(CLO) Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Triển lãm diễn ra từ 26/8 – 30/9/2022 nhằm chào mừng Cách mạng Tháng Tám và ngày Lễ Quốc khánh 2/9.
Theo PV ghi nhận, trong không gian Triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” tại di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám, có rất đông du khách trong nước và quốc tế tham dự. Họ đều là những người yêu văn hóa dân tộc Việt Nam, muốn tìm hiểu về chữ thư pháp cùng các kiểu viết chữ khác nhau.
Trong số đó, có những du khách là các bạn trẻ đang theo học tại các trường đại học ở thủ đô Hà Nội muốn khám phá về thư pháp. Thậm chí, còn có nhiều bạn trẻ khác đang theo học khoa ngôn ngữ học ở một số trường đại học trên địa bàn thủ đô. Đây là cơ hội để những người đam mê việc nghiên cứu chữ thư pháp trau dồi kiến thức và học hỏi thêm về những cách viết chữ.
Triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” thu hút số đông du khách trong nước và quốc tế - Ảnh: Đình Trung
Chị Nguyễn Hương (quận Cầu giấy, Hà Nội) - một cựu sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội cho biết: "Tôi biết tới sự kiện Triển lãm "Đối thoại Thư pháp và Graffiti" thông qua một vài người bạn. Vốn là dân học chuyên về ngôn ngữ Anh nhưng lại rất thích tìm hiểu về chữ thư pháp, muốn nghiên cứu về nó, nên chiều nay (29/8), tôi mới có thời gian rảnh để đến di tích Quốc Tử Giám tận mắt chiêm ngưỡng những nét chữ thư pháp ấn tượng, đồng thời học hỏi về cách viết chữ, nét chữ của các tác giả (chủ yếu là thuộc thế hệ 9X) quen thuộc đang hoạt động trong lĩnh vực thư pháp Quốc ngữ và Graffiti, đến từ Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM...".
Chị Hương cho biết thêm, trong không gian trưng bày các tác phẩm triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, các tác giả của những tác phẩm được trưng bày đã mang tới 39 tác phẩm của cả hai loại hình sáng tác. Nội dung chủ yếu xoay quanh các chủ đề về đạo nghĩa thầy và trò, tinh thần học tập, rèn luyện bản thân, sách và văn hóa đọc; lịch sử về Văn Miếu Quốc Tử Giám, Việt Nam và các địa danh nổi tiếng của đất nước.
Triển lãm "Đối thoại Thư pháp và Graffiti" là kết quả của một dự án sáng tác và trưng bày về Thư pháp kết hợp với Graffiti với mục đích góp phần từng bước hiện thực hóa ý tưởng đưa Văn Miếu – Quốc Tử Giám trở thành một không gian sáng tạo, một điểm đến quen thuộc của công chúng yêu di sản và văn hóa nghệ thuật. Đây là dịp để hai loại hình sáng tác này được đối thoại, đồng sáng tạo và đến gần hơn với công chúng, mang lại cho người xem những trải nghiệm và góc nhìn mới mẻ, tích cực, gần gũi đối với cả hai bộ môn.
Một số hình ảnh về tác phẩm tại không gian Triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” tại Văn Miếu Quốc tử giám thu hút số đông du khách trong và ngoài nước tới tham dự. Họ đều là những người yêu nghệ thuật và thích khám phá về cách viết chữ thư pháp - Ảnh: Đình Trung
Trong đó, có nhiều bạn trẻ đang là sinh viên học tại Hà Nội có đam mê về chữ thư pháp, tới Văn Miếu Quốc Tử Giám đểu chiêm ngưỡng, học hỏi cách viết chữ thư pháp ấn tượng
Nhiều bạn trẻ đến để chiếm ngưỡng những dòng chữ thư pháp được viết trên các vật dụng hàng ngày của người dân Việt Nam như nón, lia...
Một bạn trẻ tranh thủ check in bên chiếc quạt được viết rất nhiều chữ thư pháp
Một số du khách tranh thủ chụp lại làm kỉ niệm những bức thư pháp đẹp, ấn tượng
Phiên dịch viên (áo trắng) đang phiên dịch cho du khách quốc tế về những bức thư pháp được treo trong không gian Triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Triển lãm là cuộc đối thoại đầy thú vị của hai loại hình sáng tác tưởng chừng khó tìm được tiếng nói chung bởi những khác biệt trong thẩm mỹ, ngôn ngữ và chất liệu thể hiện. Cuộc đối thoại trải qua bốn giai đoạn: từ gặp gỡ, đối thoại đến giao lưu với nhau và cuối cùng tìm được sự đồng cảm, chia sẻ những điểm chung – Về hình thức đều chú tâm đến bố cục, đường nét, tạo hình giàu sức khơi gợi, liên tưởng; về nội dung đều mang trong mình sứ mệnh truyền tải những thông điệp hướng tới những giá trị Chân – Thiện – Mỹ.
Đồng thời, triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti” mở ra những khả năng tương tác, học hỏi một cách sáng tạo và không giới hạn giữa những người thực hành Thư pháp và Graffiti, một cuộc đối thoại thành công trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng sự đa dạng.
Khái niệm về Thư pháp và Graffiti
Thư pháp là nghệ thuật thể hiện chữ viết, một loại hình sáng tác có lịch sử lâu đời, đã được hình thành và phát triển tại khắp nơi trên thế giới, ngay cả ở các nước phương Tây chứ không chỉ trong phạm vi các quốc gia phương Đông. Tại phương Tây, thư pháp được biết tới dưới cái tên Calligraphy.
Calligraphy là kết hợp hai từ Calli và Graphy. Calli có nguồn gốc từ Hy Lạp là Kalli, phát sinh từ Kallos có nghĩa là vẻ đẹp và từ Graphy có gốc Hy Lạp là Graphein, có nghĩa là viết chữ. Bên cạnh Calligraphy, cũng có một lối “chơi chữ nghệ thuật” khác được gọi là Graffiti.
Graffiti là bộ môn nghệ thuật gắn liền với văn hóa đường phố ra đời vào khoảng những năm 1970. “Graffiti” là một từ bắt nguồn từ chữ “graphein” trong tiếng Hy Lạp – có nghĩa là viết. Sau này, trở thành từ “graffito” trong tiếng La tinh, có nghĩa là “hình vẽ trên tường”, tên gọi chung cho những hình ảnh hoặc chữ viết kiểu cách trên các bức tường ở các đường phố, khu phố và được vẽ bằng sơn, sơn xịt hoặc đánh dấu bằng thứ vật liệu bất kỳ lên những nơi có bề mặt phẳng, rộng.
Từ bao đời nay, thư pháp luôn được biết đến như một thú chơi tao nhã của giới có học thức, giỏi ngôn ngữ và đam mê văn chương. Trong khi đó, hình ảnh những bức tường phủ đầy graffiti thường gợi lên trong tâm trí người ta hình ảnh những người trẻ “nổi loạn” thích “vẽ bậy”, khao khát được thể hiện và khẳng định mình.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Năm đã kêu gọi các công ty châu Âu đình chỉ kế hoạch đầu tư vào Hoa Kỳ sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế toàn cầu đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Phú Quốc vừa tiến hành mở thầu cho gói thầu số 5, thuộc dự án "Xử lý rác thải mới phát sinh hằng ngày".
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Giao Thuỷ vừa đăng tải thông báo mời thầu cho cho gói thầu xây dựng công trình và lắp đặt thiết bị, thuộc dự án "Xây dựng khu dân cư tập trung xã Giao Thanh, huyện Giao Thủy".
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(CLO) Các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của cư dân "Sa mạc Sahara xanh" vừa khôi phục thành công bộ gen hoàn chỉnh đầu tiên từ hài cốt của hai người phụ nữ được chôn cất tại Takarkori.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cho biết sẽ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên để xử lý vụ việc liên quan đến loạt livestream gây tranh cãi của streamer ViruSs và các nghệ sĩ khác.
(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai vừa ký văn bản mời thầu Dự án xây dựng kè chống sạt lở trị giá 50 tỷ đồng cho 31 hộ dân nằm dọc đường 23/9, phường Pom Hán để kịp thời khắc phục khẩn cấp sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho nhân dân.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) đang khẩn trương chuẩn bị cho Festival Cao Nguyên Trắng Bắc Hà hè 2025 và Vòng chung kết giải đua ngựa truyền thống vào ngày 7/6.
(CLO) Sau thời gian dài im ắng, tối ngày 3/4/2025, Tiktoker Phạm Thoại bất ngờ báo cáo kết quả kiểm toán độc lập về thu - chi tài khoản từ thiện ủng hộ bé Bắp đứng tên mình.
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.
(CLO) Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ VHTT&DL xây dựng.
(CLO) Hơn 120 năm, trải qua bao biến cố lịch sử, dưới mưa bom, bão đạn và sự bào mòn của thời gian, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang, in bóng bên dòng sông Mã.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.