(NB&CL) “Quyền lực mềm là một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phải cưỡng ép hoặc dụ dỗ. Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hóa, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước”- Yoga là một phương tiện như thế, đang được Ấn Độ đẩy mạnh.
Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á số 3/2019 của Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Á, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, đăng bài “Yoga: Con đường từ văn hóa đến ngoại giao sức mạnh mềm của Ấn Độ” cho biết, từ đầu thế kỷ XXI, các chính phủ Ấn Độ bắt đầu khai thác Yoga như một sức mạnh mềm làm công cụ ngoại giao, và thực tiễn những năm qua đã chứng minh chính sách đó đã thành công. Thông qua Yoga, các nhà hoạch định chính sách đã chuyển tải nét văn hóa đặc thù của mình nhằm mục tiêu nâng tầm và vị thế của một cường quốc thế giới đang nổi.
Trong 20 năm gần đây, các chính phủ kế tiếp nhau ở Ấn Độ nhận thức rõ vai trò của Yoga như một thứ quyền lực mềm lý tưởng, đã triển khai hàng loạt hoạt động nhằm truyền bá và phát triển văn hóa Yoga. Người lãnh đạo cao nhất của chính phủ tập trung cao độ trong việc sử dụng Yoga làm công cụ ngoại giao, trực tiếp chỉ đạo việc truyền bá Yoga, thậm chí đích thân Thủ tướng làm sứ giả về Yoga. Vấn đề cốt lõi trong việc quảng bá Yoga là chính phủ Ấn Độ đã chọn cách tiếp cận hợp lý, nêu bật yếu tố thực dụng của Yoga để biến nó thành một nét văn hóa mang tính toàn cầu...
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là người tích cực đưa “ngoại giao Yoga” ra thế giới. Ảnh: TL
Theo bài báo, quá trình đưa Yoga từ lĩnh vực văn hóa sang lĩnh vực ngoại giao ở Ấn Độ có thể chia ra làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu bắt đầu từ thời Chính phủ của Thủ tướng A.B.Vajpayee (1998 - 2004) và Thủ tướng Manmohan Singh (2004 - 2014), những người đã có công nâng cao vai trò chính thức của Yoga thông qua việc xác định giá trị văn hóa của Yoga, đấu tranh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với Yoga, đồng thời bắt đầu quan tâm và đầu tư vào Yoga. Dưới thời các Thủ tướng Vajpayee và Singh, Yoga được chính thức đưa vào lĩnh vực quản lý của Chính phủ, kho dữ liệu số về các thể thức (bài tập) Yoga được thiết lập. Giai đoạn 2 bắt đầu từ thời đương kim Thủ tướng Narendra Modi, từ khi lên cầm quyền năm 2014 ông đã tạo dựng tiền đề và điều kiện đưa văn hóa Yoga tiến bước vào lĩnh vực ngoại giao.
Ông đã hoàn thành một sứ mệnh trọng đại là lên diễn đàn Đại hội đồng Liên hợp quốc kêu gọi thiết lập ngày Yoga quốc tế, và đã được Liên hợp quốc chính thức chấp thuận, công bố lấy ngày 21/6 là Ngày Yoga quốc tế. Ngay sau đó, ông Modi cho lập một Bộ thuộc chính phủ, gọi là Bộ Ayush (Ministry of Ayush), chuyên trách về các vấn đề y dược, giáo dục, nghiên cứu và truyền bá Yoga. Giai đoạn 3 là thời gian tiếp theo, Chính phủ của Thủ tướng Modi đẩy mạnh việc triển khai ngoại giao sức mạnh mềm thông qua Yoga dưới nhiều hình thức, trong đó có 3 hình thức cơ bản. Một là, đích thân Thủ tướng Modi giới thiệu Yoga trong các diễn đàn ngoại giao cấp cao, giới thiệu, tặng sách, thảo luận về Yoga với các chính khách (như Thủ tướng Ôxtraylia, Tổng thống Mỹ Obama, Tổng thống Nga Putin). Hai là, tổ chức biểu diễn Yoga trong các chuyến thăm và đón khách như trong chuyến thăm Trung Quốc năm 2015, đã có 400 người biểu diễn trước sự chứng kiến của Thủ tướng Ấn Độ Modi và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ba là, thông qua các đại sứ quán Ấn Độ ở nước ngoài triển khai các hoạt động Yoga trên phạm vi toàn cầu nhân Ngày Yoga quốc tế. Ngày 21/6/2015, các cơ quan ngoại giao của Ấn Độ ở 177 nước đã tổ chức hoạt động biểu diễn Yoga ở hơn 3.000 địa điểm. Trong dịp này, ở Thủ đô New Delhi, ông Modi đã cùng 35.985 người đồng diễn Yoga nhân Ngày Yoga quốc tế, phá vỡ kỷ lục Guiness về số người đồng thời luyện Yoga tại một địa điểm.
Yoga là một thiết chế văn hóa có những ưu thế quan trọng tạo nên sức mạnh mềm trong ngoại giao là tính thần bí, tính bao dung và tính thực dụng. Theo bài báo, trong con mắt của nhiều người Yoga mang màu sắc thần bí, bắt nguồn từ tính chất siêu nhiên. Từ “Yoga” xuất hiện từ thời cổ đại, được dùng để chỉ mối liên kết giữa thần và người, giữa người và thiên nhiên, thể hiện sự sùng bái và khát vọng của con người về sức mạnh siêu nhiên. Nội dung về Yoga trong các sách tôn giáo cổ còn nhấn mạnh yếu tố tín ngưỡng, tâm linh nên văn hóa Yoga mang lại cảm giác thần bí và sức hấp dẫn riêng biệt. Ngoài ra, Yoga mang tính bao dung lớn, phát huy được tác dụng trong hoạt động tư duy sâu. Trong nền văn minh sông Ấn (phát triển vào khoảng thời gian từ năm 2.800 trước Công nguyên đến năm 1.800 trước Công nguyên dọc theo sông Ấn ở phía Tây Bắc tiểu lục địa Ấn Độ), sự kết hợp giữa tín ngưỡng, tư duy và thực hành đã xuất hiện như một thể thống nhất, tạo thành một thứ văn hóa Yoga độc đáo, đại diện cho văn hóa Ấn Độ trước thế giới. Ba là văn hóa Yoga mang tính thực dụng, thể hiện ở chỗ Yoga đã được thể thức hóa dưới dạng các asana (tư thế) khác nhau. Trước đây Yoga mang tính tinh thần lớn hơn thực tiễn, do vậy đã hạn chế việc truyền bá và phổ biến Yoga.
Tuy nhiên, từ khi xuất hiện thể loại Hatha Yoga, mang tính cân bằng giữa căng và giãn, vận động và nghỉ ngơi, là tập hợp các tư thế, nhịp thở và các kỹ thuật nhẹ nhàng giúp cân bằng thể chất và tinh thần để phục hồi sức khỏe, đã mang lại tính thực dụng nhiều hơn, thu hút nhiều người luyện tập và tìm hiểu. Chính điều này đã đặt nền móng vững chắc cho việc hiện đại hóa và quốc tế hóa Yoga. Tác giả bài báo cho rằng sự phát triển và hoàn thiện nội dung thực dụng của Yoga có tác dụng làm mờ dần yếu tố tín ngưỡng và nhờ đó tránh được sự xung đột văn hóa khi triển khai trong các hoạt động ngoại giao ở nước ngoài. Nhờ vào nội hàm văn hóa và đặc tính văn hóa của Yoga mà chính phủ Ấn Độ đã xem Yoga là một phương tiện để thực thi ngoại giao sức mạnh mềm, đồng thời đưa Yoga vào vị trí trung tâm chiến lược ngoại giao mềm. Có thể nói, chính quyền Modi đã đạt được những thành công nhất định trong việc sử dụng Yoga như một công cụ ngoại giao sức mạnh mềm, từ đó nâng cao tầm ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Trước Yoga, Ấn Độ đã dùng phim ảnh Bollywood làm công cụ ngoại giao sức mạnh mềm, nhưng công cụ điện ảnh có những hạn chế nhất định về không gian, thời gian, vượt ra ngoài phạm vi hoạt động ngoại giao thông thường, nên đã chuyển sang dùng Yoga làm công cụ ngoại giao sức mạnh mềm và đã thành công.
Yoga bắt nguồn từ lưu vực sông Ấn từ năm 1.500 đến năm 800 trước Công nguyên. Chứng cứ khảo cổ về Yoga lâu đời nhất là con dấu bằng sứ mô tả một người ngồi trong tư thế xếp bằng có niên đại từ thiên niên kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Khởi nguồn của văn hóa Yoga là sự sùng bái nguyên thủy của con người đối với sức mạnh tự nhiên. Có lẽ vào thời kỳ văn minh sông Ấn, một số hành giả đồng thời với việc sùng bái tự nhiên, họ trầm tư suy nghĩ, và đó là khởi đầu về mặt thực hành Yoga với mục đích đạt được sức mạnh siêu nhiên và hình thành nên hệ thống tri thức mà về sau là một trong những phần quan trọng cấu thành nên văn hóa truyền thống Ấn Độ. Cùng với việc đại sư Vivekananda lần đầu tiên giới thiệu Yoga ra thế giới năm 1893, văn hóa Yoga bắt đầu con đường quốc tế hóa. Trải qua hơn một thế kỷ truyền bá và phát triển, văn hóa Yoga đã có ảnh hưởng rất rộng lớn trên phạm vi thế giới. Chính điều này là cơ sở cho việc Ấn Độ thúc đẩy Yoga với tư cách là phương tiện ngoại giao sức mạnh mềm Yoga.
Học giả người Mỹ Joseph Nye, người được cho là cha đẻ của học thuyết sức mạnh mềm, lần đầu tiên nêu ra khái niệm này vào năm 1990 trong tác phẩm Bound to lead: The Changing Nature of American Power. Và đến năm 2004, trong cuốn Soft Power: The Means to Succsess in World Politics, ông đã đưa ra định nghĩa rõ hơn về sức mạnh mềm: “Quyền lực mềm là một loại năng lực, có thể giúp đạt được mục đích thông qua sức hấp dẫn chứ không phải cưỡng ép hoặc dụ dỗ. Sức hấp dẫn này đến từ quan điểm giá trị về văn hóa, chính trị và chính sách ngoại giao của một nước”.
Yoga là một phương tiện như thế, đang được Ấn Độ đẩy mạnh trong hoạt động ngoại giao trong giai đoạn hiện nay.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
VGL có cơ hội trò chuyện với người đã góp công xây dựng nên Chương trình đào tạo golf trẻ em lớn nhất Việt Nam cũng như trở thành HLV Master đầu tiên của U.S. Kids Golf tại châu Á - Eugene Marais - Giám đốc Đào tạo Học viện Golf Jack Nicklaus. Với hơn 10 năm kinh nghiệm huấn luyện golf cho nhiều đối tượng học viên từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, anh Eugene đã góp phần tạo nên nhiều thế hệ golfer Việt trẻ tài năng.
(CLO) Rạng sáng 4/4 (giờ Việt Nam), câu lạc bộ Chelsea giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước Tottenham tại giải Ngoại hạng Anh 2024/25, qua đó đòi lại vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng từ tay Man City.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đã công bố bảng xếp hạng bóng đá nam thế giới mới nhất. Đội tuyển Việt Nam có bước tiến mới khi nhảy vọt để tiệm cận top 100 thế giới.
(CLO) Ngày 3/4, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã đưa ra quyết định cấm cựu Phó Ban trọng tài Võ Quang Vinh tham gia hoạt động bóng đá trong vòng 2 năm.
(CLO) Chiều 3/4, Liên đoàn Bắn súng Thế giới (ISSF) công bố bảng xếp hạng mới nhất, trong đó xạ thủ Trịnh Thu Vinh của đội tuyển bắn súng Việt Nam xuất sắc đứng ở vị trí thứ 8 thế giới ở nội dung 10m súng ngắn hơi nữ.