Áp lực buộc Thủ tướng Kishida phải rút lui

Thứ sáu, 16/08/2024 13:21 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại cuộc họp báo ngày 14/8, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tuyên bố không tranh cử nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử dự kiến vào tháng tới với tư cách là người đứng đầu Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc nhiệm kỳ thủ tướng của ông sẽ chuẩn bị kết thúc sau chưa đầy 3 năm.

Quyết định không bất ngờ

Phản ứng của truyền thông trong nước cho thấy quyết định của Thủ tướng Kishida không phải là điều bất ngờ. Thời gian gần đây, tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Kishida và nội các của ông ngày càng giảm.

Theo kết quả một cuộc thăm dò do NHK công bố vào ngày 5/8 cho thấy, tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Kishida duy trì ở mức 25% (cần phải nhớ lại rằng khi ông Kishida tiếp quản nội các vào năm 2021, tỷ lệ tín nhiệm của ông là khoảng 50%) và tỷ lệ tín nhiệm đối với Chính phủ Nhật Bản cũng là 25%. Trước đó, các cuộc thăm dò dư luận trong tháng 7 ghi nhận tỷ lệ tín nhiệm đối với Chính phủ Nhật Bản giảm xuống mức kỷ lục 15,5%.

ap luc buoc thu tuong kishida phai rut lui hinh 1

Thủ tướng Kishida phát biểu tại cuộc họp báo ngày 14/8. Ảnh: Reuters

Cả 3 năm cầm quyền của Thủ tướng Kishida đều gắn liền với các vụ bê bối tham nhũng. Vụ ồn ào nhất xảy ra vào cuối năm 2023 liên quan đến vấn nạn tham nhũng trong đảng LDP cầm quyền. Theo đó, một số thành viên nội các đã che giấu và tham ô khoảng 500 triệu yên (3,4 triệu USD) tiền gây quỹ tài trợ chính trị trong khoảng thời gian 5 năm.

Các nhân vật dính bê bối gồm Chánh Văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno, Bộ trưởng Kinh tế Yasutoshi Nishimura, Bộ trưởng Nông nghiệp Ichiro Miyashita và Bộ trưởng Nội vụ Junji Suzuky, đã đệ đơn từ chức trong ngày 14/12/2023.

Vụ việc bị phanh phui khiến nội các Nhật Bản hứng chịu sự chỉ trích nặng nề, trong đó với tư cách là người đứng đầu nội các, Thủ tướng Kishida cũng không tránh khỏi bị tác động, ảnh hưởng. Việc mức độ tín nhiệm của ông Kishida xuống mức thấp kỷ luật và khiến ông phải thực hiện cải tổ nội các như là một hệ quả tất yếu.

Bên cạnh đó, trong thời gian nắm quyền, nhiều chính sách do Thủ tướng Kishida đề xuất và ban hành chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân và các đảng đối lập trong nước. Điển hình như việc Quốc hội ban hành Luật Kiểm soát quỹ chính trị sửa đổi do liên minh cầm quyền thúc đẩy vào cuối tháng 6/2024.

Các nội dung sửa đổi gồm bắt buộc công bố danh tính của những người mua vé dự tiệc gây quỹ, thay đổi các quy định báo cáo về quỹ hoạt động chính sách do các đảng cung cấp cho các nghị sĩ cấp cao. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản (CDPJ) và các đảng đối lập cho rằng cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn, trong đó có việc cấm doanh nghiệp quyên góp cho các chính đảng. Ngày 20/6, CDPJ đã đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm đối với Nội các của Thủ tướng Kishida.

Ngoài ra, nhiều thành viên trong đảng LDP cầm quyền cũng không còn tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của Thủ tướng Kishida. Theo Kyodo tiết lộ, Thủ tướng Kishida đã không chủ động đưa ra quyết định mặc dù uy tín sụt giảm nghiêm trọng. Ông Kishida được cho là vẫn lên kế hoạch tranh cử, song áp lực trong đảng LDP buộc ông phải từ bỏ ý định. Nhiều người lo ngại rằng, dưới sự lãnh đạo của ông Kishida, đảng LDP sẽ đứng trước nguy cơ mất đi vị thế cầm quyền tại cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 10 năm sau.

