(CLO) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ kỷ niệm tròn 55 năm thành lập vào ngày mai (8/8/1967 - 8/8/2022). Sau 55 hình thành và phát triển, ASEAN đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, đang hướng tới trở thành một trong những cộng đồng hình mẫu về sự hợp tác toàn diện trên thế giới.
Hành trình phát triển và những cột mốc tự hào
Trong một thế giới đầy biến động về cả kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng hiện tại, sự phát triển của ASEAN có thể nói đang đóng vai trò rất to lớn để duy trì sự ổn định và phát triển chung của các quốc gia trong khu vực. Nếu không có sự đồng thuận, đoàn kết cùng hợp tác khi đứng cùng trong cùng một khối như lúc này, từng quốc gia tại Đông Nam Á sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với nhiều thách thức về mọi mặt đang diễn ra trên thế giới, từ tình hình đại dịch, bất ổn địa chính trị và cả những nhiệm vụ cách bách trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Để có được một thành tựu, một sự phát triển như ngày nay, chúng ta cần bắt đầu trở lại với cách đây đúng 55 năm, vào ngày 08/08/1967, khi 5 nhà lãnh đạo, gồm các Bộ trưởng Ngoại giao các nước Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia và Thái Lan, đã cùng ký văn bản khai sinh ra Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tại Bangkov, Thái Lan.
Sự khởi đầu ASEAN đó bắt đầu bằng văn kiện được gọi là Tuyên bố ASEAN. Bản tuyên bố này chỉ là một tài liệu ngắn, nhưng nêu rõ các mục tiêu và tôn chỉ của Hiệp hội. Đó là “hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, giáo dục và các lĩnh vực khác; thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý, pháp quyền và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc”. Tài liệu cũng quy định rằng hiệp hội sẽ mở rộng cho tất cả các quốc gia Đông Nam Á trong khu vực tham gia theo các mục đích của ASEAN.
Từ một tổ chức chỉ có 5 thành viên, đến nay giấc mơ về một ASEAN với 10 nước Đông Nam Á đã trở thành hiện thực, sau khi trải qua biết bao nhiêu thăng trầm trong suốt hơn 5 thập kỷ đầy biến động. ASEAN thực tế đã có một sự khởi đầu khá chậm trong một thời gian dài. Phải đến ngày 8/1/1984, tức sau gần 20 năm kể từ khi thành lập, ASEAN mới đón chào thành viên thứ 6, với việc Brunei chính thứ gia nhập, sau một tuần kể từ khi quốc đảo nhỏ bé này giành độc lập.
Đến ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 7, một dấu mốc có ý nghĩa quan trọng và bước ngoặt giúp ASEAN phát triển mạnh mẽ sau đó, khi mà chỉ sau đó vỏn vẹn 4 năm, ASEAN đã quy tụ được đủ 10 quốc gia Đông Nam Á. Cụ thể, Lào và Myanmar đã cùng nhau gia nhập vào ngày 23 tháng 7 năm 1997. Cũng sau đó không lâu, Campuchia đã gia nhập ngày vào 30 tháng 4 năm 1999.
Như vậy, dù đã trải qua 55 năm hình thành và phát triển, song ASEAN chỉ là một tổ chức trọn vẹn của toàn khu vực Đông Nam Á trong vòng hơn 2 thập kỷ qua. Điều đó cho thấy, việc ASEAN có được vị thế lớn lao về mọi mặt như thời điểm hiện tại là một bước chuyển mình ngoạn mục; cho thấy sự đoàn kết và đồng lòng rất lớn giữa các quốc gia, các dân tộc dù có sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo và xã hội trong khu vực.
Để đạt được điều này, một cột mốc quan trọng không thể không nhắc đến là ngày 15 tháng 12 năm 2008, các quốc gia thành viên đã họp tại Jakarta để đưa ra một hiến chương, giúp ASEAN không chỉ là một tổ chức mà thực sự trở thành "một cộng đồng chung", liên kết các quốc gia trở thành một khối thống nhất trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị và xã hội. Nhiều chuyên gia ví rằng, ASEAN giống như một “cộng đồng EU” thứ hai trên thế giới, điều mà không nhiều khu vực khác không làm được.
