Đi học cắt tóc lại hành nghề buôn ma túy
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
Theo dõi báo trên:
Được Ban Biên tập Báo Nhân Dân giao là phóng viên chuyên trách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy thật may mắn và hạnh phúc. Hơn 10 năm qua, mỗi chuyến tháp tùng đồng chí đi công tác, hay làm việc với các cơ quan, đơn vị, tôi học được rất nhiều điều bổ ích, từ cách tư duy khoa học, làm việc rõ ràng, cụ thể đến lối sống giản dị, gần gũi, thân tình của một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm, được nhân dân vô cùng quý mến.
Tôi nhớ, có lần, sau buổi làm việc tại Hà Nội, Đoàn lên đường ngay để kịp vào một tỉnh miền Trung theo chương trình đã định. Đồng chí cũng như các thành viên khác, mỗi người được phát một hộp cơm và chai nước lọc, dừng lại ăn dọc đường, rồi đi luôn. Xong việc, trên đường quay về, mỗi người lại có trong tay một suất ăn như thế, thêm mấy khúc ngô luộc rất thơm ngon. Có lần khác vào Tây Nguyên cũng vậy, làm việc xong tại Lâm Đồng, trên đường đến Đắk Nông, Đoàn dừng lại ở một nhà khách của huyện, “tự biên, tự diễn” bữa ăn trưa và tuyệt đối “bí mật”, không cho cán bộ chủ chốt địa phương ra tiếp. Ai trong đoàn cũng thấy vui và rất thoải mái với những sinh hoạt đơn giản, để dành thời gian cho công việc, nhất là với cánh báo chí, điều ấy vô cùng quý, vì còn kịp viết tin, bài gửi về tòa soạn.
Hạnh phúc được đi cùng nhiều chuyến công tác, tôi thấy Tổng Bí thư gần gũi như người cha, học được nhiều điều hay từ cử chỉ, việc làm dù rất nhỏ… Đến với đồng bào ở nhiều vùng khác nhau, từ phía Bắc, đến miền Trung, Tây Nguyên hay miền Tây Nam Bộ, tôi quan sát thấy, bao giờ trước khi vào nhà, Tổng Bí thư cũng để ý xem cách thức sinh hoạt, lối sống của gia đình như thế nào để “nhập gia tùy tục”. Cũng nội dung công việc ấy, nhưng khẩu khí, lời lẽ trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt ở tỉnh khác, nói chuyện với bà con khác, không dùng các câu “văn bia” trong nghị quyết mà nôm na, thân tình như người con đi xa trở về.
Hạnh phúc được đi cùng nhiều chuyến công tác, tôi thấy Tổng Bí thư gần gũi như người cha, học được nhiều điều hay từ cử chỉ, việc làm dù rất nhỏ… Đến với đồng bào ở nhiều vùng khác nhau, từ phía Bắc, đến miền Trung, Tây Nguyên hay miền Tây Nam Bộ, tôi quan sát thấy, bao giờ trước khi vào nhà, Tổng Bí thư cũng để ý xem cách thức sinh hoạt, lối sống của gia đình như thế nào để “nhập gia tùy tục”. Cũng nội dung công việc ấy, nhưng khẩu khí, lời lẽ trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt ở tỉnh khác, nói chuyện với bà con khác, không dùng các câu “văn bia” trong nghị quyết mà nôm na, thân tình như người con đi xa trở về. (Nhà báo Bắc Văn). |
Đi đến đâu, Tổng Bí thư cũng được đồng bào vây kín, đón chào với những tình cảm đặc biệt. Đó cũng là lúc nhiều phóng viên ảnh len vào để ghi lại khoảnh khắc ấy. Có lần thấy mấy anh bảo vệ, sợ mất trật tự, ngăn lại, đồng chí liền nhắc, cậu có nhiệm vụ của cậu, phóng viên cũng có nhiệm vụ của họ, để anh em người ta chụp chứ. Đã nhiều năm làm báo, Tổng Bí thư rất am hiểu và thường chia sẻ kinh nghiệm với phóng viên, thậm chí có lần còn “tác nghiệp”, giúp chúng tôi.
Đầu năm 2013, sang thăm Vương quốc Anh, Đoàn đến nơi đúng 100 năm trước Bác Hồ đã làm việc, đó là tòa nhà Niu Dilân ở số 80, phố Hây Makit, Luân Đôn. Con đường dẫn xuống tầng hầm khu nấu ăn mà Bác Hồ làm phụ bếp rất hẹp, cho nên khi chúng tôi đến nơi thì cuộc nói chuyện giữa Tổng Bí thư với vị cán bộ cấp cao địa phương đã diễn ra một lúc. Thấy nhóm phóng viên bối rối, đồng chí nói với vị chủ nhà những điều mình vừa nghe, nhưng thực chất là tóm tắt lại nội dung chính của câu chuyện hai bên đã trao đổi để phóng viên ghi lại. Và chỉ có chúng tôi mới biết thiện ý chân thành ấy của một nhà lãnh đạo như thế.
Sang nhiệm kỳ thứ ba là phóng viên chuyên trách, tôi học tập được ở Tổng Bí thư về cách làm báo hơn tất cả những gì học được ở trường lớp và đồng nghiệp. Trước hết đó là cách tiếp cận vấn đề - một phương pháp vô cùng quan trọng trong tác nghiệp. Trước mỗi sự việc, không vội vàng đưa ra chính kiến mà phải tìm hiểu, thẩm định thật kỹ lưỡng, xem nguồn gốc của sự việc do đâu mà ra; bản chất của vấn đề là gì; mối quan hệ của vấn đề với các hiện tượng, vấn đề khác theo chiều dọc thời gian, tức là so sánh với quá khứ, rồi theo chiều rộng không gian.
Làm báo phải nhìn nhận vấn đề bằng cả sự tỉnh táo của lý trí, lật đi lật lại vấn đề, đồng thời phải nhìn bằng chính sự rung động của con tim nữa, có trách nhiệm với từng câu, từng chữ, không thể vô tâm, vô cảm, viết lấy được. Cách viết, cách thể hiện sao cho đúng mức, dễ đọc, gần gũi, không đao to, búa lớn, đặc biệt là không áp đặt, mà đồng cảm với nhân vật mình viết, để dễ đến với người đọc.
Tôi có gần 3 năm làm phóng viên chuyên trách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từ 2011 đến 2014, đó là những năm đầu tiên khi đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng. Những lần tháp tùng Tổng Bí thư đi công tác ở trong nước cũng như ở nước ngoài, tôi nhận ra một tình cảm yêu quý, đặc biệt sâu lắng mà các tầng lớp Nhân dân, đồng bào các dân tộc trong cả nước dành cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Ở các chuyến công tác nước ngoài cũng vậy, bạn bè, các đối tác, người dân các nước trên thế giới dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng những tình cảm rất nồng ấm, rất chân thành, vượt qua các lễ nghi ngoại giao.
Có rất nhiều kỷ niệm, nhưng tôi xin chia sẻ mấy kỷ niệm liên quan đến nghề báo. Đồng chí Tổng Bí thư rất hiểu nghề báo, chia sẻ với nỗi vất vả cũng như áp lực của từng loại hình báo chí. Năm 2012, khi đi thăm Cuba, một buổi sáng sớm, Thư ký Tổng Bí thư gọi tôi và một anh đồng nghiệp (báo in) nữa lên gặp Tổng Bí thư. Lên đến nơi, Tổng Bí thư nhỏ nhẹ nói với tôi và anh đồng nghiệp: “Hôm qua tôi vào gặp đồng chí Fidel Castro (nhưng phía bạn chỉ cho một phóng viên ảnh và một phóng viên quay phim tác nghiệp), có nhiều chuyện rất thú vị, tôi sẽ kể cho các cậu nghe làm tư liệu, về có thể khai thác đưa vào bài viết”.
Một lần khác, khi đi thăm Italy năm 2013, khi Tổng Bí thư hội kiến Giáo hoàng, báo chí cũng chỉ có phóng viên ảnh được dự, chúng tôi (phóng viên báo in) lại được Tổng Bí thư dành thời gian chia sẻ những suy nghĩ, cảm nhận của đồng chí về cuộc gặp để có thông tin viết bài.
Đầu năm 2013, Tổng Bí thư có chuyến đi thăm và làm việc tỉnh Lào Cai bằng tàu hỏa. Toàn bộ các thành viên cũng như bộ phận giúp việc đi lên Lào Cai từ sáng sớm trên cùng một chuyến tàu. Lịch làm việc dày đặc, từ đi kiểm tra mô hình nông thôn mới ở thôn, xã, lên làm việc với huyện rồi chiều làm việc với đội ngũ cán bộ chủ chốt của tỉnh.
Chiều muộn chương trình làm việc mới kết thúc, cả đoàn lại ra tàu để về Hà Nội. Một thành viên đoàn công tác nói với tôi: “Ông cụ cho lịch làm việc kín cả ngày như thế là để tỉnh không còn cơ hội nào tặng quà các thành viên trong đoàn”. Dịp đó, cả nước đang triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) rất mạnh mẽ và đồng chí Tổng Bí thư là người nêu gương cũng như chỉ đạo quyết liệt nhất.
