(CLO) Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang nỗ lực kéo dài thời gian để tái cấu trúc nợ thông qua hoạt động phát hành, mua lại trái phiếu doanh nghiệp và đàm phán gia hạn đáo hạn.
Doanh nghiệp bất động sản vẫn đang rất áp lực đến kỳ đáo hạn trái phiếu
Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản (VARs), giai đoạn 2017 - 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) có tốc độ phát triển mạnh mẽ, đạt được kết quả tích cực cả về quy mô và tính thanh khoản, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp.
Riêng năm 2021, giá trị phát hành TPDN bùng nổ, đạt hơn 700 nghìn tỷ đồng, tương đương 16,7% GDP, chiếm gần 12% dư nợ tín dụng cả nước năm 2021.
Sau thời gian tăng trưởng nóng, đến giữa năm 2022, một số sai phạm nghiêm trọng gây mất lòng tin của các nhà đầu tư buộc thị trường TPDN trải qua một bước ngoặt mới, với nhiều sự kiểm soát và cảnh báo từ các cơ quan chức năng. Tổng giá trị phát hành TPDN năm 2022 giảm mạnh 64,4% so với 2021, ước đạt 269.733 tỷ đồng.
Thị trường TPDN ghi nhận tình trạng ảm đạm kéo dài với giá trị phát hành liên tục tụt giảm và chỉ ghi nhận sự cải thiện trở lại kể từ đầu tháng 3 năm nay khi Nghị định số 08/NĐ-CP ra đời cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định thị trường.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), lũy kế đến hết tháng 10 năm 2023, tổng giá trị phát hành TPDN ghi nhận 209,150 tỷ đồng, cho thấy hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu đã cải thiện hơn năm ngoái rất nhiều.
Trong đó, ngành Ngân hàng chiếm ưu thế với 99,023 tỷ đồng (tức 47.3% tổng số), theo sau là nhóm bất động sản với 68,256 tỷ đồng (chiếm 32.6%).
Tuy nhiên, nghiên cứu của VARS cho thấy, áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn đang “bủa vây" các doanh nghiệp bất động sản. Tổng giá trị TPDN bất động sản phát hành mới và được mua lại vẫn còn rất thấp so với tổng giá trị TPDN đến hạn.
Theo đó, năm 2022, doanh nghiệp bất động sản đã mua lại khoảng 219.000 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, doanh nghiệp đã mua lại khoảng 153.800 tỷ đồng. Trong khi, tổng giá trị đáo hạn trái phiếu của nhóm bất động sản 2 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, lần lượt đạt 15,6 nghìn tỷ đồng và 121,1 nghìn tỷ đồng.
Danh sách các doanh nghiệp chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu tăng lên từng ngày, đặc biệt ở nhóm bất động sản.
Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 3/10/2023, có khoảng 69 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp với tổng dư nợ là khoảng 176.100 tỷ đồng, chiếm khoảng 17,8% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường.
Trước áp lực đáo hạn trái phiếu, để có thời gian cơ cấu lại dòng tiền và cải thiện khả năng trả nợ, đàm phán kéo dài thời gian là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh khó tiếp cận dòng vốn tín dụng, thị trường bất động sản chưa phục hồi hoàn toàn. Hoạt động đàm phán gia hạn diễn ra tích cực với kết quả khá thành công kể từ tháng 4 năm 2023.
Theo HNX, tính đến ngày 3/10 đã có hơn 50 tổ chức phát hành đã đạt được thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu với tổng giá trị hơn 95.200 tỷ đồng. Chủ yếu thời gian đáo hạn điều chỉnh thêm hai năm, đẩy lùi áp lực trả nợ sang giai đoạn 2025-2026.
Đàm phán gia hạn trái phiếu vẫn sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Tuy nhiên, khó khăn vẫn ở phía trước, việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp doanh nghiệp có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch VARs cho rằng, để không phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, doanh nghiệp cần tận dụng quãng thời gian này để tái cơ cấu lại các khoản nợ. Phải nghiêm túc cân nhắc bán bớt tài sản, thậm chí chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ để có dòng tiền trả nợ và hoàn thiện các dự án có thể thanh khoản ngay khi đưa ra thị trường.