Tờ Izvestia dẫn nhận định của chuyên gia Koichi Nakano, Giáo sư tại Đại học Sophia ở Tokyo, cho biết quyết định của Thủ tướng Kishida không nằm ngoài dự đoán của chính giới và truyền thông nước này.

“Người đứng đầu đảng đương nhiệm không thể tham gia cuộc đua trừ khi đảm bảo chắc chắn chiến thắng một cách xứng đáng. Nếu việc này không thành công, người đó phải từ chức. Việc một thủ tướng ra tranh cử người đứng đầu chính phủ và chịu thất bại là điều không được phép đối với đảng LDP sau nhiều năm liền giữ vị thế cầm quyền trong đời sống chính trị Nhật Bản”, chuyên gia Koichi Nakano nói.

Ai có thể thay thế Thủ tướng Kishida?

Ngày 14/8, trong buổi họp báo, sau khi liệt kê những thành tựu trong nhiệm kỳ của mình (các biện pháp tăng lương, kích thích đầu tư, tăng cường hợp tác chặt chẽ với các đồng minh, nhất là Mỹ), Thủ tướng Kishida kêu gọi lãnh đạo mới của LDP cần phải thành lập một cơ chế chính trị thống nhất để khôi phục lòng tin của người dân.

Tuy nhiên câu hỏi ai sẽ trở thành thủ tướng mới vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện nay, Bộ trưởng phụ trách an ninh kinh tế, bà Sanae Takaichi được cho là thể hiện tham vọng lớn nhất nhằm tiếp quản vị trí này. Bà Takaichi được ghi nhận vì thông qua luật pháp để thiết lập một hệ thống kiểm tra an ninh kinh tế.

Bà Takaichi đã từng tranh cử với ông Kishida trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng năm 2021. Truyền thông Nhật Bản mô tả bà là một chính trị gia “có lập trường bảo thủ kiện định” khi thường xuyên đến thăm đền Yasukuni, một địa điểm gây tranh cãi vinh danh những người lính Nhật Bản đã tử trận.

Ngoài ra, truyền thông Nhật Bản cũng liệt kê một loạt ứng viên tiềm năng, như: (1) Ishiba Shigeru, 67 tuổi, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng (2007 - 2008), từng giữ chức Tổng Thư ký đảng LDP (2012 - 2014). Ông Shigeru đã 4 lần tranh cử vào vị trí lãnh đạo đảng LDP. (2) Ông Toshimitsu Motegi, 68 tuổi, từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong nội các Nhật Bản, như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại, và hiện là Tổng Thư ký của đảng LDP. (3) Taro Kono, 61 tuổi, hiện đương nhiệm vị trí Bộ trưởng phụ trách các chương trình kỹ thuật số Nhật Bản. Ông Taro Kono nổi tiếng là người có tư duy độc lập nhưng vẫn tuân theo các chính sách quan trọng được cố Thủ tưởng Abe thúc đẩy. (4) Yoko Kamikawa, 71 tuổi, là người đứng đầu Bộ Ngoại giao. Trước đó, bà Kamikawa là Bộ trưởng Bộ Tư pháp và giữ nhiều chức vụ khác trong Chính phủ. (5) Shinjiro Koizumi, 43 tuổi, được biết đến là con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi và từng nắm giữ vị trí Bộ trưởng Môi trường (2019 - 2021). Trong khi xây dựng hình ảnh của một người cải cách, ông Shinjiro Koizumi cũng cho thấy sự cẩn trọng để không làm mất lòng các nhà lãnh đạo kỳ cựu trong đảng.

Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh chính trị nội bộ phức tạp hiện nay tại Nhật Bản, thủ tưởng mới cần phải đáp ứng ít nhất 2 điều kiện quan trọng. Trước hết, người lãnh đạo mới phải là một gương mặt tươi mới, không có mối liên hệ nào với Thủ tướng Kishida, có tư tưởng cải cách và cho cử tri thấy rằng, đảng LDP cầm quyền sẽ thay đổi. Ngoài ra, lãnh đạo đảng LDP cầm quyền phải là một chính trị gia có khả năng đoàn kết đảng và quản lý chính phủ hiệu quả. Một người có kinh nghiệm sẽ tốt hơn một người chỉ đơn giản là có mức độ nổi tiếng cao trong các cuộc thăm dò dư luận.