Một lần khác, đi công tác các tỉnh phía Nam bằng tàu bay, khi đi bắt tay các thành viên giúp việc, tháp tùng, đồng chí Tổng Bí thư ghé tai tôi nói nhỏ: “Đi công tác với chú là phải chịu thiệt thòi, nếu địa phương có tặng quà thì cũng không được nhận cháu nhé”.
Là phóng viên chuyên trách, thêm một lần nữa, tôi học tập được ở Tổng Bí thư về sự trung thực, khách quan trong đạo đức làm nghề báo và một nguyên tắc luôn phải ghi nhớ trong thể hiện các bài viết đó là “đúng vai, thuộc bài”. Với riêng tôi, điều đó vô cùng quan trọng, nó như “kim chỉ nam” dẫn dắt, định hình cho tôi thể hiện bản chất vấn đề trong mỗi bài viết. Nhất là những tin, bài phải nêu rõ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư trong mỗi hoạt động cụ thể, có tính định hướng, gợi mở. (Nhà báo Nguyễn Hồng Điệp) |
Tôi rất tiếc là mình chỉ được làm phóng viên chuyên trách Tổng Bí thư trong 3 năm. Khi tôi nhận nhiệm vụ mới và báo cáo Tổng Bí thư việc này, chú tủm tỉm cười và nói: “Chú cũng chỉ làm hết khóa này thì xin nghỉ thôi, cố gắng thu xếp công việc để vừa làm cán bộ, vừa đi công tác với chú có được không? Anh Bắc (Báo Nhân Dân - PV) cũng vừa làm quản lý, vừa làm chuyên trách đấy thôi”.
Tôi thưa với Tổng Bí thư rằng: “Được làm phóng viên chuyên trách là vinh dự lớn của mọi phóng viên, báo cháu có quy định đã làm cán bộ quản lý thì không làm phóng viên chuyên trách, vì phóng viên chuyên trách phải tập trung 100% cho nhiệm vụ”. Nghe vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cười và nói: “Ừ nếu là quy định thì phải chấp hành cháu ạ”. Tháng 10/2020, 6 năm sau khi tôi thôi làm phóng viên chuyên trách, tôi mới có dịp được gặp Tổng Bí thư trong đoàn cán bộ của Báo Quân đội nhân dân vào chào và báo cáo tình hình của báo. Cứ tưởng đồng chí sẽ không còn nhớ tên tôi nữa, vì 6 năm là quãng thời gian khá dài, nhưng khi bắt tay tôi, Tổng Bí thư nói nhỏ “Hồng Hải” làm tôi vô cùng xúc động.
Được Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam phân công tôi là phóng viên chuyên trách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệm kỳ 2021- 2026, bản thân tôi thấy mình thật may mắn, vinh dự và tự hào nhưng cũng không tránh khỏi suy nghĩ lo lắng khi nhận trọng trách này. So với nhiều anh, chị em phóng viên trong nhóm chuyên trách, tôi có thời gian được phục vụ Tổng Bí thư chưa dài nhưng mỗi chuyến tháp tùng đồng chí đi công tác địa phương, làm việc với Bộ, ngành, công du nước ngoài..., tôi thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người rất trí tuệ, sâu sắc, tấm gương mẫu mực cho sự khiêm tốn, một nhân cách bình dị, gần gũi, thân tình, liêm khiết, hết lòng, hết sức vì hạnh phúc của Nhân dân.
Với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, hơn 2 năm trên cương vị Chủ tịch nước, hơn 5 năm trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tạo được sự đoàn kết, thống nhất cao trong hệ thống chính trị với tinh thần “tiền hô hậu ủng, nhất hô bá ứng, trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt”. Chính vì thế đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, với những dấu ấn nổi bật, làm cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước ngày càng cao, càng bền vững.
