Bắc Vân Phong và lối đi tự tin trên trường đua đặc khu kinh tế

Thứ sáu, 12/06/2020 17:19 PM - 0 Trả lời

(CL0) Khi Bắc Vân Phong lọt vào danh sách 3 đặc khu Hành chính - Kinh tế, lập tức đất đai nơi đây trở thành “món mồi béo bở” của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, đặc khu liệu có phải chỉ là “cuộc chơi” của những ông lớn có tiềm lực kinh tế mạnh, hay còn là một lựa chọn mạo hiểm của những “chim sẻ” trong nước dám đón đầu làn gió đầu tư mới mẻ này?

“Cho nhau vàng không bằng trỏ đàng đi”

Theo đề án đặc khu Bắc Vân Phong do UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo xây dựng, Đặc khu Bắc Vân Phong có diện tích khoảng 66.000ha gồm 19.000 ha đất và 47.000 ha mặt nước biển, ưu tiên phát triển 4 nhóm ngành nghề: công nghiệp dịch vụ cảng biển và logistic; dịch vụ tài chính quốc tế; du lịch cao cấp có casino, khu giải trí đẳng cấp quốc tế; công nghiệp công nghệ cao.

Cận cảnh Bắc Vân Phong - Khánh Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet.

Cận cảnh Bắc Vân Phong - Khánh Hòa nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet.

Việc thành lập các đặc khu kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lí kinh tế tiên tiến, giảm bớt chi phí xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, việc áp dụng các ưu đãi đặc biệt về chế độ hải quan, ngoại hối, thuế, thị thực cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài giúp tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc đầu tư vào các đặc khu phải là các tập đoàn hàng đầu thế giới, có tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ hiện đại, có trình độ quản trị tiên tiến… Như mới đây, tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn đã kêu gọi đầu tư 40 tỷ USD cho Bắc Vân Phong, ông cũng đề nghị được trả mọi chi phí để thuê đơn vị lập quy hoạch cho khu vực Bắc Vân Phong với số tiền gần 70 tỉ đồng. Trước đó vào năm 2018, “ông vua hàng hiệu” này cũng đưa ra mong muốn cùng với đối tác liên danh KPMG Hàn Quốc xây dựng các dự án cảng nước sâu, sân bay, khu nghỉ dưỡng phức hợp có casino, sân golf, cảng du lịch với các tàu lớn nhất thế giới có thể ghé thăm, thậm chí cả các khu dân cư công nghiệp công nghệ cao...., nhằm biến Bắc Vân Phong trở thành một trung tâm kinh tế, thương mại và du lịch của ASEAN.

Rõ ràng, với bước đi mạnh mẽ cùng quy mô của đại kế hoạch này, Tập đoàn IPP của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn đã mở ra một cơ hội “vàng”, xây dựng nên cơ chế để hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước khác.

Đặc biệt sau dịch Covid-19, các tập đoàn đa quốc gia đang có dự định dịch chuyển khỏi Trung Quốc và Việt Nam là điểm đến mà họ mong muốn bởi Việt Nam được đánh giá khá ổn định, hội đủ các điều kiện về tự nhiên, xã hội đặc biệt là khu vực Bắc Vân Phong. Đặc khu kinh tế này đưa ra nhiều chính sách ưu đãi khuyến khích nhà đầu tư như thuê đất đến 75 năm, miễn thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi thuế giá trị gia tăng... Cùng với sự đa dạng loại hình cũng như vị trí thuận lợi, nhà đầu tư đến đây có thể dễ dàng lựa chọn mức giá để đầu tư, thấp nhất là 1 tỷ đồng.

Với tình hình này, đâu chỉ những chú “đại bàng” hay “phượng hoàng” mới đủ sức “xoay chuyển cuộc chơi”, mà những chú “chim sẻ” cũng sẽ có cơ hội biến đặc khu trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn ở quy mô toàn cầu, cạnh tranh được với các đặc khu khác trên thế giới và trở thành cực tăng trưởng cho kinh tế toàn vùng và cả nước.

