(NB&CL) 70 năm về trước, ngày 1/2/1954, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ, Bác Hồ đã gửi thư chúc Tết với lời chúc “Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công”.
Và lời Bác đã là lời tiên tri, ngày 7/5/1954, sau 9 năm ròng rã bền gan kháng chiến, quân, dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Từ những vần thơ “tiên cảm” của Bác trước lúc Xuân sang
Lúc sinh thời mỗi khi Tết đến, xuân về, dù bận trăm công ngàn việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đối nội, đối ngoại... Bác vẫn dành thời gian và tâm huyết để sáng tác nhiều bài thơ mừng Xuân mới. Như lời đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ: “Từ ngày đất nước ta có Cụ Hồ làm Chủ tịch, dân tộc Việt Nam có thêm một phong tục mới, mỗi lần xuân đến. Ðó là giao thừa đón nghe lời Bác đọc thơ Xuân”.
Và mùa Xuân Giáp Ngọ 1954 cũng không là ngoại lệ. Xuân Giáp Ngọ (1954) là thời kỳ đất nước ta đang trong công cuộc kháng chiến kiến quốc. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến giành thắng lợi, và tiến hành cải cách ruộng đất để dân cày có ruộng, tạo thành hậu phương vững chắc chi viện cho chiến trường lập nên chiến công. Bởi vậy, tâm điểm trong bài thơ chúc Tết Giáp Ngọ 1954 là việc Bác chỉ ra cho quân, dân ta “hai nhiệm vụ rành rành”.
Bác viết: “Năm mới, quân và dân ta có hai nhiệm vụ rành rành/Đẩy mạnh kháng chiến để giành độc lập tự do/Cải cách ruộng đất là công việc rất to/Dần dần làm cho người cày có ruộng khỏi lo nghèo nàn/Quân và dân ta nhất trí kết đoàn/Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công/Hòa bình dân chủ thế giới khắp Nam, Bắc, Tây, Đông/Năm mới, thắng lợi càng mới, thành công càng nhiều”.
Bộ chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chủ tịch Hồ Chí Minh (giữa), Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng bên phải) và các đồng chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bài thơ ngắn gọn có 81 từ, viết theo thể tự do có 8 câu, rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu, lời thơ mộc mạc, gần gũi, thân quen nhưng chứa đựng cả một chủ trương lớn của Đảng cùng niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng trong giai đoạn quyết chiến chiến lược. Đó là: Đánh thắng thực dân Pháp xâm lược, chấm dứt cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ của dân tộc và thực hiện cải cách ruộng đất để người dân có ruộng, từng bước thoát khỏi nghèo nàn. Lời thơ chúc Tết của Bác vừa là mừng xuân, vừa nêu nhiệm vụ, căn dặn, chỉ bảo cụ thể. Bác kêu gọi “quân dân ta nhất trí kết đoàn” thực hiện tốt “hai nhiệm vụ rành rành” là “kháng chiến, kiến quốc”.
Tới vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Theo nhìn nhận của các chuyên gia, chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7/5/1954 là sự hội tụ của nhiều yếu tố, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Nói đến vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chiến dịch Điện Biên Phủ trước hết phải nói tới tầm nhìn, nhãn quan chiến lược tuyệt vời của Bác. Tháng 9/1953, Bộ Chính trị đã họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại cuộc họp này, Bộ Chính trị đã bàn bạc, thống nhất thông qua phương án tác chiến trong Chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954.
Trong phiên bế mạc cuộc họp, Bác đã nhấn mạnh: “Tổng Quân ủy phải có một kế hoạch lâu dài về mọi mặt để đối phó với kẻ địch trên chiến trường toàn quốc, về hướng hoạt động, phải lấy Tây Bắc là hướng chính, các hướng khác là phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hóa”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ (xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953). Ảnh: TL
Tầm nhìn chiến lược của Hồ Chủ tịch lại một lần nữa được minh chứng khi tại cuộc họp của Bộ Chính trị ngày 6/12/1953, Bác nhận định tình hình “ta đang ở thế chủ động chiến lược, còn địch ở thế bị động”. Từ đó, Người đi đến quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược. Quyết định này có thể coi là đòn quyết định tới cục diện cuộc chiến sau này.
