Áp trần giá khí đốt Nga sẽ gây rủi ro tài chính cho châu Âu

Thứ bảy, 10/12/2022 09:59 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lo lắng về những rủi ro tiềm ẩn đối với thị trường tài chính từ việc giới hạn giá khí đốt tự nhiên trên toàn EU.

Trong vài tuần qua, khối đã thảo luận căng thẳng về cách áp giá trần đối với khí đốt của Nga. Biện pháp này được thiết kế để ngăn chặn chi phí cao ngất ngưởng cho người tiêu dùng - đang gây tranh cãi đối với châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng sau cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.

Trong khi đó, Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU đã đề xuất vào tháng 11 rằng mức trần nên ở mức 275 euro trên mỗi megawatt giờ. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên lập luận rằng điều này không đi đủ xa và không có khả năng “làm tổn thương” nguồn thu của Nga.

ap tran gia khi dot nga se gay rui ro tai chinh cho chau au hinh 1

Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đưa ra quan ngại về ý tưởng áp đặt trần giá khí đốt ở châu Âu. Ảnh: Getty.

Vào thứ Sáu (9/12), giá khí đốt TTF của Hà Lan, tiêu chuẩn chính của châu Âu được giao dịch trong khoảng 135,50 euro mỗi megawatt giờ.

27 quốc gia thành viên của EU đang cân nhắc kỹ càng trước cuộc họp cấp bộ trưởng vào diễn ra vào thứ Ba tuần tới khi ECB cảnh báo mức giới hạn có thể có tác động đối với thị trường tài chính.

“ECB thừa nhận rằng các cơ chế nhằm kiểm soát mức giá cực đoan và sự biến động trong thị trường khí đốt bán buôn, về nguyên tắc, có thể giảm bớt một số rủi ro đối với sự ổn định tài chính, bao gồm cả những rủi ro xảy ra trong thời kỳ giá khí đốt tăng cao và biến động vào năm 2022” - trung tâm ngân hàng cho biết trong một tài liệu hôm (8/12).

Tuy nhiên, ECB cho rằng cơ chế áp trần giá khí đốt được nêu trên, trong một số trường hợp, có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính trong khu vực đồng euro.

Các bình luận này phù hợp với những lo ngại của các quốc gia như Đức và Hà Lan, những quốc gia đã cho rằng mức giá trần sẽ làm xáo trộn thị trường.

Những bên ủng hộ mức áp trần giá LNG của Nga lập luận rằng cơ chế áp giá trần khí đốt của Nga sẽ được theo dõi thường xuyên và có thể bị dừng nếu các cơ quan quản lý, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương châu Âu xác định được bất kỳ khó khăn tài chính nào.

Một số người đang hy vọng rằng quyết định về trần giá có thể đạt được tại cuộc họp của các Bộ trưởng năng lượng EU tại Brussels, Vương quốc Bỉ.

Một quan chức khác làm việc tại Brussels, chia sẻ: “cơ chế áp trần giá khí đốt LNG có vẻ như rất khó đạt được sự đồng thuận”.

Thật vậy, một số Bộ trưởng năng lượng đã mô tả đề xuất ban đầu về mức giá trần 275 euro mỗi megawatt giờ là một “trò đùa”.

Nhiều quốc gia như Ba Lan, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha rất muốn áp dụng mức giá trần với LNG của đất nước xứ sở bạch dương. Sở dĩ các quốc gia này ít có khả năng chịu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng đối với người tiêu dùng và do đó đã thúc đẩy các giải pháp trên toàn EU.

Kostas Skrekas, Bộ trưởng môi trường và năng lượng của Hy Lạp chia sẻ với CNBC vào tháng trước rằng nếu áp trần mức giá đó nên dưới 200 euro mỗi megawatt giờ.

“Mức giá 275 euro không phải là một quyết định khôn ngoan, chẳng ai có thể... chịu mua khí đốt với giá đắt đỏ này lâu được. Chúng tôi chắc chắn tin rằng giới hạn giá dưới 200 euro (cụ thể từ 150 euro đến 200 euro) sẽ thực tế hơn,” ông nói.

Hai quan chức châu Âu đã xác nhận với CNBC rằng đề xuất hiện tại đang được thảo luận là mức trần 220 euro mỗi megawatt giờ. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi một lần nữa trước khi các bộ trưởng họp vào thứ Ba.

Theo đề xuất tương tự, mức trần sẽ chỉ được kích hoạt khi giá cao hơn 58 euro so với giá tham chiếu LNG trong 10 ngày giao dịch liên tiếp và giá khí đốt châu Âu vượt quá mức giá trần trong hai tuần.

Lê Na (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp