Ấn tượng tà áo dài Huế và nghệ thuật truyện tranh của họa sĩ Bỉ tại Festival Huế 2022

Thứ ba, 28/06/2022 15:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2022, triển lãm ảnh nghệ thuật truyện tranh và trưng bày một số tư liệu về “áo dài Huế xưa và nay” đã diễn ra tại trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao TP Huế.

Tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam đã trải qua những giai đoạn lịch sử, trở thành hình ảnh gắn liền với vẻ đẹp duyên dáng, lịch lãm đầy thẩm mỹ và là niềm tự hào của người Việt.

Trang phục áo dài Huế nằm trong dòng chảy chung của lịch sử phát triển chiếc áo dài Việt Nam. Tuy nhiên, do những tác động của lịch sử, tự nhiên, giao lưu văn hóa… đã hình thành nên một sắc thái riêng của áo dài Huế. Đối với nữ, chiếc áo dài là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng, làm tôn lên nét đẹp duyên dáng, thanh lịch của người con gái Huế, thì áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, lịch lãm, đỉnh đạt, góp phần quan trọng tạo nên tâm hồn, tính cách của người đàn ông.

Diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 17/7 tại 23 - 25 Lê Lợi, không gian trưng bày “Một số tư liệu về áo dài Huế xưa và nay” là các hình ảnh tư liệu, trang phục áo dài của người Việt qua các thời kỳ cũng như những bộ áo dài Huế xưa và nay.

Diễn ra từ ngày 17/6 đến ngày 17/7 tại 23 - 25 Lê Lợi, không gian trưng bày “Một số tư liệu về áo dài Huế xưa và nay” là các hình ảnh tư liệu, trang phục áo dài của người Việt qua các thời kỳ cũng như những bộ áo dài Huế xưa và nay.

Hoạt động này đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng. Bà Nguyễn Thị Thu Thảo – giáo viên về hưu (TP Huế) cho biết: “Tôi là người dân Huế, sinh sống ở đây đã chứng kiến rất nhiều thay đổi ở mảnh đất cố đô này. Năm nay, Festival Huế diễn ra với nhiều hoạt động trải dài trong 1 tuần, ý thức mình là một người con gái Huế nhóm chúng tôi đã diện bộ trang phục truyền thống áo dài cố đô đến triển lãm để chụp lại những bức ảnh kỉ niệm”.

Hoạt động này đã thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm ngưỡng. Bà Nguyễn Thị Thu Thảo – giáo viên về hưu (TP Huế) cho biết: “Tôi là người dân Huế, sinh sống ở đây đã chứng kiến rất nhiều thay đổi ở mảnh đất cố đô này. Năm nay, Festival Huế diễn ra với nhiều hoạt động trải dài trong 1 tuần, ý thức mình là một người con gái Huế nhóm chúng tôi đã diện bộ trang phục truyền thống áo dài cố đô đến triển lãm để chụp lại những bức ảnh kỉ niệm”.

Ngoài một số trang phục được phục chế là những chiếc áo dài truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ, với mong muốn góp thêm tư liệu khẳng định giá trị và tôn vinh vẻ đẹp trang phục áo dài Việt Nam nói chung, nét riêng của áo dài Huế.

Ngoài một số trang phục được phục chế là những chiếc áo dài truyền thống được gìn giữ qua nhiều thế hệ, với mong muốn góp thêm tư liệu khẳng định giá trị và tôn vinh vẻ đẹp trang phục áo dài Việt Nam nói chung, nét riêng của áo dài Huế.

Dòng chảy lịch sử, các tà áo dài từ các thập niên đến nay được giới thiệu ở căn phòng đầu tiên khi bước vào.

Dòng chảy lịch sử, các tà áo dài từ các thập niên đến nay được giới thiệu ở căn phòng đầu tiên khi bước vào.

Áo dài nam ở Huế thường màu đen, hoặc xanh hay trắng, vạt áo hẹp và ngắn hơn áo dài nữ, thường đi liền với chiếc quần trắng, khăn đóng và guốc mộc. Áo dài xanh dành cho người cao tuổi, người có danh phận. Áo dài đỏ chỉ dành riêng cho người thượng thọ. Những bậc đại quan, tùy theo chức phận còn mặc áo dài màu tía (trên ấn phẩm), màu cổ đồng (chánh nhất phẩm), màu thiên thanh (tòng nhất phẩm)… Ở các đại lễ, đàn ông có “vai vế” còn khoác thêm bên ngoài chiếc áo thụng xanh, có vạt dài và tay áo rất dài, rất rộng thường gọi là áo rộng.

Áo dài nam ở Huế thường màu đen, hoặc xanh hay trắng, vạt áo hẹp và ngắn hơn áo dài nữ, thường đi liền với chiếc quần trắng, khăn đóng và guốc mộc. Áo dài xanh dành cho người cao tuổi, người có danh phận. Áo dài đỏ chỉ dành riêng cho người thượng thọ. Những bậc đại quan, tùy theo chức phận còn mặc áo dài màu tía (trên ấn phẩm), màu cổ đồng (chánh nhất phẩm), màu thiên thanh (tòng nhất phẩm)… Ở các đại lễ, đàn ông có “vai vế” còn khoác thêm bên ngoài chiếc áo thụng xanh, có vạt dài và tay áo rất dài, rất rộng thường gọi là áo rộng.

Trong khi đó, áo dài nữ Huế mang theo phong cách xưa có vạt áo dài, tay hẹp, thân không chít éo, không để lộ ngực, tà áo được cắt úp, thân may thong thả, tạo nên nét uyển chuyển, dịu dàng mang nét nữ tính.

Trong khi đó, áo dài nữ Huế mang theo phong cách xưa có vạt áo dài, tay hẹp, thân không chít éo, không để lộ ngực, tà áo được cắt úp, thân may thong thả, tạo nên nét uyển chuyển, dịu dàng mang nét nữ tính.

Chiếc áo dài của nữ giới quyền quý giàu sang thường là áo kẹp, may 2 lớp vải; áo kẹp còn mặc áo dài đơn hoặc áo cánh vải nhẹ. Chất liệu vải áo dài loại này thường sang trọng, màu sắc đẹp và tao nhã; các họa tiết thêu thùa sắc sảo, đường kim mũi chỉ tinh tế, tạo nên một vẻ thẩm mỹ đài các kiêu sa mà vẫn khiêm cung, kín đáo.

Chiếc áo dài của nữ giới quyền quý giàu sang thường là áo kẹp, may 2 lớp vải; áo kẹp còn mặc áo dài đơn hoặc áo cánh vải nhẹ. Chất liệu vải áo dài loại này thường sang trọng, màu sắc đẹp và tao nhã; các họa tiết thêu thùa sắc sảo, đường kim mũi chỉ tinh tế, tạo nên một vẻ thẩm mỹ đài các kiêu sa mà vẫn khiêm cung, kín đáo.

Theo các nhà nghiên cứu, dù chưa có văn bản chính thức nào kết luận về nguồn gốc và sự hình thành của áo dài Việt, tuy nhiên có ý kiến cho rằng đó là bước phát triển từ áo tứ thân và áo ngũ thân của người Việt xưa. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giao thoa của các nền văn hóa, chiếc áo dài đã có những sự cách tân để có hình dáng như ngày hôm nay.

Theo các nhà nghiên cứu, dù chưa có văn bản chính thức nào kết luận về nguồn gốc và sự hình thành của áo dài Việt, tuy nhiên có ý kiến cho rằng đó là bước phát triển từ áo tứ thân và áo ngũ thân của người Việt xưa. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, giao thoa của các nền văn hóa, chiếc áo dài đã có những sự cách tân để có hình dáng như ngày hôm nay.

Áo dài Việt Nam được biết đến với 2 dạng: Áo tứ thân (bốn thân) và ngũ thân (năm thân). Trong đó, áo tứ thân ít thay đổi và phổ biến ở phụ nữ nông thôn Bắc Bộ, không còn thông dụng mấy chục năm trước. Áo ngũ thân đã tồn tại và phổ biến trong một thời gian dài từ thời chúa Nguyễn sang vua Nguyễn và tiếp tục biến đổi.

Áo dài Việt Nam được biết đến với 2 dạng: Áo tứ thân (bốn thân) và ngũ thân (năm thân). Trong đó, áo tứ thân ít thay đổi và phổ biến ở phụ nữ nông thôn Bắc Bộ, không còn thông dụng mấy chục năm trước. Áo ngũ thân đã tồn tại và phổ biến trong một thời gian dài từ thời chúa Nguyễn sang vua Nguyễn và tiếp tục biến đổi.

Trong dòng chảy chung của lịch sử phát triển chiếc áo dài Việt Nam, trang phục áo dài Huế đã hình thành nên một sắc thái riêng từ màu sắc, cách cắt may, hoa văn…

Trong dòng chảy chung của lịch sử phát triển chiếc áo dài Việt Nam, trang phục áo dài Huế đã hình thành nên một sắc thái riêng từ màu sắc, cách cắt may, hoa văn…

Bên cạnh đó, nón lá bài thơ Huế từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của người dân cố đô. Đây không chỉ là thành phẩm của các làng nghề truyền thống mà còn gắn bó với nếp sinh hoạt, vẻ đẹp của phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt nói chung.

Bên cạnh đó, nón lá bài thơ Huế từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của người dân cố đô. Đây không chỉ là thành phẩm của các làng nghề truyền thống mà còn gắn bó với nếp sinh hoạt, vẻ đẹp của phụ nữ Huế nói riêng và phụ nữ Việt nói chung.

Tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng diễn ra triển lãm “Cùng chia sẻ Di sản - Giới thiệu họa sĩ Dany”.

Tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) cũng diễn ra triển lãm “Cùng chia sẻ Di sản - Giới thiệu họa sĩ Dany”.

Nghệ thuật truyện tranh là một điểm sáng trong di sản văn hóa của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp. Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam mong muốn công chúng yêu nghệ thuật có thể tìm hiểu và khám phá ngành nghệ thuật thứ 9 thông qua cuộc triển lãm các tác phẩm của một trong những họa sĩ truyện tranh người Bỉ nói tiếng Pháp nổi tiếng nhất - họa sĩ Dany.

Nghệ thuật truyện tranh là một điểm sáng trong di sản văn hóa của cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp. Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022, Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam mong muốn công chúng yêu nghệ thuật có thể tìm hiểu và khám phá ngành nghệ thuật thứ 9 thông qua cuộc triển lãm các tác phẩm của một trong những họa sĩ truyện tranh người Bỉ nói tiếng Pháp nổi tiếng nhất - họa sĩ Dany.

Triển lãm được rất nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ đến tham quan.

Triển lãm được rất nhiều du khách, nhất là các bạn trẻ đến tham quan.

Tổng cộng có 25 tác phẩm được chọn lọc triển lãm tại đây.

Tổng cộng có 25 tác phẩm được chọn lọc triển lãm tại đây.

Báo Công luận
Dany, tên thật là Daniel Henrotin, sinh năm 1943 tại Wallonie. Sê-ri truyện tranh đầu tiên ông được vẽ vào năm 1968, có tựa đề “Olivier Rameau” đã gặt hái được rất nhiều thành công.

Dany, tên thật là Daniel Henrotin, sinh năm 1943 tại Wallonie. Sê-ri truyện tranh đầu tiên ông được vẽ vào năm 1968, có tựa đề “Olivier Rameau” đã gặt hái được rất nhiều thành công.

Ông đã giành được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải khuyến khích Saint-Michel cho họa sĩ trẻ vẽ theo phong cách hài hước (1971); Giải thưởng Saint-Michel cho bức tranh xuất sắc nhất của bộ truyện tranh “Theo dấu chân Ma cà rồng, tập 3: Transylvania” (2007); Giải thưởng lớn Diagonale, giải thưởng danh giá của Bỉ dành riêng cho nghệ thuật truyện tranh (2011).

Ông đã giành được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải khuyến khích Saint-Michel cho họa sĩ trẻ vẽ theo phong cách hài hước (1971); Giải thưởng Saint-Michel cho bức tranh xuất sắc nhất của bộ truyện tranh “Theo dấu chân Ma cà rồng, tập 3: Transylvania” (2007); Giải thưởng lớn Diagonale, giải thưởng danh giá của Bỉ dành riêng cho nghệ thuật truyện tranh (2011).

Triển lãm “Cùng chia sẻ di sản - Giới thiệu họa sĩ Dany” diễn ra từ 26/6-3/7, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao TP Huế giới thiệu 25 tác phẩm được chọn lọc của họa sĩ Dany.

Triển lãm “Cùng chia sẻ di sản - Giới thiệu họa sĩ Dany” diễn ra từ 26/6-3/7, tại Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao TP Huế giới thiệu 25 tác phẩm được chọn lọc của họa sĩ Dany.

Quang Hùng - Hữu Kế

Bình Luận

Tin khác

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

Khai hội truyền thống Đền Đô năm 2024

(CLO) Phường Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh vừa mới tổ chức khai hội Đền Đô truyền thống Xuân Giáp Thìn - 2024, kỷ niệm 1014 năm ngày vua Lý Thái Tổ đăng quang.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bắc Giang: Trưng bày tư liệu, hiện vật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa mới tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Bảo tàng tỉnh.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

Ninh Bình: Sẵn sàng cho triển lãm nhiếp ảnh về Di sản Tràng An

(CLO) Triển lãm nhiếp ảnh Kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024) sẽ được tổ chức vào ngày mai (24/4). Hiện, các công việc chuẩn bị cho Triển lãm đã cơ bản hoàn tất.

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong Lễ hội Tràng An 2024

(CLO) Ngày 23/4, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường và Ban Quản lý danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đã tổ chức tổng duyệt chương trình khai mạc lễ hội Tràng An "Về miền di sản Tràng An 2024".

Đời sống văn hóa
Ninh Bình: Long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Thái Vi năm 2024

Ninh Bình: Long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống đền Thái Vi năm 2024

(CLO) Ngày 23/4, tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), UBND xã Ninh Hải đã tổ chức khai mạc Lễ hội đền Thái Vi-lễ hội truyền thống nhằm tri ân, tưởng nhớ công ơn các vị vua Trần và các anh hùng có công với đất nước.

Đời sống văn hóa