“Đây cũng là "khoảng lặng” giúp nhà đầu tư có thời gian ngừng lại để nhìn nhận, kiểm tra điều kiện để từ đó có định hướng tham gia bền vững, hiệu quả hơn”, ông Đính nói.
Bên cạnh đó, ông Đính cho rằng, ngoài các nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp), cần có các cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, đảm bảo vận hành hiệu quả các nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản - REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa bất động sản...), hay kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài).
Đẩy mạnh huy động vốn qua phát hành trái phiếu
Về lâu dài, TPDN vẫn là kênh huy động vốn hiệu quả, thể hiện sự năng động của một nền kinh tế, phù hợp với xu hướng phân bổ tài sản vào trái phiếu của nhà đầu tư. So với các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan, quy mô thị trường TPDN Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn.
Để tiếp thêm dư địa cho thị trường TPDN, các doanh nghiệp cần tăng niềm tin cho khách hàng. Đây cũng là mắt xích quan trọng nhất để doanh nghiệp tái cơ cấu nợ.
Thực tế thời gian qua, nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc chấn chỉnh và ổn định hoạt động của thị trường TPDN, đảm bảo thị trường hoạt động an toàn, hiệu quả lành mạnh và minh bạch đã có những kết quả tích cực. Hoạt động huy vốn qua trái phiếu đã và đang tiếp tục được cải thiện cả về chất và lượng.
Đặc biệt là kể từ khi hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức lên sàn HNX ngày 19/7, góp phần khôi phục niềm tin của nhà đầu tư về một thị trường minh bạch, hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn khoảng trống thông tin rất lớn giữa thị trường và nhà đầu tư, Việt Nam mới chỉ có rất ít tổ chức đánh giá hạn mức tín nhiệm với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Trong khi đó, không phải nhà đầu tư TPDN nào cũng có khả năng, thời gian để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá rủi ro trái phiếu khi quyết định đầu tư.
Để hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường TPDN, tiếp thêm dư địa cho thị trường TPDN, cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung chính sách liên quan đến quy định xếp hạng tín nhiệm đối với TPDN phát hành ra công chúng nhằm tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, ông Đính nhận định, các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần đề ra một cơ chế kiểm tra hiệu quả với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu ngay từ bước gửi hồ sơ, thay vì phát hiện sai phạm và hủy bỏ các thương vụ đã phát hành thành công, gây tâm lý xáo trộn không đáng có cho thị trường.
(CLO) Tại triển lãm hàng không Chu Hải, khách tham quan có cơ hội chiêm ngưỡng những màn trình diễn trên không ngoạn mục, tận mắt chứng kiến những vũ khí và máy bay mới nhất của Trung Quốc.
(CLO) Với sự bùng nổ thị trường xe điện, việc lựa chọn tầm hoạt động hay hiệu suất tăng tốc sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của ngành công nghiệp ô tô, nhưng liệu các chỉ số này có thực sự quan trọng?
(CLO) Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh đã gửi hồ sơ vi phạm đề nghị cơ quan chức năng xử phạt 41/45 cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, huyện Yên Phong.
(CLO) Cuối tuần qua, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã đón tới 90.000 lượt khách. Chỉ tính riêng ngày Chủ nhật (17/11), Bảo tàng ghi nhận tới 60.000 lượt khách - con số phá kỷ lục về lượng khách tham quan trong ngày tại các bảo tàng ở Việt Nam.
(CLO) Theo chuyên gia, tính hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam thể hiện ở khả năng sinh lời trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam còn cao, so với các nước và vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Singapore, Hongkong do mặt bằng giá bất động sản đang thấp hơn.