Cụ thể, Hiến chương ASEAN đã biến 10 nước Đông Nam Á thành một thực thể pháp lý và nhằm mục đích tạo ra một khu vực thương mại tự do duy nhất cho khu vực với 600 triệu dân. Cựu Tổng thống của Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono từng cho biết: "Đây là một bước phát triển quan trọng khi ASEAN hướng đến củng cố, hội nhập và chuyển mình thành một cộng đồng".
Chính nhờ hoạt động như một cộng đồng thống nhất, ASEAN có thể nói rất dễ dàng xây dựng sự đồng thuận trong tất cả các lĩnh vực, gặp nhiều thuận lợi trong việc giải quyết các vấn đề lớn trong khu vực và trên thế giới, cũng như cùng nhau tạo ra một môi trường kinh tế và xã hội phát triển không ngừng.
Ba trụ cột chính của ASEAN
Cho đến nay, ASEAN đã trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, là một hình mẫu về hợp tác trong khu vực. Để có được kết quả này, ASEAN đã xây dựng một mô hình hoạt động rất chặt chẽ và toàn diện, dựa trên sáng kiến 3 “trụ cột”: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Có nghĩa rằng, gần như mọi mặt của đời sống của 10 quốc gia Đông Nam Á đều đang được liên kết một cách mạnh mẽ và trực tiếp với nhau.
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)là cộng đồng nòng cốt và có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của ASEAN; có mục tiêu giúp xây dựng lòng tin, chia sẻ các chuẩn mực, quy tắc ứng xử, ngăn ngừa, quản lý xung đột, cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
APSC đã thông qua 2 giai đoạn Kế hoạch Tổng thể 2009 -2015 và 2015 - 2025, qua đó đã đạt được rất nhiều thành công trong việc hợp tác giữa các quốc gia với nhau về chính trị, an ninh và quốc phòng trong khu vực, cũng như với các đối tác trên thế giới.
Cho đến nay, các lĩnh vực hợp tác giữa các nước trong APSC ngày càng được thúc đẩy và đi vào chiều sâu thông qua các cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao (AMM), Hội nghị Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và ADMM Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN (AMF) và AMF+, Ủy ban liên Chính phủ và Nhân quyền (AICHR), Ủy ban Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về tội phạm xuyên quốc gia (AMMTC) và nhiều hợp tác về an ninh, quốc phòng quan trọng khác.
Với APSC, ASEAN không chỉ có những sự kết hợp tác rất chặt chẽ và toàn diện về chính trị, an ninh giữa các thành viên mới nhau, mà còn là một khối thống nhất có vị thế cao trong việc hợp tác với các quốc gia và các tổ chức khác trên thế giới.
Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là trụ cột thứ 2 của ASEAN được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, sau Cộng đồng Chính trị và An ninh. AEC có mục tiêu "thực hiện các sáng kiến hội nhập kinh tế" để tạo ra một thị trường duy nhất cho các quốc gia thành viên. Đặc điểm của nó bao gồm một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, một khu vực phát triển kinh tế công bằng và một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu.
Cho đến nay, dù chưa đạt được kết quả thực sự trọn vẹn, song rõ ràng sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên ASEAN đã đạt được những thành quả ấn tượng. Trước tiên, thương mại trong khối ASEAN hiện đã chiếm tổng 1/4 giá trị thương mại của toàn khu vực, tức cho thấy sự hội nhập kinh tế ngày càng lớn giữa các quốc gia trong khối.
Chính sự hợp tác trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã góp phần giúp các quốc gia Đông Nam Á hồi phục mạnh mẽ và khá đồng đều sau cú sốc đại dịch COVID-19. Theo báo báo giữa kỳ của Kế hoạch tổng thể AEC 2025, đại dịch COVID đã kéo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của ASEAN xuống mức - 3.3% vào năm 2020, song đã lập tức hồi phục lên 5,5% tính đến 6 tháng đầu năm 2022.
Bên cạnh nội lực của từng quốc gia, AEC rõ ràng đã đóng góp rất lớn vào việc giúp kinh tế ASEAN nói chung phát triển nhanh chóng. Vào năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, GDP các nước ASEAN lên tới xấp xỉ 3 nghìn tỷ USD. Nếu coi là một thực thể duy nhất, ASEAN sẽ xếp hạng 5 trong số các nền kinh tế lớn nhất thế giới theo GDP, chỉ sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Dự kiến đến năm 2030, ASEAN còn có thể vươn lên thứ 4 thế giới.
Với AEC, ASEAN đã xây dựng hàng loạt quan hệ đối tác thương mại song phương và đa phương với các quốc gia và khu vực khác trên thế giới, như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định khung về Đối tác toàn diện ASEAN (AJCEP), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - EU, Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…
Trụ cột thứ ba của ASEAN là Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC), cũng được thông qua trong Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 vào năm 2015. Trong số các lĩnh vực trọng tâm, ASCC có vai trò thúc đẩy phát triển con người, đảm bảo công bằng xã hội, xây dựng môi trường bền vững, bản sắc ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Cùng với Cộng đồng Chính trị & An ninh và Cộng đồng Kinh tế, Cộng đồng ASCC sẽ giúp ASEAN thành một cộng đồng thống nhất và toàn diện. Cho đến nay, sự hợp tác giữa các quốc gia ASEAN trong ASCC đã hết sức sâu rộng, với nhiều hoạt động thiết thực, liên quan đến mọi mặt của xã hội khác nhau; từ lao động, quyền phụ nữ, trẻ em, xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nhân đạo, y tế, chống biến đổi khí hậu, thông tin, thể thao, văn hóa, thanh niên...
Thành công lớn và dễ nhận thấy nhất của ASCC trong thời gian gần đây chính là sự hợp tác trong việc chống lại đại dịch COVID và cũng như giai đoạn hồi phục sau đó. Quỹ ASEAN Ứng phó COVID (do Việt Nam và Thái Lan đề xuất) đã sớm được thành lập vào ngày 26/6/2020, đã quyên góp được hơn 20 triệu USD, qua đó đã có những hỗ trợ kịp thời cho các nước gặp khó khăn trong khu vực.
Như vậy, sau 55 hình thành và phát triển, ASEAN đã có sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, đang hướng tới trở thành một trong những cộng đồng hình mẫu về sự hợp tác toàn diện trên thế giới. Và có thể tin rằng, dù còn gặp nhiều thách thức, song ASEAN sẽ còn có những bước tiến lớn hơn trong tương lai!
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Trung Quốc đã phô trương công nghệ quân sự tiên tiến bằng cách trình làng một loạt thiết bị quân sự hiện đại tại triển lãm hàng không lớn nhất đất nước.
(CLO) Một ngày sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép, Ukraine đã bắn tên lửa tầm xa ATACMS vào khu vực Bryansk, nằm cách 379 km về phía tây nam Moscow.
(CLO) Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil đã ra tuyên bố của các nhà lãnh đạo vào thứ Hai (18/11), kêu gọi "hành động" giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà toàn cầu đang phải đối mặt, như xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và các vấn đề lớn khác.
(CLO) Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Indonesia, gần 10 triệu người đã rời khỏi tầng lớp trung lưu của nước này kể từ năm 2019 cho đến nay.
(CLO) Trong nhiều năm, con người đã suy ngẫm về viễn cảnh tận thế của thế giới, gồm cả các nhà tiên tri, nhà khoa học vĩ đại cho đến các tổ chức nghiên cứu vũ trụ như NASA. Và không thể không lo lắng khi những nguy cơ mà họ đưa ra đều đang dần hiện hữu.
(CLO) Phó Tổng thống đắc cử JD Vance được coi là ứng cử viên sáng giá nhất để kế nhiệm ông Donald Trump với tư cách là ứng cử viên của Đảng Cộng hòa vào năm 2028.
(CLO) Trong chiến dịch vận động tranh cử của mình, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhiều lần cam kết sẵn sàng đàm phán với Nga nhằm hạ nhiệt những căng thẳng giữa hai quốc gia. Vậy quan hệ Nga - Mỹ sẽ có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Trump tới đây?
(CLO) Có thể khẳng định rằng chưa bao giờ mối quan hệ Việt Nam - Mỹ tốt đẹp như hiện tại. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chính sách Châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Vì thế, ngay cả với sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Donald Trump cùng khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết”, thì bên cạnh những thách thức, một thời cơ lớn cho Việt Nam cũng sẽ được gợi mở.
(CLO) Từ chỗ thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 và hứng chịu vô số hậu quả, ông Donald Trump đã trở lại đỉnh cao quyền lực một cách ngoạn mục khi đánh bại bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.