(CLO) Hôm qua (24/2), tại Trung tâm bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ (huyện Thuận Thành), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh tổ chức khai trương Nhà trưng bày Di sản văn hoá nghề làm tranh dân gian Đông Hồ và các hoạt động hưởng ứng Festival - 2023.
Nhà trưng bày di sản văn hóa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đặt tại Trung tâm Bảo tồn tranh dân gian Đông Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), được tỉnh Bắc Ninh đầu tư xây dựng quy mô và khá đồng bộ, mang đậm bản sắc kiến trúc truyền thống.
Trình diễn nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Nhà trưng bày có diện tích trên 500 m2 với hơn 1.000 tài liệu hiện vật được nghiên cứu, sưu tầm từ các gia đình nghệ nhân và nhân dân địa phương. Một số hiện vật như bản khắc gỗ, mẫu tranh cổ có tuổi đời hàng trăm năm. Ngoài ra, nhiều ảnh, phim tư liệu được xây dựng bổ sung nghiên cứu phục vụ công tác trưng bày giới thiệu.
Tổng thể nhà trưng bày được chia làm 03 phần: Khái quát về bề dày lịch sử và tinh hoa văn hóa của làng Đông Hồ; Những giá trị, đặc trưng, độc đáo của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ; Công tác bảo tồn phát huy nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Đến đây, du khách sẽ được tham quan nhà trưng bày, giới thiệu chuyên sâu về lịch sử nghề làm tranh Đông Hồ và được tham gia làm tranh với các nghệ nhân…
Tranh dân gian Đông Hồ là dòng tranh nổi tiếng, tiêu biểu và đặc sắc nhất trong 4 dòng tranh dân gian của Việt Nam. Tranh Đông Hồ được in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề; thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục tập quán, sinh hoạt của người dân Việt.
Qua biến động thời gian, nghề làm tranh dân gian Đông Hồ bị tác động mạnh mẽ, có nguy cơ mai một. Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2012 và đang lập hồ sơ đề nghị UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Một số hình ảnh về làng tranh dân gian Đông Hồ
Ông Nguyễn Hữu Quả, 57 tuổi, nghệ nhân của dòng họ Nguyễn Hữu, là một trong 3 người trong làng Đông Hồ còn theo nghề làm tranh dân gian.
Quy trình làm tranh Đông Hồ có nhiều công đoạn, trong đó sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ là những công đoạn đầu tiên.
Mỗi mẫu sẽ có 2 đến 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
Việc đục bản khắc gỗ được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận và vô cùng khéo léo.
Một mẫu bản khắc gỗ đã hoàn thiện.
Bản khắc gỗ của bức tranh Đám cưới chuột nổi tiếng.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả kiểm tra bản khắc gỗ dùng để in ra tranh.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả thực hiện công đoạn in tranh.
Bức tranh Cá chép nổi tiếng của dòng tranh Đông Hồ được in.
Tranh Đông Hồ in trên nền giấy dó, phết một lớp điệp mài tay từ vỏ sò biển nên có sắc óng ánh. Thứ tự in màu tranh là đỏ/tím, xanh, sau đó đến vàng, trắng, đen. Thợ in tranh dùng xơ mướp xoa đều màu và để khô trong 20 - 30 phút, sau đó mới in tiếp sang màu khác.
Sau khi các tác phẩm tranh được sản xuất, thì đến công đoạn phơi tranh. Việc phơi tranh cũng đòi hỏi sự cẩn thận và khéo léo.
Tranh "Em bé ôm gà" nằm trong bộ tranh vinh hoa - phú quý gồm: Lễ trí (tranh em bé ôm rùa); nhân nghĩa (em bé ôm cóc); vinh hoa (em bé ôm gà); phú quý (em bé ôm vịt). Bốn bức tranh này thuộc loại tranh chúc tụng của làng tranh Đông Hồ, thường được treo cùng nhau trong dịp Tết đến, xuân về.
Đám cưới chuột, bức tranh nổi tiếng bậc nhất.
Tranh Bịt mắt bắt dê.
Tranh đấu vật dân gian Đông Hồ treo tường mang đậm những giá trị văn hóa to lớn.
Tranh “Lợn đàn”. Con lợn trong tranh Đông Hồ là một trong những con lợn tạo hình đẹp nhất của loài vật này, có lẽ vì Đông Hồ là làng tranh giữa một vùng quê, nên đã có cái nhìn đẹp như vậy về một con vật nuôi tượng trưng cho ấm no, sung túc và gần gũi với con người thôn quê.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Không phải một phiên tòa, cũng không chỉ là một cú ngã. Đó là khoảnh khắc một biểu tượng cộng đồng từng rực sáng đã tắt lịm, để lại một khoảng trống trong niềm tin và một bài học đáng giá cho cả một thế hệ KOL đang rực lửa danh vọng.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết; màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc…
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(NB&CL) Với sự trọng thị thơ ca, với đức khiêm nhường và sự chân thành, Thuận Hữu luôn lảng tránh và không bao giờ nhận mình là nhà thơ khi bạn bè và các nhà thơ gọi ông là nhà thơ, cho dù ông có những bài thơ quá nhiều người thuộc như bài Những phút xao lòng.