Bắc Ninh, Bắc Giang “hút” vốn FDI Trung Quốc

Thứ sáu, 21/06/2024 17:26 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bắc Ninh, Bắc Giang có nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút dòng vốn FDI. Vì vậy, không chỉ dòng vốn FDI từ Trung Quốc, 2 địa phương này còn thu hút rất nhiều dự án lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia châu u khác.

Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút vốn FDI

Vài năm gần đây, dòng vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng mạnh. Riêng trong năm 2023, các nhà đầu tư Trung Quốc đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam khoảng 4,47 tỷ USD, tăng 77,6% so với năm 2022. Trong đó có 707 dự án mới, 179 dự án điều chỉnh vốn và 412 lượt góp vốn, mua cổ phần.

bac ninh bac giang hut von fdi trung quoc hinh 1

Vài năm gần đây, dòng vốn từ các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam đang tăng mạnh. (Ảnh: VV)

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2024, dòng vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam đạt 1,126 tỷ USD, đứng vị trí thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam

Mặc dù vậy, tính đến cuối tháng 5/2024, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu số lượng dự án đang đầu tư, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Cố Triều Khánh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam khẳng định: Môi trường đầu tư tại Việt Nam đang ngày cải thiện và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có cả nhà đầu tư đến từ Trung Quốc.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam phân tích: Việt Nam có nhiều lợi thế thu hút dòng vốn FDI, như tình hình chính trị, an ninh ổn định, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số hơn 100 triệu dân với số lượng trung lưu tăng nhanh chóng.

Đó là chưa kể, Việt Nam có vị trí chiến lược, nằm ở “cửa ngõ” giao thương giữa ASEAN và Trung Quốc.

bac ninh bac giang hut von fdi trung quoc hinh 2

Ông Cố Triều Khánh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam. (Ảnh: ST)

“Hiện tại Việt Nam có hơn 4.000 hội viên là các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động khắp các tỉnh, thành tại cả 3 miền. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong ngành điện tử, bán dẫn như Huawei, Gongjin Electronics,... đã tới Việt Nam xây dựng nhà máy”, ông Cố Triều Khánh nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Hà Gia Kế, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp doanh nghiệp tỉnh Quảng Tây, thuộc Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đánh giá: Việt Nam có lợi thế lớn khi “nắm trong tay” 17 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đặc biệt, Việt Nam có FTA với hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới, như Mỹ, Châu Âu, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc.... Nhờ lợi thế này, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có cơ hội xuất khẩu hàng hóa đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Ngoài ra, Việt Nam còn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bởi đã thu hút được các tập đoàn điện tử nằm trong Top 500 của thế giới đến đầu tư, những tập đoàn trong Top 500 này rất cần những sản phẩm linh, phụ kiện để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm điện tử. Và các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư sang Việt Nam để tìm cơ hội đáp ứng yêu cầu này, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, ông Hà Gia Kế cho rằng Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần được cải thiện. Trong đó, ông Kế nhấn mạnh tới vấn đề logistics.

“Vài năm gần đây, Việt Nam đầu tư mạnh vào logistics, thế nhưng giá cước và một số loại cước, phí vẫn còn cao. Do đó, tôi cho rằng, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình phát triển hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông để hỗ trợ ngành dịch vụ logistics phát triển trong thời gian tới”, ông Hà Gia Kế nói.

Bắc Ninh, Bắc Giang “hút” vốn FDI Trung Quốc

Tại khu vực miền Bắc, Bắc Ninh và Bắc Giang là 2 địa phương dẫn đầu nhận được số vốn “khủng” từ các nhà đầu tư Trung Quốc.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Ninh, tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn tình có hơn 400 dự án đến từ Trung Quốc với tổng số vốn đăng ký hơn 900 triệu USD.

Các dự án FDI của Trung Quốc chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, cơ khí chính xác, các ngành dịch vụ phục vụ và công nghiệp dân dụng; tạo việc làm cho khoảng 42.000 lao động trên địa bàn và thu hút nhiều lao động đến từ các tỉnh, thành khác, đóng góp tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh.

Trong khi đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, trên địa bàn tỉnh có có 275 dự án của các doanh nghiệp Trung Quốc đang hoạt động, chiếm 37,3% tổng số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn tỉnh lũy kế từ trước tới nay. 

Tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp Trung Quốc đạt gần 6,4 tỷ USD, tương đương 42,5% tổng vốn đăng ký đầu tư nước ngoài vào Bắc Giang.

Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo, chiếm trên 90% số dự án đầu tư của nhà đầu tư Trung Quốc trên địa bàn tỉnh, còn lại là dịch vụ hỗ trợ, xây dựng, bán buôn và bán lẻ.

bac ninh bac giang hut von fdi trung quoc hinh 3

Ông Liang Yang Hong, Tổng giám đốc Trung tâm Thương mại Quốc tế điện tử Trung Việt Trung. (Ảnh: VV)

Ông Liang Yang Hong, Tổng giám đốc Trung tâm Thương mại Quốc tế điện tử Trung Việt Trung cho biết: Bắc Ninh, Bắc Giang có nhiều chính sách hấp dẫn nhằm thu hút dòng vốn FDI. Vì vậy, không chỉ dòng vốn FDI từ Trung Quốc, 2 địa phương này còn thu hút rất nhiều dự án lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay một số quốc gia châu Âu khác.

Đồng thời, Bắc Ninh, Bắc Giang có vị trí chiến lược, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của phía Bắc.

Ngoài ra, hai địa phương này có hệ thống giao thông phát triển đồng bộ, bên cạnh các tuyến đường cao tốc nối các trung tâm kinh tế lớn, Bắc Ninh, Bắc  Giang còn có đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc, nằm gần sân bay Quốc tế Nội bài và cảng biển Hải Phòng, các yếu tố này tạo cơ hội tốt cho giao lưu kinh tế và luân chuyển hàng hóa của tỉnh.

Cũng vì lợi thế này, ông Liang Yang Hong quyết định thành lập Trung tâm Thương mại Quốc tế Trung Việt Trung tại phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh hướng đến là những doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam, và những nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, đang có nhu cầu về linh, phụ kiện để đáp ứng hoạt động sản xuất của họ tại Việt Nam. 

Được biết, một trong số những đối tác đầu tiên của Trung tâm đã đến tìm hiểu và đặt vấn đề hợp tác trong những ngày đầu khai trương đó là Tập đoàn điện tử hàng đầu của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.

“Đây là mô hình không mới tại Trung Quốc, nhưng lần đầu có mặt tại Việt Nam nhằm quảng bá, giới thiệu các thương hiệu nổi tiếng tại Trung Quốc tới các đối tác, các doanh nghiệp và khách hàng tại Việt Nam”, ông Liang Yang Hong nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

Các công ty Trung Quốc lạc quan với thị trường Mỹ

Các công ty Trung Quốc lạc quan với thị trường Mỹ

(CLO) Một cuộc khảo sát gần đây đối với các doanh nghiệp Trung Quốc ở Mỹ cho thấy phần lớn vẫn lạc quan về thị trường trong dài hạn bất chấp mối lo ngại ngày càng tăng về quan hệ Mỹ - Trung Quốc và môi trường kinh doanh rộng lớn hơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gần 5.400 lô đất nền tại Lâm Đồng được giao dịch trong quý II/2024

Gần 5.400 lô đất nền tại Lâm Đồng được giao dịch trong quý II/2024

(CLO) Mới đây, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa cung cấp thông tin về lượng giao dịch và giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trong quý II/2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp, vượt mốc 23.000 đồng/lít

Giá xăng tăng lần thứ 3 liên tiếp, vượt mốc 23.000 đồng/lít

(CLO) Theo thông báo từ liên Bộ Tài chính - Công Thương, từ 15h chiều nay (27/6), giá xăng trong nước tăng hơn 500 đồng/lít.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Yên Lạc, Vĩnh Phúc chào mừng 55 năm thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Yên Lạc, Vĩnh Phúc chào mừng 55 năm thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Sáng 27/6/2024, tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng công ty Điện lực miền Bắc tổ chức gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Yên Lạc, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024) và 55 năm ngày thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc (06/10/1969 - 06/10/2024).

Thị trường - Doanh nghiệp
Đông Nam Á - Lựa chọn hàng đầu của các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng

Đông Nam Á - Lựa chọn hàng đầu của các công ty đa dạng hóa chuỗi cung ứng

(CLO) Đông Nam Á nổi lên như một lựa chọn hàng đầu cho các công ty muốn đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc, bao gồm cả các công ty Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp