Áp trần giá khí đốt: Những bất đồng và thách thức "khó nhằn" của châu Âu

Thứ bảy, 08/10/2022 06:16 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mùa đông cận kề và cuộc khủng hoảng năng lượng lớn làm tăng giá khí đốt, hoá đơn năng lượng đã thúc đẩy các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đẩy nhanh áp trần khí đốt tự nhiên Nga, tuy nhiên, ý tưởng này vẫn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.

Áp trần giá khí đốt là một trong số các biện pháp “hữu hiệu” được khối 27 quốc gia của EU chuẩn bị để chống lại cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, trong đó, giới quan chức lo ngại động thái này có thể gây mất điện, nhà máy ngừng hoạt động và nguy cơ suy thoái sâu ở các nền kinh tế vốn đã suy yếu bởi đại dịch Covid-19.

Gần đây, Nga đã cắt giảm hoặc cắt vĩnh viễn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho 13 quốc gia thành viên EU khi các chính phủ châu Âu tăng cường hỗ trợ Ukraine dưới hình thức vũ khí, tiền bạc, viện trợ và các biện pháp trừng phạt đối với Moscow. Khan hiếm nguồn cung khí đốt đã đẩy giá khí đốt và điện tăng cao, có thể tăng cao hơn khi nhu cầu đạt đỉnh trong những tháng lạnh giá cuối năm.

ap tran gia khi dot nhung bat dong va thach thuc kho nhan cua chau au hinh 1

Ảnh chụp các lãnh đạo Liên minh châu Âu tại Hội nghị thượng đỉnh EU tại Lâu đài Prague ở Prague, Cộng hòa Séc ngày 7/10/2022.

Thực tế đơn giản là mỗi quốc gia thành viên phụ thuộc vào các nguồn năng lượng và nhà cung cấp khác nhau, một trong số họ đang đấu tranh để tìm ra con đường tốt nhất phía trước.

Thủ tướng Latvia Krisjanis Karins đã tổng kết thách thức đối với EU khi nước này xem xét mức trần giá khí đốt có thể xảy ra, ông cho rằng: Khả năng giới hạn giá khí đốt sẽ khó có thể trở thành hiện thực, chúng tôi không thể liều lĩnh để gây nguy hiểm cho an ninh nguồn cung quốc gia. "Vì vậy, chúng tôi không thể áp trần giá phòng trường hợp không ai muốn bán khí đốt vào châu Âu".

Tuy nhiên, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết ông hy vọng "rào cản cuối cùng" đối với lệnh áp trần giá khí đốt sẽ được vượt qua, đồng thời cho rằng EU cũng nên thống nhất một lộ trình hành động chung để đạt được hiệu quả nhất định.

Theo AP, một nhóm gồm 15 quốc gia thành viên đã thúc giục cơ quan hành pháp của EU đề xuất áp trần giá khí đốt càng sớm càng tốt, nhưng ý tưởng này đã không được sự ủng hộ nhất trí, và đáng chú ý là Đức đã ngăn chặn ý tưởng này.

Trong đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki chỉ trích kế hoạch của Đức chi tới 200 tỷ euro để giúp giữ giá khí đốt ổn định cho người tiêu dùng và doanh nghiệp của nước này.

“Kế hoạch của Đức làm suy yếu và phá hủy thị trường chung châu Âu, bằng cách tạo lợi thế cho ngành công nghiệp Đức so với các đối tác của mình. Nhiều quốc gia bao gồm cả Pháp và Ý, nghĩ rằng động thái này nên được phối hợp với nhiều quốc gia hơn”, ông Mateusz nhận định.

Hiện tại, Ủy ban châu Âu tuyên bố công suất lưu trữ khí đốt của châu Âu đạt khoảng 90% bất chấp việc Nga giảm 37% nguồn cung cấp khí đốt cho EU trong khoảng thời gian từ tháng 1 - tháng 8. Khối đã tích cực nhập khí đốt từ Mỹ và Na Uy tuy nhiên những nhiên liệu thay thế đó không hề rẻ.

Với việc nhập khẩu khí đốt với mức giá “cắt cổ”, Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen cho biết trong một bức thư gửi các nhà lãnh đạo EU trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trong tuần này tại Thủ đô của Séc rằng nên đẩy nhanh các cuộc đàm phán áp trần giá khí đốt của Nga nhanh nhất có thể.

Trong đó, bà Von der Leyen cũng khuyến nghị các nước hợp tác để “phát triển một biện pháp can thiệp nhằm hạn chế giá cả trên thị trường khí đốt tự nhiên”, nơi giá cả đã biến động dữ dội do những lo lắng về xung đột Nga - Ukraine và các phản ứng có khả năng thiếu phối hợp của các quốc gia đối với vấn đề này.

Vị Chủ tịch Uỷ ban châu Âu cũng cho rằng giá khí đốt cao làm tăng giá điện, EU cũng nên áp dụng mức giới hạn tạm thời đối với giá khí đốt được sử dụng để sản xuất điện.

EU nên tăng cường độc lập về năng lượng bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường ống dẫn và các biện pháp hiệu quả như lắp đặt các máy bơm nhiệt và cách nhiệt tốt hơn cho gia đình hoặc tòa nhà. Các đường ống, trạm điện và cáp truyền tải cũng phải được bảo vệ tốt hơn.

Hiện tại, một sự đột phá về giới hạn giá dường như là một viễn cảnh xa vời, nhưng các nhà lãnh đạo có thể đạt đủ tiến bộ để ký kết thỏa thuận nào đó khi họ tiến hành cuộc họp tại Brussels vào ngày 20/10 - 21/10.

Đối với tất cả những khó khăn của mình, việc ký kết một thỏa thuận về khí đốt là một chìa khóa khác để chống lại những gì người châu Âu tin rằng Nga đang thao túng thị trường năng lượng trong nỗ lực làm suy yếu quyết tâm của họ trong việc hỗ trợ Ukraine bị tàn phá bởi xung đột.

Hôm 6/10, toàn EU đã đồng ý áp gói trừng phạt thứ 8 đối với Nga nhằm ảnh hưởng đến thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, áp dụng lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản đối với hơn 30 quan chức và nhắm vào 7 tổ chức thuộc Nga. Tuy nhiên, hiện khối này đang cạn kiệt nguồn lực kinh tế để trừng phạt Nga.

“Châu Âu cần làm việc để giảm giá năng lượng, đó là một vấn đề kinh tế cũng quan trọng như một vấn đề an ninh”, giám đốc chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết. "Năng lượng đang trở thành vấn đề địa chiến lược quan trọng nhất hiện nay, liên quan đến chiến tranh, nhưng cũng liên quan đến cán cân quyền lực trên thế giới".

Lê Na (Theo AP)

Bình Luận

Tin khác

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

Doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã giảm 30% kể từ tháng 6

(CLO) Giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga đã giảm mạnh gần 30% kể từ cuối tháng 6 do giá chuẩn quốc tế giảm kéo theo giá trị của các loại dầu thô của nước này, Bloomberg ước tính.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng tăng nhẹ, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít

(CLO) Từ 15h chiều nay (19/9), giá xăng trong nước tăng nhẹ không đáng kể. Sau điều chỉnh, giá bán vẫn dưới 20.000 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

Hậu trung thu, quầy bánh ế đồng loạt hạ giá 'sập sàn'

(CLO) Hậu Trung thu là thời điểm vàng để người tiêu dùng săn lùng bánh trung thu đại hạ giá, nhưng thực tế cho thấy, ngay cả với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá sâu, nhiều quầy hàng di động vẫn gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

Xả thải vượt quy chuẩn từ 10 lần trở lên, doanh nghiệp sản xuất bia tại Bắc Ninh bị phạt 192 triệu đồng

(CLO) Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải vừa ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Công ty Thương mại và Sản xuất An Thịnh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu thô giá rẻ của Nga

(CLO) Ấn Độ sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt với giá thấp nhất có thể từ nguồn cung dầu thô của Nga, Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Hardeep Singh Puri trả lời Reuters tại hội nghị Gastech ở Houston.

Thị trường - Doanh nghiệp