Thách thức chờ đợi nội các mới

Theo tờ RBC của Nga, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Viện Trung Quốc và châu Á đương đại, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Valery Kistanov nhận định, người kế nhiệm Thủ tướng Kishida và nội các mới sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Nhiệm vụ đầu tiên của tân thủ tướng sẽ là cần đoàn kết một đảng LDP đang bị chia rẽ nghiêm trọng và giải quyết các vấn đề liên quan đến lạm phát gia tăng. Đầu tháng 8, tình hình kinh tế Nhật Bản trở nên tồi tệ hơn khi thị trường chứng khoán nước này giảm hơn 10%. Khoảng 90% số người được hỏi phàn nàn rằng, họ không cảm thấy bất kỳ sự cải thiện nào trong nền kinh tế Nhật Bản.

Thời gian gần đây, nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu giảm tốc đáng lo ngại. Quỹ Tiền tệ quốc tế cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hằng năm của Nhật Bản từ năm 2000 đến năm 2022 chỉ đạt 0,7%, trong khi của Đức là 1,2%. Do đó, trong 20 năm qua, GDP thực tế của Nhật Bản chỉ tăng khoảng 10%, trong khi của Đức tăng gần 20%. Kết quả là, GDP năm 2023 của Nhật Bản nhỏ hơn Đức, tụt xuống thứ tư thế giới, 13 năm sau khi bị Trung Quốc chiếm vị trí số hai.

ap luc buoc thu tuong kishida phai rut lui hinh 2

Thị trường chứng khoán Nhật Bản lao dốc. Ảnh: Global Look Press

Tân thủ tướng và nội các mới cũng sẽ phải nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho vấn đề già hóa dân số gia tăng, tỷ lệ sinh thấp vốn kéo dài nhiều năm ở Nhật Bản. Từ Nikkei Asia dẫn số liệu thống kê dân số công bố vào tháng 12/2023 cho biết, vào năm 2022 Nhật Bản có số dân trong độ tuổi 15 - 64 ít hơn so với thời điểm năm 1975.

Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 1950 nhóm dân số này của Nhật Bản chiếm dưới 60% tổng dân số, chỉ đạt mức khoảng 59,5%. Giới chuyên gia lo ngại, vấn đề già hóa dân số đang phủ bóng lên triển vọng kinh tế Nhật Bản trong những năm tới. Các doanh nghiệp nước này vì vậy phải dựa vào công nghệ và các biện pháp khác để ứng phó với sự thiếu hụt lao động được dự báo là sẽ ngày càng trầm trọng hơn thời gian tới.

Còn về chính sách an ninh - quốc phòng, chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời gian tới, chuyên gia Valery Kistanov cho rằng, bất kể ai trở thành lãnh đạo mới, sẽ không có những điều chỉnh khác biệt quá lớn so với chính quyền tiền nhiệm trong bối cảnh cục diện chính trị - quân sự tại khu vực Đông Bắc Á đang diễn biến phức tạp, khó lường. Vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên “nóng” trở lại thời gian gần đây khi Triều Tiên liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, hạt nhân.

Vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Nhật Bản và Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tiếp tục leo thang căng thẳng. Ngày 24/6, lực lượng hải cảnh Trung Quốc tuyên bố họ đã thực hiện “các biện pháp kiểm soát cần thiết” và “xua đuổi” 4 tàu cá Nhật Bản cùng một số tàu tuần tra đi vào “vùng lãnh hải” của quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là quần đảo Senkaku) trong khoảng thời gian từ ngày 20 đến 24/6.

Theo Valery Kistanov, những thách thức an ninh buộc tân thủ tướng và nội các mới Nhật Bản phải gia tăng ngân sách quốc phòng, tăng cường hiện đại hóa quân đội và tiếp tục gắn chặt lợi ích với các đồng minh, nhất là Mỹ. Trước đó, ngày 28/3, Quốc hội Nhật Bản phê duyệt ngân sách quốc gia cho tài khóa 2024, trong đó ngân sách quốc phòng đạt mức cao lịch sử 7,95 nghìn tỷ yên (khoảng 52,53 tỷ USD).