(CLO) Ford Ranger duy trì khoảng cách vời vợi so với các đối thủ cùng phân khúc bán tải như Mitsubishi Triton, Toyota Hilux và Isuzu D-Max tại thị trường ô tô Việt Nam kể từ đầu năm đến nay.
(CLO) Khoảng 1.500 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình lật đổ cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina, theo Thủ tướng lâm thời Muhammad Yunus cho biết hôm 17/11.
(CLO) Một sự chuyển mình quan trọng đang diễn ra trong lĩnh vực xe điện. Nhưng không chỉ đơn thuần là xu hướng chuyển dịch sang xe chạy điện, mà đó là sự thay đổi trong thành phần chính của pin xe điện, điều mang lại những tác động lớn lao.
(CLO) Ngày hội Việt phục “Bách Hoa Bộ Hành” 2024 tại Hà Nội, bao gồm các đoàn chiến hành, kỷ niệm 10 năm phong trào cổ phục Việt Nam với hơn 300 người diễu hành.
(CLO) Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, bão số 9 đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 600km, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, hướng về vùng biển miền Trung . Sức gió mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14, sóng biển vùng gần tâm bão cao từ 5-7m.
(CLO) Sản lượng nước đi ngang trong 10 tháng đầu năm 2024, Nước Thủ Dầu Một (Mã: TDM) ghi nhận lợi nhuận giảm 35% so với cùng kỳ. Trong bối cảnh đó, thành viên HĐQT đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu.
(CLO) Theo chuyên gia, tính hấp dẫn của thị trường bất động sản Việt Nam thể hiện ở khả năng sinh lời trong lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam còn cao, so với các nước và vùng lãnh thổ như: Thái Lan, Singapore, Hongkong do mặt bằng giá bất động sản đang thấp hơn.
(CLO) Ngày 17/11/2024, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DOJILAND, thành viên của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ vì đã có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng.
(CLO) Ngày 17/11, thông tin từ UBND tỉnh Hải Dương cho biết, tỉnh đang đề nghị Bộ TN&MT dừng thanh tra 10 dự án khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 4270/QĐ-BTNMT ngày 29/12/2023 của bộ này.
(CLO) Tối qua (16/11), phiên đấu giá đất tại Thanh Oai, Hà Nội đã kết thúc với mức giá cao nhất lên đến 90 triệu đồng/m2 và thấp nhất là hơn 45 triệu đồng/m2.
(CLO) Áp lực đáo hạn luôn là rủi ro hiện hữu đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khi mà TPDN đáo hạn và quá hạn thanh toán trong quý IV/2024 và 2025 còn cao.
(CLO) Ngày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes (Mã CK: VHM) chính thức ra mắt dự án The Opus One thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức, TP. HCM).
(CLO) Có tiến độ thực hiện từ quý IV/2020 - quý IV/2022 nhưng cho tới nay Hồ Tùng Mậu Tower vẫn chưa khởi công. Trong khi đó, quyền sử dụng đất của khu đất này sẽ hết hạn trong năm 2026 khiến nhiều người đặt dấu hỏi về 'số phận' của dự án này?
Ngày 12/11, đại diện chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp The Diamond Residence (25 Lê Văn Lương, Hà Nội) đã tổ chức lễ bàn giao chính thức những sổ hồng đầu tiên cho cư dân The Diamond Residence (25 Lê Văn Lương, Hà Nội), khẳng định tính pháp lý vững vàng cũng như tâm huyết và cam kết của chủ đầu tư trong việc đảm bảo tối đa quyền lợi đối với các chủ nhân căn hộ tại The Diamond Residence.
(CLO) Hội tụ hàng loạt thương hiệu trụ cột của hệ sinh thái của Vingroup, lại sở hữu những siêu tiện ích độc nhất vô nhị, Vinhomes Golden Avenue (TP Móng Cái, Quảng Ninh) mang tới một chốn sống đẳng cấp bậc nhất khu vực cho cư dân tinh hoa, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư chắc thắng cho những khách hàng nhanh nhạy.