ASEAN vẫn đang là điểm dịch “nóng” nhất châu Á

Thứ bảy, 10/07/2021 06:23 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với 69.470 ca COVID-19 mới và 1.184 ca tử vong ghi nhận trong ngày 9/7, khu vực ASEAN vẫn đang là một trong những điểm dịch “nóng” nhất châu Á.

Cụ bà Ho Kham, 101 tuổi, tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 2/7/2021. Ảnh: AFP

Cụ bà Ho Kham, 101 tuổi, tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 2/7/2021. Ảnh: AFP

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/7, các nước ASEAN ghi nhận thêm 69.470 ca COVID-19, tăng 1.184 ca so với 1 ngày trước. Dịch bệnh này tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 103.576 người dân trong khu vực, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 5.396.079 ca. Toàn khối ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 4.655.439 trường hợp.

Toàn khối vẫn chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới ở nhiều nước thành viên sau khi chủng virus Delta lây lan mạnh.

Trong 24 giờ qua, trừ Brunei, các nước thành viên ASEAN còn lại đều ghi nhận các ca COVID-19 mới; 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Việt Nam và Campuchia. Đông Nam Á vẫn đang là một trong những điểm dịch “nóng” nhất châu Á.

Trong ngày 9/7, Indonesia ghi nhận thêm 38.124 ca nhiễm và 871 ca tử vong do COVID-19. Trước bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cùng ngày cho biết nước này sẽ áp đặt các biện pháp hạn chế khẩn cấp tại một số khu vực bên ngoài đảo Java và Bali nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. 

Phát biểu tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Hartarto thông báo những biện pháp hạn chế khẩn cấp được áp dụng tại 15 thành phố thuộc Sumatra, Kalimantan và Papua, sẽ tương tự như những biện pháp đang được áp đặt tại hai đảo Java và Bali.

Bên cạnh đó, Indonesia cũng sẽ đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, trong đó ưu tiên tiêm mũi vaccine thứ hai cho nhân viên y tế. Bộ Y tế Indonesia cho biết trong tuần này, Indonesia sẽ tiếp nhận thêm các liều vaccine của hãng Moderna, và vaccine này sẽ được dùng để tiêm nhắc lại.

Ngày 9/7, Malaysia ghi nhận 9.180 ca mắc COVID-19 mới, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này, nâng tổng số ca nhiễm trên cả nước lên 817.838 ca.

Đây là lần thứ 2 số ca nhiễm mới trong ngày ở Malaysia vượt trên mức 9.000 ca/ngày, sau lần tăng lên 9.020 ca mắc vào ngày 29/5. Bộ Y tế Malaysia cho biết trong ngày 9/7, bang Selangor tiếp tục đứng đầu Malaysia về số ca nhiễm mới với 4.400 ca, tiếp đó là lãnh thổ liên bang Kuala Lumpur với 1.271 ca và bang Nigeri Sembilan với 899 ca.

Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này có thêm 5.881 ca nhiễm mới, nâng tổng số người mắc bệnh tại quốc gia này lên 1.461.455 ca. Trong 24 giờ qua, Philippines cũng ghi nhận thêm 70 ca tử vong, đưa tổng số người thiệt mạng vì dịch bệnh lên 25.720 người. Với hơn 110 triệu dân, Philippines đã thực hiện xét nghiệm cho hơn 14 triệu người kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này vào tháng 1/2020.

Cũng trong ngày 9/7, Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Harry Roque cho biết chính phủ nước này cho phép trẻ em từ 5 tuổi trở lên được ra khỏi nhà ở vùng đô thị Manila và những khu vực khác đang nằm trong diện áp dụng các biện pháp hạn chế ở mức độ vừa phải.

Theo đó, trẻ em ở nhóm tuổi này sẽ được đến công viên, khu vui chơi, các địa điểm du lịch ngoài trời, trung tâm thể thao ngoài trời không tiếp xúc và ăn uống ngoài trời cùng bố mẹ và người giám hộ. Tuy nhiên, trẻ em vẫn chưa được đến các trung tâm thương mại và nên đeo khẩu trang cũng như giữ khoảng cách an toàn khi đi ra ngoài.

Tại Thái Lan, Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) chiều 9/7 thông báo triển khai các biện pháp hạn chế mới nghiêm ngặt hơn tại vùng thủ đô Bangkok mở rộng và 4 tỉnh miền Nam nhằm làm chậm tốc độ lây lan của dịch bệnh COVID-19. Làn sóng dịch COVID-19 lần thứ ba tại Thái Lan đã khiến 2.440 người thiệt mạng kể từ khi bùng phát tại nước này hồi đầu tháng 4.

Theo các biện pháp giới nghiêm mới được ban bố, kể từ ngày 12/7, các trung tâm mua sắm sẽ đóng cửa, ngoại trừ siêu thị, hiệu thuốc, ngân hàng và cửa hàng điện thoại di động. Các cửa hàng tiện lợi, nhà hàng và các điểm bán đồ uống không cồn chỉ được bán đồ mang đi và phải đóng cửa từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau.

Việc tụ tập nhiều hơn năm người sẽ bị cấm, trừ những sự kiện tôn giáo. Phương tiện giao thông công cộng sẽ ngừng hoạt động từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng hôm sau. Các công viên công cộng sẽ vẫn mở cửa đến 8 giờ tối, nhưng các tiệm làm đẹp và spa sẽ đóng cửa. Tất cả các lớp học sẽ được dạy trực tuyến.

Người dân ở Bangkok cùng các tỉnh lân cận là Nonthaburi, Nakhon Pathom, Pathum Thani, Samut Prakan và Samut Sakhon, và 4 tỉnh ở miền Nam gồm Songkhla, Pattani, Narathiwat và Yala sẽ bị cấm rời khỏi nhà từ 9 giờ tối đến 4 giờ sáng hôm sau, trừ những những trường hợp cấp thiết như cấp cứu y tế. Chính phủ Thái Lan đề nghị người dân làm việc tại nhà, thực hiện nghiêm giãn cách xã hội và không khuyến khích giao thông liên tỉnh.

Trợ lý người phát ngôn CCSA Apisamai Srirungson nhấn mạnh rằng các biện pháp giới nghiêm mới nói trên tập trung vào vùng thủ đô Bangkok mở rộng. Tuy nhiên, các trạm kiểm soát sẽ được lập từ ngày 10/7 tại tất cả các tỉnh nhằm hạn chế di chuyển của người dân.

Thái Lan ngày 9/7 ghi nhận 9.276 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát và tăng mạnh so với 7.058 ca ghi nhận một ngày trước đó. Trong số ca mắc mới ghi nhận ngày 9/7 có 8.998 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 278 ca là các tù nhân.

Thế Vũ

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe