(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.
Băng tan nhanh và cuộc đua thêm sôi động
Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhiệt độ không khí bề mặt mùa Hè trong năm 2023 là ấm nhất ở Bắc Cực. 2023 là năm thứ 6 liên tiếp Bắc Cực ấm lên nhưng năm 2024 còn nóng hơn nữa khi tháng 8 vừa qua, khu vực này lại ghi nhận kỷ lục nhiệt độ mới: 35,9°C.
Nhiệt độ tăng lên, các chỏm băng tan chảy, cũng là lúc “cơn sốt vàng” trở nên nóng hơn với Vòng Bắc Cực. Hiện tại, 8 quốc gia có lãnh thổ ở Vòng Bắc Cực bao gồm Canada, Phần Lan, Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ.
Tất cả đều là thành viên của Hội đồng Bắc Cực, một tổ chức có vai trò quyết định hầu hết những vấn đề xung đột trong khu vực. Ngoài 8 nước thành viên, Hội đồng Bắc Cực còn có 13 quan sát viên, với những cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp và Đức…, nên ảnh hưởng của tổ chức này rộng hơn nhiều so với diện tích địa lý.
Vòng Bắc Cực là khu vực rất giàu tài nguyên. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khoảng 13% lượng dầu và 30% lượng khí đốt chưa được khám phá của thế giới có thể nằm ở nơi đây, với giá trị ước tính lên tới 35 nghìn tỷ USD. Đấy là chưa kể các khoáng sản quý khác và trữ lượng thực sự có thể còn lớn hơn nữa do phần lớn vùng nước sâu phủ băng của nơi đây chưa được khám phá.
Với sự “giàu có” như vậy, không ngạc nhiên khi cuộc đua khai thác tài nguyên tại Vòng Bắc Cực rất sôi động. Nga - quốc gia Bắc Cực lớn nhất về mặt địa lý - đã đầu tư vào nhiều dự án lớn, chẳng hạn như Yamal LNG tại Bán đảo Yamal, một trong những dự án khai thác khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, Tạp chí High North News cho biết, Trung Quốc đã đầu tư 90 tỷ USD vào các dự án năng lượng và tài nguyên ở Bắc Cực trong thập kỷ qua, chủ yếu là tại Nga. Mỹ cũng được dự báo sẽ mở rộng hoạt động khai thác tại Alaska sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức. Ông Trump từ lâu đã khẳng định sự ủng hộ với việc mở rộng khoan thăm dò dầu khí tại Alaska.
Na Uy cũng là một quốc gia có nhiều hoạt động khai thác dầu khí tại Bắc Cực. Dự án lớn nhất của họ, Johan Castberg, nằm ngoài khơi Biển Barents gồm 3 mỏ dầu với trữ lượng ước tính từ 400 đến 650 tỷ thùng, được điều hành bởi Equinor, một công ty năng lượng nhà nước của Na Uy.
Những thách thức mới ở vùng đất lạnh
Với một khu vực địa chất vô cùng quan trọng như Bắc Cực, các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên sôi động khi cộng hưởng với tình trạng biến đổi khí hậu, đang tạo ra những thách thức rất lớn về môi trường, cho cả khu vực cũng như toàn cầu.
Khi các quốc gia mở rộng hoạt động khoan ở Vòng Bắc Cực, hậu quả có thể là xói mòn và gây hại cho các loài bản địa, đồng thời tiềm ẩn những thảm họa môi trường do khả năng xảy ra sự cố tràn dầu, dẫn tới tàn phá quần thể động vật hoang dã. Ngoài ra, các hoạt động khai thác tài nguyên quy mô lớn cũng sẽ làm gia tăng tình trạng băng tan. Một báo cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây ước tính Bắc Cực đã mất khoảng 12,2% băng biển mỗi thập kỷ trong vòng 30 năm qua. Và, việc này có tác động sâu rộng trên toàn thế giới.
Bắc Cực và Nam Cực là “tủ lạnh” của Trái Đất. Vì chúng được bao phủ bởi tuyết trắng và băng phản xạ nhiệt trở lại không gian, chúng giúp cân bằng với các khu vực hấp thụ nhiệt. Ít băng hơn có nghĩa là ít phản xạ nhiệt hơn, dẫn tới nhiều đợt nắng nóng dữ dội hơn trên toàn thế giới. Sự tan chảy ở Greenland là một yếu tố dự báo chính về mực nước biển dâng trong tương lai: Nếu nó tan chảy hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu có thể dâng thêm 6 mét.
Băng tan cũng mở ra nhiều diện tích có thể khai thác tài nguyên tại những khu vực chưa được công bố chủ quyền. Và đó là tiền đề cho những yêu sách về lãnh thổ, gia tăng tranh chấp, đồng thời thúc đẩy các hoạt động quân sự nhằm khẳng định sức mạnh, chẳng hạn như tuần tra, tập trận hoặc xây dựng những tiền đồn tại Bắc Cực.
Trong khi đó, các quốc gia có liên quan trong vai trò quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực cũng quan tâm sát sao đến những biến đổi môi trường ở vùng cực này và đưa ra những chiến lược Bắc Cực của riêng mình. Chẳng hạn như Ấn Độ cho biết, Bắc Cực có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu gió mùa tại nước này, vốn rất quan trọng đối với nông nghiệp và an ninh lương thực của một quốc gia hơn 1 tỷ dân. Do đó, Ấn Độ bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với lời kêu gọi của Nga về việc BRICS+ cần can dự nhiều hơn vào các vấn đề của Bắc Cực.
Tất cả những diễn biến kể trên khiến vùng đất lạnh giá ở cực Bắc của hành tinh tiếp tục nóng, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bắc Cực đang phát triển thành một khu vực quan trọng trong thế kỷ 21 và sẽ đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới nhờ nguồn tài nguyên khổng lồ cũng như khả năng mở ra những tuyến đường hàng hải mới khi băng tan.
(CLO) Liên quan vụ việc một tài xế bị hành hung ở bến phà Cồn Nhất, huyện Giao Thủy (Nam Định), ngày 2/2, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Giao Thủy ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với hai đối tượng.
(CLO) Samsung chính thức khai tử ứng dụng nhắn tin, buộc người dùng Galaxy S25 chuyển sang Google Messages. Đây là bước đi quan trọng trong chiến lược mới của hãng.
(CLO) Ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, dòng người từ các tỉnh, thành bắt đầu quay trở lại TP HCM để chuẩn bị cho những ngày làm việc đầu năm.
(CLO) Giấc mơ robotaxi của Elon Musk gặp trở ngại lớn tại Trung Quốc do quy định về làn xe buýt và hạn chế dữ liệu, đe dọa kế hoạch triển khai FSD toàn cầu trong năm nay.
(CLO) Trong không gian Tết Ất Tỵ ấm cúng, du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường; tham gia các trò chơi dân gian hấp dẫn…
(CLO) Chiều 2/2 (tức Mùng 5 Tết Âm lịch), Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, từ ngày 25/1 - 2/2, ngành Du lịch cả nước ước đón và phục vụ 12,5 triệu lượt khách nội địa, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, số lượng khách quốc tế đến tăng cao ở nhiều địa phương.
(CLO) Theo thống kê của Bộ Y tế, so cùng kỳ Tết Giáp Thìn 2024, trong dịp Tết Ất Tỵ 2025 số ca khám cấp cứu nghi do tai nạn giao thông giảm 11%, số ca tử vong nghi do tai nạn giao thông giảm 28,9%; số ca khám, cấp cứu nghi do tai nạn pháo nổ, pháo hoa giảm 24,2%.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn, đêm 2/2 và ngày 3/2, Bắc Bộ, Trung Bộ sẽ đón thêm không khí lạnh mới, trời rét đậm rét hại, có khu vực xuống dưới 6 độ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chuyển mưa rào rải rác, cục bộ có nơi mưa mưa to và dông.
(CLO) Trong rộn ràng không khí đón xuân mới, có rất nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức ở các địa danh khác nhau, trong đó quần thể danh thắng Tràng An trở thành điểm du Xuân thú vị cho các bạn trẻ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh tăng thuế đối với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc, cho rằng điều này sẽ giúp giảm di cư bất hợp pháp và buôn lậu fentanyl vào Mỹ.
(CLO) Một mảng đại dương cổ đại bên dưới Iraq đang dần tách ra, kéo bề mặt Trái đất xuống và định hình lại cảnh quan, cho thấy sự thay đổi địa chất vẫn tiếp diễn trong khu vực.
(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.
(CLO) Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã thực tế cho thấy không nhiều. Do đó, Bộ Tư pháp cho rằng cần thiết phải quy định bỏ hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp xã.
(CLO) Bộ phim “Mưa trên cánh bướm” phải dừng chiếu ở rạp từ 1/2 (tức Mùng 4 Tết Ất Tỵ). Theo số liệu từ đơn vị thống kê độc lập Box Office, phim của đạo diễn Dương Diệu Linh chỉ thu khoảng 647 triệu đồng sau một tháng phát hành.
(CLO) Lễ hội Cầu Ngư là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của ngư dân Cam Lâm (xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh), thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Cá Ông – vị thần hộ mệnh của những người gắn bó với biển khơi. Đồng thời, đây cũng là dịp để ngư dân cầu mong một năm thuận buồm xuôi gió, đánh bắt bội thu và cuộc sống an lành.
(CLO) Phim Tết "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành tiếp tục khiến cộng đồng mạng dậy sóng với hàng loạt ý kiến khen chê trái chiều dù sau 4 ngày ra rạp đã thu về 168 tỷ đồng. Nói về việc này, Trấn Thành đã chính thức lên tiếng...
(NB&CL) Trật tự địa chính trị toàn cầu đang trải qua những thay đổi sâu sắc với sự trỗi dậy của các tập hợp lực lượng mới, có khả năng dịch chuyển cán cân quyền lực. Trong bối cảnh đó, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ tạo ra những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ, tác động đến phần còn lại của thế giới.
(NB&CL) Đông Nam Á đang đứng trước bước ngoặt quan trọng khi cơ cấu quyền lực toàn cầu chuyển từ đơn cực sang đa cực, được thúc đẩy bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và Nga, ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ. Mặc dù Mỹ vẫn giữ vai trò chủ chốt trên trường quốc tế, nhưng sự thống trị của quốc gia này đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể, dẫn đến một trật tự toàn cầu ngày càng phân mảnh và cạnh tranh hơn.
(NB&CL) Trong kỷ nguyên được định hình bởi toàn cầu hóa nhanh chóng và động lực quyền lực thay đổi, khối BRICS - bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - đã nổi lên như một thế lực quan trọng trên trường quốc tế. Với số lượng thành viên ngày càng mở rộng, BRICS không còn chỉ là một khối kinh tế mà còn đang trở thành “kiến trúc sư” chính của một trật tự thế giới mới, thách thức sự thống trị lâu đời của các cường quốc phương Tây.
(NB&CL) Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 75 năm Ngày quốc tế đa phương và ngoại giao vì hòa bình. Đây cũng sẽ là năm mà chủ nghĩa đa phương, nền tảng cơ bản của hòa bình quốc tế, được kỳ vọng sẽ phát triển. Chỉ bằng cách hợp tác với nhau, các quốc gia mới có thể chống lại sự chia rẽ và khủng hoảng ngày càng sâu sắc.
(NB&CL) Một trong những kỳ vọng lớn của thế giới khi bước vào năm 2025 chính là hàng chục cam kết trong “Hiệp ước cho tương lai” - văn kiện được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng 9/2024. Nó được kỳ vọng sẽ chuyển hóa thành hành động mạnh mẽ, tạo ra bước đột phá cho chủ nghĩa đa phương và hòa bình chung của thế giới.
(NB&CL) Thế giới tất nhiên không thay đổi chỉ sau một đêm. Xu hướng đa cực, đa phương là một quá trình dài và là sự kết nối của nhiều mắt xích. Tuy nhiên, đến lúc này, cục diện mới đó của thế giới đang dần hình thành. Nó được xem là nằm trong dòng chảy của lịch sử, phản ánh quy luật khách quan và nhu cầu của nhân loại.
(CLO) Đằng sau thỏa thuận ngừng bắn mà Israel và Hamas đạt được cuối tuần qua có dấu ấn của một nhân vật đặc biệt. Đó là Steve Witkoff, tỷ phú bất động sản người Mỹ được Tổng thống Donald Trump cử tới Trung Đông để phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán.
(CLO) Ngày 14/1 vừa qua, Mỹ và Armenia đã ký kết một thỏa thuận an ninh nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương. Trong bối cảnh Nhà Trắng đã đình chỉ quan hệ đối tác với Gruzia, thỏa thuận Mỹ-Armenia được cho là động thái nhằm giành chỗ đứng của Washington ở Nam Kavkaz.