Là phóng viên chuyên trách, thêm một lần nữa, tôi học tập được ở Tổng Bí thư về sự trung thực, khách quan trong đạo đức làm nghề báo và một nguyên tắc luôn phải ghi nhớ trong thể hiện các bài viết đó là “đúng vai, thuộc bài”. Với riêng tôi, điều đó vô cùng quan trọng, nó như “kim chỉ nam” dẫn dắt, định hình cho tôi thể hiện bản chất vấn đề trong mỗi bài viết. Nhất là những tin, bài phải nêu rõ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư trong mỗi hoạt động cụ thể, có tính định hướng, gợi mở.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với tôi và những người phóng viên chuyên trách của ông. Và rồi từ nay, những phóng viên chuyên trách chúng tôi sẽ không bao giờ còn được ngóng chờ, mong đợi niềm vui được Tổng Bí thư dành thời gian gặp mặt, mời cơm thân mật mỗi dịp Tết cổ truyền của dân tộc, Ngày truyền thống của Báo chí Cách mạng Việt Nam, để được nghe những chia sẻ kinh nghiệm của ông về 30 năm làm báo và những câu chuyện khó quên trong các chuyến công tác địa phương...
Nhưng tôi sẽ khắc ghi mãi trong tim mình những hình ảnh đẹp về một vị Tổng Bí thư luôn tận tụy và cống hiến hết mình cho công việc vì nước vì dân, nhưng cũng rất chân tình và gần gũi đối với phóng viên báo chí. Xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới phu nhân Ngô Thị Mận và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cầu mong ông an giấc ngàn thu nơi cõi vĩnh hằng!
Là một phóng viên trẻ được sự tín nhiệm của lãnh đạo Đài TNVN và lãnh đạo Ban Thời sự giao trọng trách phóng viên chuyên trách thông tin về hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến nay, bản thân tôi thấy vô cùng vinh dự, tự hào và cảm thấy trách nhiệm lớn lao. Tôi cũng như nhiều người dân các tầng lớp cán bộ Đảng viên trong cả nước đều chung một tình cảm cảm phục, sự gương mẫu nói đi đôi với làm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng có lẽ tôi cũng là một trong những người may mắn được trực tiếp phục vụ Tổng Bí thư trong gần 4 năm, trực tiếp cảm nhận những việc làm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều được dân yêu, dân thương và dân mến qua những lần tháp tùng Tổng Bí thư đi công tác làm việc tại các địa phương như Hưng Yên, Hòa Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn. Những nhà báo, phóng viên chúng tôi thường phải có mặt tại các điểm thăm làm việc trước 1h đồng hồ để làm các thủ tục an ninh, kiểm tra thông thường và thường tranh thủ có những cuộc trao đổi ngắn với chính quyền, Nhân dân tại đây và luôn cảm nhận được tình cảm vô cùng trìu mến và kính trọng của bà con địa phương đối với Tổng Bí thư.
Được may mắn tiếp xúc với Tổng Bí thư, bản thân tôi luôn có cảm nhận rõ ràng tinh thần phấn đấu, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tác phong sâu sát cơ sở, gần gũi với đồng bào, đồng chí của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; trong công việc Tổng Bí thư luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thái độ nghiêm túc, phương pháp làm việc khoa học, quyết đoán, giữ vững nguyên tắc, phát huy dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp.
Từ đó, bản thân tôi thấy mình càng phải không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm học tập Tổng Bí thư từ những điều nhỏ nhặt nhất vừa sức mình nhất như cách giao tiếp, trao đổi, tác nghiệp ở cơ sở đặc biệt phải luôn luôn biết lắng nghe tiếp thu ý kiến kể cả tích cực và tiêu cực để không ngừng hoàn thiện bản thân mình ngày càng tốt hơn.
Hà Vân (Ghi)
(CLO) Hai anh em họ từ Nghệ An ra Hà Nội học nghề cắt tóc. Tuy nhiên, cả hai lại rủ nhau buôn ma túy và bị Công an bắt giữ.
(CLO) Ngày 22/11, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh mở phiên toà sơ thẩm xét xử các bị cáo: Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (cùng SN 1988, trú huyện Khăm Cợt, tỉnh Bolikhămxay, Lào) về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đã công bố Bộ Quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp mới nhằm nâng cao uy tín, chất lượng và trách nhiệm của môi giới.
(CLO) Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND ngày 22/11/2024 về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
(CLO) Tỉnh Lai Châu cam kết tạo mọi thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác du lịch với mục tiêu "doanh nghiệp phát tài - Lai Châu phát triển''.
(CLO) Lần đầu tiên, Liên hoan phim hoạt hình “Dòng khát vọng” được tổ chức nhân kỷ niệm 65 năm ngành Hoạt hình Việt Nam ra đời (9/11/1959).
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 23/11, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng khu vực Tây Nguyên ngày 23/11 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Chiều ngày 22/11, Hội Nhà báo tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội thảo nghiệp vụ báo chí “Nâng cao chất lượng thông tin thời sự trên báo chí địa phương”.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng tỉnh Quảng Bình lần thứ VI-năm 2024 tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải.