Bắc Giang: Tốc độ tăng trưởng đứng đầu cả nước

Thứ hai, 07/12/2020 21:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Năm 2020 tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành mục tiêu kép, vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, vừa tập trung phát triển KT-XH, tốc độ tăng trưởng ước đạt 13,02%, đứng đầu cả nước.

Điểm nhấn nổi bật về kinh tế - xã hội

Tại Hội nghị thông tin báo chí tình hình KT-XH năm 2020, ngoài việc đứng đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng đại diện UBND tỉnh Bắc Giang cho biết: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,2%, đạt hơn 266 nghìn tỷ đồng. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt kết quả nổi bật, toàn diện; giá trị xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, vượt 18% kế hoạch năm. Trong bối cảnh khó khăn song thu ngân sách nhà nước vẫn vượt dự toán năm, tổng thu ước đạt 10,5 nghìn tỷ đồng. Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải cách hành chính đạt kết quả tích cực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tai nạn giao thông giảm trên cả 3 tiêu chí…  

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Dương

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Dương

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả năm đạt hơn 59.600 tỷ đồng, tăng 12,2%, bằng 91,9% kế hoạch. Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp đạt kết quả khá tích cực. Tính đến 30/11/2020, toàn tỉnh đã thu hút được gần 1,25 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Công tác quản lý tài nguyên và môi trường tiếp tục được chú trọng. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu về môi trường đạt kế hoạch đề ra.

Thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Giang trong top đầu cả nước. Ảnh: TL

Thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Giang trong top đầu cả nước. Ảnh: TL

Chất lượng giáo dục toàn diện vẫn được duy trì ở mức cao so với mặt bằng chung cả nước. Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện hiệu quả; các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Đến nay, 100% xã/phường/thị trấn đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế. Chế độ chính sách đối với người có công, công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội được thực hiện hiệu quả. Toàn tỉnh còn hơn 16.300 hộ nghèo, giảm hơn 6.900 hộ so với năm 2019, chiếm tỷ lệ 3,5%, đạt 100% kế hoạch.

Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền được chỉ đạo, quyết liệt và hiệu quả hơn. Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được nâng lên. Công tác thanh tra, chống tham nhũng được tập trung cao. Công tác tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo có chuyển biến tích cực. Công tác quốc phòng, an ninh được triển khai đồng bộ, toàn diện. Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ được tập trung cao, thực hiện quyết liệt...

Thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề nóng

Tại hội nghị, các phóng viên đặt nhiều câu hỏi liên quan đến một số nội dung được dư luận quan tâm như: Vấn đề lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực; thu hút đầu tư, phát triển du lịch; liên kết tiêu thụ nông sản; quy hoạch sân golf; lắp đặt trạm cân ở các mỏ khoáng sản; bình xét hộ nghèo; xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ; việc xử lý trách nhiệm đối với Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng để xảy ra sai phạm trong mua sắm thiết bị y tế, thuốc; việc khai thác khoáng sản ở Hiệp Hòa khiến người dân bức xúc…

Tại đây, lãnh đạo sở, ngành, huyện đã làm rõ các nội dung nhà báo, phóng viên nêu. Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết về nội dung xây dựng vùng sản xuất hữu cơ ở xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn, xây dựng vùng sản xuất hữu cơ cần những yêu cầu rất cao, ngoài điều kiện tự nhiên, sự hỗ trợ của tỉnh, huyện, xã còn cần quyết tâm cao từ người dân địa phương, nội dung này cần khảo sát, rà soát, đánh giá một cách cụ thể.

Về việc nhiều bến thủy ven sông chưa được cấp phép, đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Giao thông vận tải cho biết, việc chậm cấp phép này do sự chồng chéo trong các quy định hiện hành. Hiện các đơn vị liên quan đang tiến hành rà soát và sẽ đề nghị UBND tỉnh phương án cấp phép tạm thời (có thời hạn) để các bến hoạt động. Trong thời gian đó, yêu cầu chủ đầu tư phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ vướng mắc, hoàn tất thủ tục để cấp phép chính thức.

Về những giải pháp liên kết tiêu thụ nông sản, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương khẳng định, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo quy hoạch các vùng sản xuất nông sản chất lượng cao, hướng dẫn người dân sản xuất theo hướng an toàn phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cùng với đó, cơ quan chức năng đã làm tốt công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiêu thụ nông sản trên địa bàn. Như trong vụ vải thiều năm 2020, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng quả vải của Bắc Giang vẫn xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản và một số thị trường. 

Ông Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao đổi thông tin với các cơ quan báo chí. Ảnh: Hoàng Dương

Ông Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trao đổi thông tin với các cơ quan báo chí. Ảnh: Hoàng Dương

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định: "Những kết quả mà tỉnh Bắc Giang đạt được trong năm 2020 rất đáng phấn khởi, đặc biệt đã hoàn thành “mục tiêu kép” vừa làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 vừa phát triển KT-XH. Thành tích ấy có đóng góp quan trọng của các cơ quan báo chí. Thời gian tới tỉnh cũng mong muốn báo chí luôn luôn đồng hành, phản ánh, phản biện các vấn đề liên quan để lãnh đạo Tỉnh cùng các đơn vị chức năng kịp thời ghi nhận và xử lý hiệu quả nhất".

Năm 2021, UBND tỉnh dự kiến đề ra một số chỉ tiêu chủ yếu như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của tỉnh (GRDP) khoảng 14,5%; GRDP bình quân đầu người đạt 3.280 USD/người/năm; thu ngân sách nhà nước đạt 10.086 tỷ đồng; khách du lịch 1,2 triệu lượt; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 75%; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia mức độ 1 đạt 93,7%; tỷ lệ hộ nghèo còn2,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo 72%; tỷ lệ lao động thất nghiệp thành thị 3%;… Tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa củng cố, phục hồi và phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng phòngchống dịch... Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, tạo đà vững chắccho thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025.

Hoàng Dương - Thủy Tiên

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm