(CLO) Tối 27/10, tại phố đi bộ hồ Gươm, Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2023, nhằm hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2023, thiết thực kỷ niệm 69 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Phát biểu khai mạc, bà Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết: "Thực hiện Nghị quyết số 09 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND thành phố đã quyết liệt chỉ đạo, tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển văn hóa, du lịch.
Từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã tổ chức hơn 2.000 sự kiện, hoạt động văn hóa, đón khoảng 24 triệu lượt khách du lịch, bao gồm 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 2,66 lần so với năm trước và 20 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng 10% so với năm 2022, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP Thủ đô, đạt mục tiêu Hà Nội trở thành một trong những trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu của cả nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy phát triển Thành phố sáng tạo thời gian tới".
Lễ hội Áo dài du lịch năm 2023 diễn ra từ ngày 27 đến ngày 29/10, được đầu tư công phu, có quy mô lớn, thu hút sự tham gia của nhiều thương hiệu áo dài, nhà thiết kế, cơ sở phụ kiện áo dài, đơn vị du lịch, cơ sở ẩm thực, nghệ nhân thợ giỏi.
Lễ khai mạc Áo dài du lịch Hà Nội 2023 được dàn dựng chuyên nghiệp với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ như: Hà Lê, Đông Hùng, Nguyễn Ngọc Anh, Bảo Trâm... Trong đó, nhiều nghệ sĩ trẻ tham gia biểu diễn, điển hình như nghệ sĩ violon Đào Quang Huy, từng giành giải Nhất tài năng trẻ của Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, đồng thời, từng tham gia biểu diễn một số chương trình nghệ thuật lớn cùng Dàn nhạc giao hưởng Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam.
Tại lễ khai mạc, người dân cùng du khách được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ khắp mọi miền Tổ quốc như: Viết Bảo, Quang Hòa, Cao Minh Tiến, Ngọc Hân, Thanh Hải, Ỷ Vân Hiên, Dũng Nguyễn, Hoàng Ly, Vũ Thảo Giang và nhiều thương hiệu áo dài như OZ Design House, áo dài La Sen Vũ, Kiên Anh…
Bên cạnh đó, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, như: Đêm nhạc “Sắc màu Hà Nội” diễn ra vào tối 28/10 tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu; không gian triển lãm, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; không gian triển lãm tư liệu ảnh;
Không gian triển lãm và trưng bày áo dài; không gian thông tin, quảng bá, giới thiệu các tour, tuyến, sản phẩm, dịch vụ du lịch; Con đường áo dài cộng đồng “Dạo bước hồ Gươm”; không gian gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm - nơi đọng lại ký ức trăm năm; diễu hành “Bách hoa Bộ hành”…
Một trong những điểm nhấn là chương trình biểu diễn nghệ thuật, đồng diễn và diễu hành áo dài của Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội với sự tham gia của 1.000 người đến từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân, trong đó sẽ có đại diện của khoảng 50 gia đình tiêu biểu của Hà Nội.
Bên cạnh các chương trình biểu diễn, nghệ thuật, trình diễn áo dài, Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023 bố trí hơn 60 gian hàng được sắp đặt trên trục đường Đinh Tiên Hoàng, sân trước tượng đài Lý Thái Tổ, phố Lê Thạch, nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm của các nhà thiết kế, các thương hiệu áo dài 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có tọa đàm “Định hướng và phát triển áo dài trong cộng đồng và kết nối du lịch” diễn ra vào ngày 29/10/2023; chương trình nghệ thuật âm nhạc “Nhịp phố” cùng các hoạt động bên lề khác.
Một số hình ảnh trình diễn Áo dài Du lịch Hà Nội 2023 tại không gian phố đi bộ hồ Gươm
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành toàn bộ trong tháng 11/2024 nhằm đáp ứng tiến độ dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa.
(CLO) Thông tư 71/2024/TT-BCA quy định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, chủ phương tiện xe ô tô chở người từ 8 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương và xe cứu hộ.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(CLO) Đội tuyển futsal nữ Việt Nam đánh bại futsal nữ Thái Lan tỷ số 2-1 để giành ngôi vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024 tại Philippines. Ngay sau trận chung kết diễn ra tối 21/11, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) đã thưởng nóng 600 triệu đồng cho đội nhà.
(CLO) Vào thứ Năm (21/12) Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, cùng cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant trong chính quyền của ông, cũng như thủ lĩnh Ibrahim Al-Masri của Hamas với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người trong cuộc xung đột ở Gaza.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, thay mặt Nhà nước Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Samdech Khuon Sudary đã trao tặng Huân chương Công trạng hạng Đại Thập tự của Nhà nước Campuchia cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
(CLO) Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc coi Việt Nam là điểm đến chiến lược cho xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Ngày 21/11, Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị Giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Trưng bày “Câu chuyện từ những huy hiệu phản chiến” mang đến cho công chúng cái nhìn chân thực về “cuộc chiến” trong lòng nước Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 20 năm khu Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng Di tích lịch sử Quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm và biểu diễn nghệ thuật đặc sắc để tôn vinh những giá trị di sản của mảnh đất Thăng Long xưa.
(CLO) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn (Bình Định) có niên đại cuối thế kỷ 11 đến đầu thế kỷ 12 làm bằng đá sa thạch, vừa được công nhận là bảo vật quốc gia.
(NB&CL) Trong những năm qua, dù đã đạt một số kết quả nhưng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta vẫn còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cần tháo gỡ. Trong đó, vấn đề di sản phái sinh với những vướng mắc về bản quyền, về sở hữu trí tuệ cần được lưu tâm, giải quyết triệt để mới có thể khích lệ nguồn lực tham gia nghiên cứu, sáng tạo, phát triển văn hóa truyền thống.
(CLO) Bức tranh Đế chế ánh sáng của danh họa René Magritte vừa được bán với giá hơn 121 triệu USD (3.075 tỷ đồng) tại cuộc đấu giá của Christie ở New York, phá vỡ kỷ lục đấu giá cho tác phẩm theo trường phái siêu thực.