Thắng lợi “choáng ngợp năm châu” của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây 70 năm còn là bởi những quyết sách hết sức quyết đoán và linh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đơn cử như trong việc giao nhiệm vụ. Đó là việc tháng 1/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị họp, quyết định bộ máy chỉ huy chiến dịch, kế hoạch điều động quân chủ lực lên Tây Bắc, trong đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp được giao nắm toàn quyền về quân sự: Tổng Tư lệnh, Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cùng với đó là việc cho phép vị Đại tướng trẻ: “Trao cho chú quyền quyết định. Có vấn đề gì khó khăn, bàn thống nhất trong Đảng ủy, thống nhất với cố vấn thì cứ quyết định rồi báo cáo sau”.
Theo nhìn nhận của các sử gia, chính lời dặn dò, sự quyết đoán và linh hoạt ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp có căn cứ để xử trí hết sức sáng tạo, linh hoạt trong quá trình thực tế chỉ huy Chiến dịch, trong đó có quyết định lịch sử từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”, đem lại thắng lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với một đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. (Ảnh: TTXVN)
Một quyết định nữa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng được xem là mang yếu tố quyết định tới sự thành bại của cuộc kháng chiến là việc “huy động sức mạnh toàn quốc cho chiến dịch”. Và thực tiễn đã khẳng định: Đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc của Đảng và sức mạnh to lớn của Nhân dân là nhân tố quan trọng góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Ngoài việc phán đoán, nhận định tình hình, linh hoạt trong giao nhiệm vụ, vạch ra đường lối, chủ trương kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ đạo sát sao, giáo dục động viên, cổ vũ kịp thời quân dân ta từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc chiến dịch. Người đã truyền cho các chiến sĩ ta một ý chí quyết chiến quyết thắng, một nghị lực, một sức mạnh phi thường, một niềm tin sắt đá để quân và dân ta vượt qua khó khăn hiểm nguy giành thắng lợi hoàn toàn.
Tết Giáp Ngọ (1954), Bác đã gửi tặng mỗi cán bộ, chiến sỹ ở mặt trận một chiếc ca uống nước có in hàng chữ đỏ tươi “Kiên quyết làm tròn nhiệm vụ”.
Ngay khi chiến dịch sắp bắt đầu, Người đã gửi thư cho bộ đội ở Điện Biên Phủ: “Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn nhưng cũng rất vinh quang, Bác tin chắc chắn rằng các chú sẽ phát huy những thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới”.
Ngay sau khi quân ta tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam, ngày 15/3/1954, Người gửi bức điện khen ngợi các chiến sĩ Điện Biên Phủ: “Bác và Trung ương Đảng được báo cáo về trận thắng đầu tiên của Quân đội ta ở Điện Biên Phủ. Bác và Trung ương có lời khen các đồng chí. Các đồng chí chớ chủ quan khinh địch, quyết giành toàn thắng cho chiến dịch này”.
Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giao nhiệm vụ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu kế hoạch tác chiến và mở Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 8/5/1954, chỉ một ngày sau khi các chiến sĩ ta đã đánh chiếm Sở Chỉ huy của địch, bắt sống tướng De Castries và toàn bộ Bộ Chỉ huy của địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiến dịch Điện Biên Phủ đã hoàn toàn thắng lợi, Người đã viết thư khen ngợi: “Quân ta đã giải phóng Điện Biên Phủ. Bác và Chính phủ thân ái gửi lời khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương đã làm tròn nhiệm vụ một cách vẻ vang”.
Từ tầm nhìn, sự lãnh đạo đầy thao lược và sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã làm nên kỳ tích lịch sử trong Đông - Xuân 1953 - 1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp xâm lược. Như khẳng định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Chiến thắng Điện Biên Phủ là công đầu thuộc Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Những vần thơ tiên cảm của Bác Hồ trong mùa Xuân Giáp Ngọ năm ấy, đã trở thành hiện thực.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà vua Bỉ Philippe nhất trí tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước tăng cường các hoạt động đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam và Bỉ.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Theo quy định về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Chính phủ yêu mới ban hành, mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh; Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Nhà vua Bỉ Philippe bày tỏ ấn tượng và chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam; nhấn mạnh Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến của du khách và doanh nghiệp Bỉ.
(CLO) Ngày 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghe báo cáo cập nhật kiến thức và cho ý kiến hoàn thiện Chuyên đề về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.
(CLO) Thanh tra huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) vừa có kết luận về việc thanh tra công tác thu chi ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tại UBND xã Trường Thủy.