêm vào tấm bản đồ khổng lồ của nước này một vùng đất vừa mới chiếm được.
Nhưng 'hại người sợ thành hại mình'
Ấn Độ có thể bắt chước các chiến thuật của Trung Quốc và tạo cho riêng mình các các vị trí tiền tuyến, nhưng những động thái ăn miếng trả miếng như vậy chỉ có thể duy trì với chi phí quốc phòng tăng dần trong nhiều năm. Với ngân sách lớn hơn và cơ sở hạ tầng vượt trội, Trung Quốc có lợi thế hơn trong việc này.
Bởi vậy Ấn Độ có một thôi thúc nhằm gắng gây tổn hại cho cho Trung Quốc bằng những cách khác.
Lệnh cấm đối với các ứng dụng phổ biến chỉ là một phiền phức nho nhỏ đối với một nền kinh tế có quy mô gần gấp năm lần Ấn Độ.
Người dân Ấn Độ biểu tình phản đối Trung Quốc. Ảnh: EPA
Thực vậy, trước giờ Ấn Độ dẫn đầu thị trường TikTok ngoại địa nhưng thu nhập của ứng dụng này tại Ấn độ lại không đáng kể mấy.
Ông Jacob nói rằng lệnh cấm ứng dụng tốt hơn nên được hiểu như một cách đẩy lùi có chiến lược chống lại tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Các rắc rối Ấn Độ gặp phải bao gồm thâm hụt thương mại dai dẳng khoảng 50 tỉ USD và việc phía ngoại giao Trung Quốc xâm nhập vào các nước láng giềng nhỏ mà Ấn Độ xem là vệ tinh của nước này.
Thậm chí trước khi những căng thẳng biên giới xảy ra gần đây, Ấn Độ đã âm thầm gia tăng rào cản đối với nguồn vốn từ Trung Quốc.
Các quy tắc mới được áp dụng vào tháng Tư, yêu cầu chính phủ trung ương kiểm tra tất cả các khoản đầu tư trực tiếp của những công ty Trung Quốc.
Vào tháng 5, các nhà chức trách bắt đầu suy xét chặt chẽ hơn các sai sót trong giao dịch có liên kết với Trung Quốc về thị trường chứng khoán và trái phiếu.
Kể từ những rắc rối trong tháng 6, các nhân viên hải quan Ấn Độ đã rà soát các lô hàng từ Trung Quốc một cách sát sao hơn.
Vào ngày 1/7, hai hãng vận tải hàng không lớn là FedEx và DHL đều tuyên bố họ sẽ ngừng vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc đến Ấn Độ vì sự trì hoãn trong thủ tục hải quan.
Một số trì hoãn đó có thể kéo dài đến vô hạn khi chính phủ Ấn Độ đang tham khảo ý kiến với các doanh nghiệp về danh sách hơn 1.000 mặt hàng do Trung Quốc sản xuất mà họ dự định tăng thuế quan.
Chủ nghĩa dân tộc kinh tế như thế này sẽ đi xuống nhanh chóng trong vài quý tới.
Prafulla Ketkar - biên tập viên của tạp chí xem là cơ quan ngôn luận của nhóm những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ giáo lớn nhất của Ấn Độ - chứng kiến sự khởi đầu của “chiến tranh tôn giáo” chống lại một “con yêu quái bành trướng”.
Nhưng phần lớn danh sách mua sắm các nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu của Ấn Độ cho các nhà máy trong nước lại đến từ Trung Quốc, bao gồm hơn hai phần ba hoạt chất cho ngành công nghiệp dược phẩm đang nở rộ của Ấn Độ, gần như tất cả các máy nén được sử dụng bởi các nhà sản xuất máy điều hòa không khí và những tấm pin năng lượng mặt trời giá rẻ của Trung Quốc đã cho phép Ấn Độ đạt được những bước tiến ấn tượng trong năng lượng sạch.
Các công ty đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc đã bơm 8 tỉ USD vào các công ty khởi nghiệp của Ấn Độ. Dòng tiền đó bây giờ sẽ cạn kiệt.
Tệ hơn nữa, bằng việc thể hiện sự sẵn sàng nắm giữ cây gậy kinh tế như vậy, Ông Modi gửi đi tín hiệu không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho các nhà đầu tư khác rằng họ nên tìm kiếm một nơi ổn định, đáng tin cậy để kinh doanh.
(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.
(CLO) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có những phiên giao dịch bán mạnh với mức giảm và thanh khoản đột biến nhất trong lịch sử. Điều này vẫn có thể tiếp tục dẫn đến áp lực bán giải chấp dư nợ ký quỹ trong những phiên tới.
(CLO) Nhật Bản đang tăng tốc trong hành trình trở thành điểm đến hàng đầu thế giới khi đặt mục tiêu đón 60 triệu lượt khách quốc tế và đạt mức chi tiêu du lịch 15 nghìn tỷ yên vào năm 2030.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Gần 10 năm qua, với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, anh Trần Đức Sơn (49 tuổi), một người thợ xây ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã âm thầm đóng góp những giọt máu quý giá của mình để cứu giúp người bệnh. Đến nay, anh đã 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành một tấm gương sáng về lòng nhân đạo giữa cuộc sống đời thường.
(CLO) Có bao nhiêu loài kiến trên Trái đất? Trước đây, câu hỏi này gần như không thể trả lời. Nhưng nhờ các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của AI và học máy, các nhà khoa học giờ đã bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn từng không có lời giải.
(CLO) Dù có bàn thắng dẫn trước, U17 Thái Lan vẫn không thể tránh khỏi thất bại 1-3 trước chủ nhà U17 Saudi Arabia ở lượt trận thứ hai bảng A vòng chung kết U17 châu Á 2025. Trận thua thứ hai liên tiếp đã chính thức khiến đội bóng trẻ xứ Chùa Vàng sớm dừng bước và tan mộng World Cup.
(CLO) Hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mức thuế quan mới, theo các quan chức cấp cao cho biết vào Chủ nhật.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Chuỗi trận bất bại kéo dài hơn nửa năm của Liverpool tại Ngoại hạng Anh đã bị chặn đứng sau thất bại 2-3 trước chủ nhà Fulham ở vòng 31. Đây là trận thua đầu tiên của The Kop kể từ tháng 9/2024, khiến cuộc đua vô địch trở nên nóng hơn trong giai đoạn nước rút.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Trong một nghịch lý đáng báo động, Trung Quốc - quốc gia từng chứng kiến nạn đói kinh hoàng những năm 1960 - giờ đây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng béo phì chưa từng có.
(CLO) Tối 6/4, fanpage và kênh TikTok của hoa hậu Thùy Tiên đồng loạt biến mất. Khi truy cập vào fanpage mang tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên, người dùng nhận được thông báo: "Không thể tìm thấy tài khoản này". Tương tự khi truy cập vào kênh TikTok có hơn 5,5 triệu lượt theo dõi của Thùy Tiên, cũng nhận thông báo nói trên.
(CLO) Có bao nhiêu loài kiến trên Trái đất? Trước đây, câu hỏi này gần như không thể trả lời. Nhưng nhờ các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của AI và học máy, các nhà khoa học giờ đã bắt đầu làm sáng tỏ những bí ẩn từng không có lời giải.
(CLO) Hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu các cuộc đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra mức thuế quan mới, theo các quan chức cấp cao cho biết vào Chủ nhật.
(CLO) Trong một nghịch lý đáng báo động, Trung Quốc - quốc gia từng chứng kiến nạn đói kinh hoàng những năm 1960 - giờ đây đang vật lộn với cuộc khủng hoảng béo phì chưa từng có.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tuyên bố chấn động vào ngày 5/4: hủy bỏ toàn bộ thị thực hiện có và ngừng cấp mới cho công dân Nam Sudan.