Đầu tư an toàn thay vì “lướt sóng”

Không thể phủ nhận tác động tích cực của mô hình đặc khu kinh tế nhưng thách thức đi kèm sẽ là không nhỏ. Đó là thách thức về nguồn vốn đầu tư, về chiến lược phát triển bền vững, cũng như rủi ro có thể khi kích hoạt làn sóng đua nhau thành lập các đặc khu kinh tế, đặc biệt tại các tỉnh thành phố khác.

Phối cảnh một phần dự án Khu đô thị nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển KKT Vân Phong. Ảnh: Internet.

Phối cảnh một phần dự án Khu đô thị nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển KKT Vân Phong. Ảnh: Internet.

Vốn đầu tư vào các dự án hạ tầng trị giá hàng chục tỉ USD chắc chắn sẽ là bài toán rất nan giải đầu tiên cho Việt Nam nói chung, cho Bắc Vân Phong nói riêng. Hiện nay, Khu kinh tế Vân Phong đã thu hút được 156 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 4 tỉ USD, vốn thực hiện là 719 triệu USD, đạt 18%. Tuy nhiên, đa phần các dự án lớn đều nằm ở khu vực Nam Vân Phong như: Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 (2,58 tỉ USD), Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin (vốn thực hiện 375 triệu USD), Cảng tổng hợp Vân Phong (985 tỉ đồng), Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (125 triệu USD),… Còn Bắc Vân Phong do có chủ trương xây dựng đặc khu kinh tế nên chưa lập quy hoạch các khu chức năng để nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Hiện nay, mức độ đầu tư rất khiêm tốn, đáng chú ý chỉ có Cảng tổng hợp Bắc Vân Phong quy mô gần 50 ha với tổng mức đầu tư gần 420 tỉ đồng.

Nhưng nhìn về tiềm năng ở Bắc Vân Phong thực tế là rất lớn do khả năng khai thác dịch vụ cao, nhiều lợi thế về vị trí địa lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi thuế… Ngoài ra, khu vực Bắc Vân Phong nhiều vùng có mật độ dân số thấp, nhiều đất trống chưa xây dựng nên rất thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng và triển khai các dự án có quy mô lớn.

Các chuyên gia cho rằng đối với nhà đầu tư thông minh, thay vì đầu tư “lướt song”, nên dùng khoản đầu tư an toàn, tiết kiệm cá nhân để mua bán các bất động sản ổn định, có giá trị sinh lời lâu dài, pháp lý rõ ràng, minh bạch.

Xem xét tới những lợi ích của đặc khu kinh tế, chắc hẳn các nhà đầu tư cũng đã nhìn ra được những tiềm năng lợi ích trong nó. Tuy nhiên, đối với Bắc Vân Phong nếu muốn trở thành đặc khu kinh tế lý tưởng, nó cần mang những đặc thù riêng, dựa trên những tiềm năng, thế mạnh có sẵn của Khánh Hòa, cạnh tranh được với quốc tế nhưng không cạnh tranh với những đặc khu khác của Việt Nam (Vân Đồn, Phú Quốc). Bởi một sự dễ dãi trong việc cho phép thành lập các khu vực kinh tế đặc biệt có thể sẽ dẫn đến thực trạng thiếu hiệu quả và cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời có thể biến Việt Nam trở thành nơi trú chân của các ngành có công nghiệp lạc hậu, ô nhiễm môi trường như hóa chất, sắt thép... từ các tập đoàn đa quốc gia.

Tập đoàn tư vấn chiến lược Mc Kinsey (Singapore) đã từng chia sẻ kinh nghiệm rằng thất bại của các khu kinh tế là điều thường gặp, khi có 50% các khu kinh tế hoạt động kém hiệu quả so với mặt bằng nền kinh tế chung của quốc gia. Hầu hết, các đặc khu kinh tế sẽ phải mất hơn một thập niên trước khi được coi là thành công.

Như vậy bước đầu, Bắc Vân Phong cần xây dựng thể chế, chính sách có tính vượt trội, thông thoáng, nhất quán, ổn định lâu dài, mang tính cạnh tranh toàn cầu gắn với với bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia và cân bằng lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc giao một số thẩm quyền cho chính quyền đặc khu là cần thiết, qua đó sẽ phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền đặc khu trong việc quyết định một số vấn đề liên quan đến đầu tư, giúp rút ngắn các khâu trung gian trong quá trình tiến hành đầu tư.

MINH HẠ

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp