Artemis: Sứ mệnh trở lại mặt trăng đã bắt đầu và sẽ diễn ra như thế nào?

Thứ tư, 16/11/2022 17:13 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều nay theo giờ Việt Nam (16/11), tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) của NASA sau nhiều lần trì hoãn và mong đợi, rút cuộc đã được phóng thành công tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ, để chính thức khởi đầu sứ mệnh Artemis đưa con người trở lại mặt trăng.

Trở lại mặt trăng sau nửa thế kỷ

Nửa thế kỷ sau khi con người lần đầu tiên đặt chân trên mặt trăng, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) của Mỹ đã thực hiện một bước nhảy vọt khổng lồ tiếp theo trong tham vọng khám phá không gian sâu mới, khi khởi động một loạt các nhiệm vụ nhằm đưa con người trở lại mặt trăng một lần nữa.

artemis su menh tro lai mat trang da bat dau va se dien ra nhu the nao hinh 1

Tên lửa mặt trăng mới của NASA cất cánh từ Bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, Florida vào ngày 16 tháng 11 năm 2022. Ảnh: AP

artemis su menh tro lai mat trang da bat dau va se dien ra nhu the nao hinh 2

Tên lửa vô cùng rực rỡ trên bầu trời đêm. Ảnh: AP

artemis su menh tro lai mat trang da bat dau va se dien ra nhu the nao hinh 3

Hình ảnh đường đi của tên lửa sau khi phóng. Ảnh: AP

Siêu tên lửa thế hệ tiếp theo của cơ quan vũ trụ NASA, có tên Hệ thống Phóng Không gian (SLS), đã được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida, miền Nam nước Mỹ. Nhiệm vụ này có tên là Artemis I, nhằm mục đích đưa tàu vũ trụ Orion không người lái lên trên một chuyến bay thử nghiệm kéo dài 3 tuần quanh mặt trăng và trở về Trái đất.

Đây không phải một vụ phóng tên lửa đưa vệ tinh lên mặt trăng bình thường, điều mà nhiều quốc gia trên thế giới đã làm được. Ngoài Mỹ, Nga, Liên minh châu Âu, Trung Quốc thì giờ ngay cả Hàn Quốc hoặc Qatar cũng đã có thể tự thực hiện được công việc này. Mà sứ mệnh Artermis I là sự thử nghiệm cho việc đưa con người đặt chân lên một thiên thể ngoài không gian và trở lại Trái đất, sự khác biệt là rất lớn về cả quy mô lẫn sự phức tạp.

SLS được xem như tên lửa phức tạp và mạnh nhất thế giới từ trước đến nay, đồng thời là tên lửa lớn nhất mà cơ quan vũ trụ đã chế tạo kể từ khi tên lửa Saturn V được sử dụng trong chính chương trình Apollo những năm 1960 và 1970, sứ mệnh từng đưa Neil Armstrong và phi hành gia cùng đoàn khác trở thành những người lần đầu tiên đặt chân lên một vật thể ngoài không gian trong lịch sử.

artemis su menh tro lai mat trang da bat dau va se dien ra nhu the nao hinh 4

Mô hình tàu vũ trụ con thoi Orion. Nguồn: NASA

Ngoài tên lửa SLS siêu mạnh và khổng lồ, phi thuyền không gian Orion được gắn vào nó cũng hết sức đặc biệt. NASA cho biết: “Tàu Orion được thiết kế đặc biệt để chở các phi hành gia trong các sứ mệnh không gian sâu xa hơn bao giờ hết. Nó sẽ cung cấp sự bảo vệ khỏi bức xạ mặt trời và việc phải di chuyển tốc độ cao trong bầu khí quyển của Trái đất, cũng như các công nghệ tiên tiến và đáng tin cậy để liên lạc và hỗ trợ sự sống”.

Cơ quan vũ trụ của Mỹ cho biết khoang phi hành đoàn của tàu vũ trụ có thể tích nhiều hơn khoảng 30% so với khoang của tàu Apollo trước đây và có thể duy trì một phi hành đoàn 4 người trong tối đa 21 ngày trước khi tiếp cận quỹ đạo mặt trăng thấp.

Như đã nói, Orion là một tàu vũ trụ con thoi, tức sẽ đến mặt trăng và trở lại trái đất an toàn. Nhiệm vụ thử nghiệm mang tên Artemis I kéo dài khoảng 42 ngày sẽ đưa tàu vũ trụ Orion cách Trái đất 450.000 km. Nếu mọi chuyện diễn ra đúng theo kế hoạch, nó nó lao xuống Thái Bình Dương vào ngày 11 tháng 12 tới trong hành trình trở lại Trái đất.

Như vậy, gần 50 năm sau sứ mệnh Apollo đưa con người lần đầu lên bề mặt mặt trăng, NASA đã thiết lập một chương trình hứa hẹn đưa con người tiếp tục tìm kiếm sự sống ở các vùng mặt trăng chưa được khám phá, lần này sẽ tập trung vào 2 cực của vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất này, với hy vọng sẽ tìm ra những nguồn nước để giúp con người có thể sinh tồn trong tương lai, trước mắt là dành cho các phi hành gia.

Tất nhiên, Artemis sẽ không chỉ đặt mục tiêu hướng đến mặt trăng. Chương trình này là sự khởi đầu cho một sứ mệnh đưa con người đến các thiên thể khác, trong đó có khát vọng mà loài người đã ấp ủ cả nghin năm qua là có mặt tại Sao Hỏa. Không phải ngẫu nhiên mà chương trình Artemis được đặt tên theo người chị em song sinh của thần Apollo trong thần thoại Hy Lạp. Artemis sẽ tiếp tục nơi mà chương trình Apollo nổi tiếng đã dừng lại vào năm 1972.

Sứ mệnh khổng lồ và đầy thử thách

Từ kinh nghiệm trong chương trình Apollo đã giúp NASA hoàn thiện tên lửa Hệ thống Phóng Không gian, loại tên lửa mạnh nhất thế giới. Siêu tên lửa này có lực đẩy mạnh hơn bất cứ loại tên lửa nào từng được chế tạo. SLS sẽ đẩy Orion lên tốc độ 36.370 km sau khoảng một giờ để thoát khỏi lực hấp dẫn của Trái đất và đến mặt trăng.

John Honeycutt, giám đốc chương trình Hệ thống Phóng Không gian tại Trung tâm Chuyến bay Vũ trụ Marshall của NASA ở Huntsville, Alabama, cho biết: “Đó là tên lửa duy nhất có khả năng đưa Orion và phi hành đoàn cùng các thiết bị vào không gian sâu trong một lần phóng”.

Khoảng giữa tàu vũ trụ Orion và tên lửa SLS là một mô-dun cũng rất đặt biệt. Howard Hu, giám đốc chương trình Orion tại Trung tâm Không gian Johnson của NASA ở Houston, cho biết: “Đó là phần phụ trợ lực của chiếc xe, nơi nó có động cơ đẩy, sức mạnh và nguồn lực hỗ trợ sự sống chính mà chúng ta cần cho Artemis I”.

Khi tàu vũ trụ quay trở lại Trái đất, nó sẽ phải đối mặt với nhiệt độ nóng bằng một nửa bề mặt mặt trời và chạm đỉnh bầu khí quyển của Trái đất với tốc độ 40.200 km một giờ - tức là gấp 32 lần tốc độ âm thanh.

Quản trị viên NASA Bill Nelson cho biết: "Orion sẽ trở về nhà nhanh hơn và nóng hơn bất kỳ tàu vũ trụ nào trước đây với tốc độ 32 Mach (gấp 32 lần tốc độ âm thanh). Tàu Orion cũng được trang bị tấm chắn nhiệt lớn nhất từng được chế tạo. Nó đã được thử nghiệm trên Trái đất, nhưng việc trở về từ không gian là một thử nghiệm thực sự mà các mô phỏng không thể tái tạo hoàn toàn.

Artemis I, II, III và còn nhiều hơn thế

Kể từ sứ mệnh Apollo cuối cùng vào năm 1972, mặt trăng đã không bị quấy rầy bởi bước chân của con người. Nhưng lần này, "Chị Hằng" sắp được chào đón lại các vị khách từ Trái đất sau hơn nửa thế kỷ.

artemis su menh tro lai mat trang da bat dau va se dien ra nhu the nao hinh 5

Mô phỏng hành trình bay của các sứ mệnh Artemis I, II và III. Ảnh đồ họa: NASA

artemis su menh tro lai mat trang da bat dau va se dien ra nhu the nao hinh 6
artemis su menh tro lai mat trang da bat dau va se dien ra nhu the nao hinh 7

Như đã nói, sứ mệnh Artemis sẽ bao gồm 3 giai đoạn: I, II và III. Thay vì các thành viên phi hành đoàn, Artemis I sẽ đưa vào không gian 3 người nộm tên là Helga, Zohar và Chỉ huy Moonikin Campos. Helga và Zohar chứa các mô hình nhựa của các cơ quan nhạy cảm với bức xạ, chẳng hạn như cơ quan sinh dục và phổi, để các nhà khoa học có thể nghiên cứu cách bức xạ trong không gian có thể ảnh hưởng đến các phi hành gia trong tương lai.

Nhiệm vụ Artemis II sẽ chở 4 phi hành gia vòng quanh mặt trăng và quay trở lại Trái đất, nhưng sẽ không hạ cánh xuống bề mặt mặt trăng. Chuyến đi của phi hành đoàn sẽ đưa họ đến khoảng khoảng cách 4.600 dặm so với mặt trăng. Tùy thuộc vào vị trí của mặt trăng trong nhiệm vụ, đây có thể là khoảng cách xa nhất vào hệ mặt trời mà con người đã từng đến.

Với Artemis III, các phi hành gia sẽ sử dụng tàu SpaceX Starship để đáp xuống gần cực Nam của mặt trăng, khi đó phi thuyền Orion vẫn chờ trên quỹ đạo mặt trăng. Vùng cực là nơi có những miệng núi lửa bí ẩn, vĩnh viễn không nhìn thấy ánh sáng mặt trời trong hàng tỷ năm. Các hóa chất đông lạnh bên trong có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về lịch sử của mặt trăng và hệ mặt trời.

Nếu sứ mệnh Artemis III thành công, NASA sẽ có thể dễ dàng cử các phi hành đoàn thường xuyên lên và trở lại mặt trăng. Sau đó, NASA sẽ thiệt lập mọt căn cứ trên mặt trăng và một tàu vũ trụ tiền đồn có tên là Gateway đóng trên quỹ đạo mặt trăng để phục vụ cho việc trung chuyển từ Trái đất đến mặt trăng.

Như vậy, sứ mệnh đầy hoài bão để có thể đến thăm mặt trăng thường xuyên đó đã chính thức khởi động với vụ phóng thành công vào chiều nay. Đó là một bước tiến lớn nữa của nhân loại trong lịch sử khám phá vũ trụ.

Hải Anh

Tin mới

Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

Doanh thu sụt giảm 95%, gần 50 triệu cổ phiếu Thiên Nam (TNA) bị đình chỉ giao dịch, phải chuyển sàn UpCom

(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.

Kinh doanh - Tài chính
Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

Địa ốc Hoàng Quân (HQC) nợ tăng vọt tăng 71%, dòng tiền kinh doanh âm 1.185 tỷ đồng

(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Kinh doanh - Tài chính
Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

Khai mạc Triển lãm Hành động vì Cộng đồng với chủ đề 'Cộng đồng kiến tạo'

(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.

Nghề báo
VFF hướng tới việc xây dựng, phát huy tốt các hoạt động tập thể cho bóng đá Việt Nam

VFF hướng tới việc xây dựng, phát huy tốt các hoạt động tập thể cho bóng đá Việt Nam

(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.

Thể thao
Hà Nội bãi bỏ các quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

Hà Nội bãi bỏ các quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bất động sản
Vụ rơi máy bay Yak-130: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

Vụ rơi máy bay Yak-130: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho hai phi công

(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."

Tin tức
Hải Phòng: Cháy nhà dân lúc rạng sáng

Hải Phòng: Cháy nhà dân lúc rạng sáng

(CLO) Thông tin ban đầu, khoảng 6 giờ sáng ngày 22/11/2024, căn nhà số 7 Hồ An Biên, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng bất ngờ bốc cháy.

Đời sống
Tiền đạo Tiến Linh: 'Indonesia là ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch ở AFF Cup 2024'

Tiền đạo Tiến Linh: 'Indonesia là ứng viên sáng giá cho ngôi vô địch ở AFF Cup 2024'

(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.

Thể thao
Bắt tạm giam nghịch tử dùng xăng phóng hỏa khiến bố, mẹ tử vong

Bắt tạm giam nghịch tử dùng xăng phóng hỏa khiến bố, mẹ tử vong

(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.

Vụ án
Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại Hà Nội

Mở cửa phòng trưng bày “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả” tại Hà Nội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.

Đời sống
Bắt đối tượng đổ thuốc sâu vào nguồn nước để đầu độc cả nhà hàng xóm

Bắt đối tượng đổ thuốc sâu vào nguồn nước để đầu độc cả nhà hàng xóm

(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.

Vụ án
Núi lửa ở Iceland phun trào lần thứ 10 trong vòng 3 năm

Núi lửa ở Iceland phun trào lần thứ 10 trong vòng 3 năm

(CLO) Một ngọn núi lửa gần thủ đô Reykjavik của Iceland đã phun trào vào cuối ngày thứ Tư vừa qua, đánh dấu lần thứ mười trong vòng ba năm qua.

Thế giới 24h
Cuộc sống tại Delhi - thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Cuộc sống tại Delhi - thành phố ô nhiễm nhất thế giới

(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.

Môi trường và cuộc sống
Quốc hội Ukraine hoãn họp dài hạn vì lý do an ninh

Quốc hội Ukraine hoãn họp dài hạn vì lý do an ninh

(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến ​​diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.

Thế giới 24h
82 chiến binh ở Syria thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel

82 chiến binh ở Syria thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel

(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).

Thế giới 24h
Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.

Nghề báo
Bình Luận

Tin khác

Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải

Những vũ khí và công nghệ quân sự tiên tiến của Trung Quốc tại triển lãm Chu Hải

(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.

Tiêu điểm Quốc tế
ATACMS, tên lửa Mỹ mà Ukraine sử dụng tấn công Nga mạnh thế nào và có thể thay đổi cục diện?

ATACMS, tên lửa Mỹ mà Ukraine sử dụng tấn công Nga mạnh thế nào và có thể thay đổi cục diện?

(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị G20 kêu gọi 'hành động' giải quyết khủng hoảng Ukraine, Trung Đông và biến đổi khí hậu

Hội nghị G20 kêu gọi 'hành động' giải quyết khủng hoảng Ukraine, Trung Đông và biến đổi khí hậu

(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.

Tiêu điểm Quốc tế
'Chúng tôi đã mất tất cả', hàng triệu người Indonesia rời khỏi tầng lớp trung lưu

'Chúng tôi đã mất tất cả', hàng triệu người Indonesia rời khỏi tầng lớp trung lưu

(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.

Tiêu điểm Quốc tế
Những nguy cơ mà Einstein, Hawking và NASA dự báo về ngày tận thế đều đang hiện hữu

Những nguy cơ mà Einstein, Hawking và NASA dự báo về ngày tận thế đều đang hiện hữu

(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.

Tiêu điểm Quốc tế
Chân dung 'phó tướng' JD Vance: Từ tuổi thơ bất hạnh, nhà báo chiến trường... đến Phó Tổng thống Mỹ

Chân dung 'phó tướng' JD Vance: Từ tuổi thơ bất hạnh, nhà báo chiến trường... đến Phó Tổng thống Mỹ

(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.

Tiêu điểm Quốc tế
Ông Donald Trump sẽ giúp quan hệ Mỹ - Nga 'bình thường' trở lại?

Ông Donald Trump sẽ giúp quan hệ Mỹ - Nga 'bình thường' trở lại?

(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?

Tiêu điểm Quốc tế
Quan hệ Việt Nam - Mỹ: Những triển vọng phát triển khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Quan hệ Việt Nam - Mỹ: Những triển vọng phát triển khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.

Tiêu điểm Quốc tế
Hành trình chiến thắng ly kỳ và ngoạn mục của ông Donald Trump

Hành trình chiến thắng ly kỳ và ngoạn mục của ông Donald Trump

(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

Tiêu điểm Quốc tế
Những toan tính của Thủ tướng Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

Những toan tính của Thủ tướng Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng

(CLO) Quyết định của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Galant và bổ nhiệm cựu Ngoại trưởng Israel Katz thay thế ông đã đánh dấu một bước ngoặt bất ngờ trong nền chính trị nước này.

Tiêu điểm Quốc tế