Hà Anh

Tin mới

Tranh cãi gay gắt giữa các bên ở Liên hợp quốc về vấn đề binh lính Triều Tiên

Tranh cãi gay gắt giữa các bên ở Liên hợp quốc về vấn đề binh lính Triều Tiên

(CLO) Tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gần đây, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã đặt câu hỏi vì sao các đồng minh của Nga như Triều Tiên không thể giúp Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine, trong khi các nước phương Tây cho rằng họ có quyền hỗ trợ Kiev.

Thế giới 24h
Hà Nội: Tuyến đê tả Đáy thuộc phường Yên Nghĩa sụt lún nguy hiểm cần sớm được sửa chữa

Hà Nội: Tuyến đê tả Đáy thuộc phường Yên Nghĩa sụt lún nguy hiểm cần sớm được sửa chữa

(CLO) Do ảnh hưởng của mưa bão thời gian vừa qua, tuyến đê tả Đáy đoạn qua địa bàn phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội xuất hiện 3 điểm sụt lún đang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mất an toàn giao thông.

Công luận 24H
Samsung cân nhắc loại bỏ thương hiệu Galaxy khỏi phân khúc thiết bị cao cấp

Samsung cân nhắc loại bỏ thương hiệu Galaxy khỏi phân khúc thiết bị cao cấp

(CLO) Samsung đang cân nhắc trong chiến lược kinh doanh của mình khi có ý định loại bỏ thương hiệu "Galaxy" khỏi dòng sản phẩm cao cấp. Đây được xem là nỗ lực nhằm phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm phổ thông và các thiết bị cao cấp của hãng, trong bối cảnh cuộc cạnh tranh gay gắt với Apple vẫn đang tiếp diễn.

Sức sống số
Cảnh báo thời tiết giao mùa trẻ dễ bị viêm màng não do virus

Cảnh báo thời tiết giao mùa trẻ dễ bị viêm màng não do virus

(CLO) Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận nhiều trẻ bị viêm màng não do virus đường ruột gây nên, tuy nhiên hiện bệnh này chưa có vắc xin và thuốc đặc trị.

Sức khỏe
Meta sắp ra mắt công cụ tìm kiếm riêng bằng AI: Cuộc cạnh tranh mới với Google và Microsoft

Meta sắp ra mắt công cụ tìm kiếm riêng bằng AI: Cuộc cạnh tranh mới với Google và Microsoft

(CLO) Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram, được cho là đang chuẩn bị tung ra công cụ tìm kiếm riêng tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI). Đây được xem là nỗ lực mới của Meta nhằm giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ tìm kiếm của Google và Microsoft.

Sức sống số
Khối nợ vay 32.500 tỷ đè nặng, EVNGENCO 3 (PGV) lỗ 459 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm

Khối nợ vay 32.500 tỷ đè nặng, EVNGENCO 3 (PGV) lỗ 459 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm

(CLO) Doanh thu sụt giảm, chi phí lãi vay cao, EVNGENCO 3 (PGV) phải báo lỗ 459 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Tổng nợ vay hơn 32.500 tỷ vẫn đang đè nặng lên kết quả kinh doanh của đơn vị.

Kinh doanh - Tài chính
BCĐ 389 Hà Nội xử lý hơn 2.000 vụ buôn lậu hàng giả trong tháng 10

BCĐ 389 Hà Nội xử lý hơn 2.000 vụ buôn lậu hàng giả trong tháng 10

(CLO) Trong tháng 10.2024, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.

Công luận 24H
Quảng Bình đảm bảo nhu yếu phẩm cho vùng ngập lụt

Quảng Bình đảm bảo nhu yếu phẩm cho vùng ngập lụt

(CLO) Chính quyền các địa phương ở tỉnh Quảng Bình đang phối hợp các hội đoàn thể triển khai hỗ trợ nhu yếu phẩm để giúp người dân vượt qua những khó khăn trước mắt.

Công luận 24H
Man City gục ngã trước Tottenham

Man City gục ngã trước Tottenham

(CLO) Rạng sáng 31/10 (giờ Hà Nội), Man City thua chủ nhà Tottenham 1-2 ở vòng 1/8 Carabao Cup.

Công luận 24H
Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo giải ngân gần 45.000 tỷ vốn đầu tư công 2 tháng cuối năm

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo giải ngân gần 45.000 tỷ vốn đầu tư công 2 tháng cuối năm

(CLO) 33 đơn vị của Hà Nội chưa đạt cam kết giải ngân vốn đầu tư công, các tháng còn lại năm 2024, thành phố phải giải ngân 44.927 tỷ đồng, tương đương 55,4% kế hoạch.

Công luận 24H
Bác Hồ và những bài học vô giá về “không xa xỉ, không hoang phí”

Bác Hồ và những bài học vô giá về “không xa xỉ, không hoang phí”

(NB&CL) Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, công tác phòng, chống lãng phí, như đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ ra trong bài viết mới đây, đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Nói về việc chống lãng phí, không thể không nhớ tới những bài học và tấm gương mẫu mực từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lúc sinh thời đã chỉ mặt đặt tên “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng” và luôn nêu cao tinh thần gương mẫu về lối sống giản dị và thực hành tiết kiệm.

Chống tham nhũng, tiêu cực
Đấu giá mỹ thuật: Nền tảng vẫn là sự uy tín, minh bạch

Đấu giá mỹ thuật: Nền tảng vẫn là sự uy tín, minh bạch

(NB&CL) Đấu giá là một mắt xích quan trọng trong thị trường nghệ thuật, nó đem lại nhiều lợi ích và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động đấu giá mỹ thuật cũng bộc lộ những yếu kém, bất cập, do đó cần nhanh chóng được quản lý, vận hành theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch hóa.

Đời sống văn hóa
Quảng Bình: Cặp sinh đôi 2 tuổi đuối nước ở sân nhà

Quảng Bình: Cặp sinh đôi 2 tuổi đuối nước ở sân nhà

(CLO) Trong khi người lớn dậy dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả mưa lũ thì cặp song sinh 2 tuổi thức dậy đi theo, bước xuống sân bị ngập khiến cả hai cháu tử vong do đuối nước.

Đời sống
Mỹ trừng phạt 398 công ty ở hơn 10 quốc gia vì hỗ trợ Nga trong chiến tranh

Mỹ trừng phạt 398 công ty ở hơn 10 quốc gia vì hỗ trợ Nga trong chiến tranh

(CLO) Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt lên 398 công ty tại Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, nhằm ngăn chặn sự hỗ trợ chiến lược và công nghệ cho Nga trong xung đột Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp
Netflix ra mắt tính năng chia sẻ cảnh phim yêu thích: Mang đến trải nghiệm tương tác cho người dùng

Netflix ra mắt tính năng chia sẻ cảnh phim yêu thích: Mang đến trải nghiệm tương tác cho người dùng

(CLO) Netflix vừa ra mắt tính năng mới mang tên Moments, cho phép người dùng lưu và chia sẻ những cảnh phim yêu thích từ các chương trình và bộ phim trên nền tảng này. Đây là bước tiến đột phá giúp trải nghiệm xem phim trực tuyến trở nên thú vị hơn bao giờ hết.

Sức sống số
Trao quyền cho các trường đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Các trường có tự tung tự tác, bất chấp quy định?

Trao quyền cho các trường đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Các trường có tự tung tự tác, bất chấp quy định?

(NB&CL) Hiện nay, việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học của từng trường đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định nhưng tình trạng tuyển sinh tràn lan, tuyển sinh vượt chỉ tiêu vẫn không thể kiểm soát. Vì vậy, nhiều người lo lắng việc trao quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các nhà trường sẽ dẫn đến việc tuyển sinh vượt quá năng lực đào tạo, gây nên hệ lụy lâu dài đối với sinh viên theo học.

Giáo dục
Bình Luận

Tin khác

Cuộc đua AI: Trung Quốc trải rộng khắp đất nước, Mỹ tập trung ở 'đại bản doanh'

Cuộc đua AI: Trung Quốc trải rộng khắp đất nước, Mỹ tập trung ở 'đại bản doanh'

(CLO) Hành lang điện toán của Trung Quốc được thiết kế để gửi tín hiệu máy tính trên khắp đất nước, trong khi Mỹ đã đi theo hướng tập trung. Hai siêu cường chọn cách phát triển năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) của mình theo hai con đường hoàn toàn đối lập.

Tiêu điểm Quốc tế
Vũ khí laser của Hàn Quốc có thể san phẳng các thành phố như trong phim Star Wars

Vũ khí laser của Hàn Quốc có thể san phẳng các thành phố như trong phim Star Wars

(CLO) Được lấy cảm hứng từ bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao) để thiết kế. Uy lực, chính xác và chi phí thấp. Chúng ta đang nói tới tia laser, vũ khí sắp được quân đội Hàn Quốc cho ra mắt.

Tiêu điểm Quốc tế
Biển hồ Caspi lớn nhất thế giới ngày càng co lại: Vì biến đổi khí hậu hay vì con người?

Biển hồ Caspi lớn nhất thế giới ngày càng co lại: Vì biến đổi khí hậu hay vì con người?

(CLO) Chỉ mới một thập kỷ trước, Azamat Sarsenbayev từng nhảy xuống Biển Caspi xanh ngắt. Nhưng giờ đây, người ta chỉ thấy một vùng đất đá trơ trụi trải dài đến tận chân trời.

Tiêu điểm Quốc tế
Động lực thúc đẩy thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần BRICS

Động lực thúc đẩy thành viên NATO Thổ Nhĩ Kỳ xích lại gần BRICS

(CLO) Trong số 20 nguyên thủ quốc gia đến và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở Kazan, cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến sự xuất hiện của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, một thành viên NATO. Vậy yếu tố nào thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng xích lại gần BRICS và nước này sẽ phải chịu những sức ép nào từ phương Tây?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Israel tấn công Iran và mối nguy là gì?

Tại sao Israel tấn công Iran và mối nguy là gì?

(CLO) Israel và Iran đã có cuộc chiến ngầm trong nhiều năm. Bây giờ, xung đột của họ đã bùng nổ công khai sau khi quân đội Israel đã thực hiện một loạt cuộc không kích nhằm vào Iran hôm thứ Bảy (26/10).

Tiêu điểm Quốc tế
'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

'Dịch bệnh cô đơn', nỗi ám ảnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản

(CLO) Hàng năm, hàng nghìn người Hàn Quốc, chủ yếu là đàn ông trung niên, chết một cách lặng lẽ và cô đơn. Đôi khi phải mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần để tìm thấy thi thể của họ.

Tiêu điểm Quốc tế
Sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”

Sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”

(NB&CL) Năm 2024 tròn 30 năm Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực. 3 thập kỷ qua, UNCLOS đã ngày càng chứng tỏ sức mạnh của bản “Hiến pháp quốc tế về biển và đại dương”, là văn kiện pháp lý toàn diện, điều chỉnh mọi hoạt động của các quốc gia, thiết lập trật tự pháp lý toàn diện, công bằng, hòa bình trong lĩnh vực biển và đại dương.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS: Thúc đẩy một trật tự thế giới đa phương mới

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh BRICS bắt đầu từ ngày 22/10 tại Kazan có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành một trật tự thế giới đa phương mới. Hội nghị quy tụ đại diện của hơn 30 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế mạnh: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil hay Thổ Nhĩ Kỳ. Chủ đề trọng tâm của Hội nghị là liệu BRICS có mở rộng số lượng thành viên thời gian tới?

Tiêu điểm Quốc tế
Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề chung của nhân loại

Tiếp tục khẳng định mạnh mẽ tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề chung của nhân loại

(NB&CL) Từ ngày 23 - 24/10/2024, Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng diễn ra tại thành phố Kazan, Liên bang Nga. Đây là hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các nước đang phát triển. Theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, nước Chủ tịch BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị với tư cách khách mời.

Tiêu điểm Quốc tế
Những chủ đề sẽ được họp bàn tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS

Những chủ đề sẽ được họp bàn tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS

(CLO) Việc kết nạp các thành viên mới, hợp tác kinh tế, các hiệp định thương mại và những thách thức mà các nước thành viên BRICS phải đối mặt sẽ là những chủ đề chính.

Tiêu điểm Quốc tế