Bách nghệ trình làng - Sự hồi sinh của một tích trò độc đáo

Thứ bảy, 02/09/2023 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, trò “Bách nghệ trình làng” ở xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, tưởng chừng như đã bị mai một từ lâu, nhưng sau bao nỗ lực phục dựng của người dân địa phương và chính quyền các cấp, tích trò này nơi Đất Tổ lại một lần nữa được hồi sinh.

Bách nghệ trình làng, tinh hoa vùng Đất Tổ

Dị Nậu là vùng đất cổ có niên đại hàng nghìn năm, với nhiều di sản văn hóa dân gian đặc sắc như đền Quốc Tế hay hệ thống cây di sản. Đặc biệt, đây là nơi khai sinh trò “Bách nghệ trình làng” hay “Bách gia chi nghiệp”, một tích trò cổ xưa có nguồn gốc từ thời Hùng Vương dựng nước. Trước kia, trò Bách nghệ trình làng được người dân Dị Nậu tổ chức vào mùng 4 tháng Giêng hằng năm, nhưng do chiến tranh cùng với các điều kiện khách quan khác nên suốt từ năm 1949 đến năm 2015, tích trò này không được diễn. Phải đến năm 2016, tích trò “Bách nghệ trình làng” mới được các diễn viên không chuyên biểu diễn rộng rãi trở lại.

Tích trò “Bách nghệ trình làng” thường gồm nhiều nhân vật (khoảng 20 người), trong đó không thể thiếu vai hề trò, chủ trò, người đi bừa, người thợ cấy, ông lão đánh cá, thợ sơn, thợ mộc, thợ cắt tóc, thầy đồ, sĩ tử, tiểu đồng... Các đạo cụ dùng biểu diễn đều là những vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày như: chiếc bừa cũ, cuốc mòn, chiếc giỏ đựng cá, tôm, thùng sơn...

bach nghe trinh lang  su hoi sinh cua mot tich tro doc dao hinh 1

Các diễn viên không chuyên chụp ảnh kỷ niệm trước sân Đình Dị Nậu - Ảnh: Tạ Đình Hạp

Các hoạt cảnh được người dân diễn trong tích trò “Bách nghệ trình làng” như các tiểu phẩm hài kịch, thể hiện bằng hình thức diễn xướng nhằm tái hiện bức tranh cuộc sống muôn màu của người dân, từ làm nông, làm sơn, đến dạy học... Khi diễn, các diễn viên “lão nông tri điền” nhập vai thuần thục trong các tích trò. Hết cô thợ cấy, anh thợ sơn đến ông lão đánh cá… lần lượt xuất hiện qua lối kể chuyện bằng thơ đầy súc tích, gợi hình, gợi cảm và đậm tính khôi hài trong mỗi tiểu phẩm, qua đó tạo ra những mẩu chuyện vui, tiếng cười sảng khoái mà mang đầy ý nghĩa răn đời.

Sau hàng thập kỷ thất truyền, tích trò “Bách nghệ trình làng” ở Dị Nậu đã được sưu tầm và phục dựng gần như đầy đủ, góp phần lưu giữ trò diễn xướng dân gian có giá trị nhân văn sâu sắc từ Hùng Vương. Qua tích trò, người dân hiểu rõ hơn về cội nguồn của người Việt, về câu chuyện truyền thuyết kể khi các ngài Cao Sơn, Quý Minh, Hiếu Lang là quân của Tản Viên Sơn Thánh về dạy dân làng Dị Nậu cấy lúa, cày bừa, đơm cá...

bach nghe trinh lang  su hoi sinh cua mot tich tro doc dao hinh 2

Tích trò “Bách nghệ trình làng” biểu diễn tại Trại Văn hóa huyện Tam Nông, Phú Thọ. Ảnh: Tạ Đình Hạp

Nói về sự hồi sinh của tích trò “Bách nghệ trình làng”, ông Đoàn Văn Lực - Phó chủ tịch UBND xã Dị Nậu, cho biết: “Khôi phục tích trò “Bách nghệ trình làng” có ý nghĩa hết sức quan trọng, mọi người trong xã nhất mực ủng hộ, bởi khi kinh tế phát triển thì những món ăn tinh thần rất quan trọng với đời sống nhân dân. Do vậy, “Bách nghệ trình làng” đang được xã, huyện hoàn tất thủ tục hồ sơ để đề nghị Nhà nước công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”.

Người “giữ lửa” cho tích trò “Bách nghệ trình làng”

Để tìm hiểu về quá trình phục dựng và hồi sinh tích trò “Bách nghệ trình làng”, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận có chuyến điền dã về xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Đến Dị Nậu vào những ngày sang thu, chúng tôi cảm nhận được sự hối hả của người dân trong lao động sản xuất. Mặc dù người dân nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, vất vả với ruộng đồng từ sáng đến tối, nhưng điều này không làm họ quên đi nhu cầu giải trí, nuôi dưỡng tinh thần văn hóa văn nghệ qua các tích trò từ lâu đã nổi tiếng ở vùng đất này. Mỗi khi màn đêm buông xuống, người dân Dị Nậu cùng nhau xum vầy để truyền lại những tinh hoa của tích trò “Bách nghệ trình làng”. Sau bao vất vả của một ngày lao động, người dân lại được thoải mái vui cười qua những tích trò, từ đó tạo niềm hứng khởi, lạc quan cho một ngày lao động mới.

bach nghe trinh lang  su hoi sinh cua mot tich tro doc dao hinh 3

Các thành viên CLB tích trò “Bách nghệ trình làng” luyện tập tại sân Đình Dị Nậu - Ảnh: Tạ Đình Hạp

Nói đến tích trò “Bách nghệ trình làng”, người dân Dị Nậu vẫn nhắc đến người đã có công phục dựng lại nó. Đó là ông Tạ Đình Hạp - nguyên giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phú (nay là Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ), vì muốn lưu giữ lại di sản văn hóa độc đáo của làng với những bài học về lao động sản xuất, về tình làng nghĩa xóm hay về văn hóa ứng xử… đã dày công sưu tầm, phục dựng tích trò.

Gặp chúng tôi, ông Hạp rất vui mừng và phấn khởi khi biết có phóng viên về tìm hiểu tích trò do ông là người tìm kiếm, phục dựng lại. Ông kể, việc sưu tầm và biên soạn tích trò “Bách nghệ trình làng” là một kỳ công. Bởi vì, từ khi ngôi đình, chùa bị giặc Pháp đốt vào năm 1949, trong suốt 64 năm, tích trò “Bách nghệ trình làng” bị rơi vào quên lãng. Nhận thức được tầm quan trọng của di sản văn hóa dân gian mang đậm bản sắc của làng xã nói riêng và dân tộc nói chung, ông chủ động sưu tầm các tư liệu từ Trung ương đến địa phương, tìm gặp các nghệ nhân cao niên trong làng, ngoài xã nhằm ghi lại nội dung của tích trò, để lưu giữ về sau.

bach nghe trinh lang  su hoi sinh cua mot tich tro doc dao hinh 4

Ông Tạ Đình Hạp, người có công rất lớn trong việc sưu tập và phục dựng tích trò “Bách nghệ trình làng” - Ảnh: Thanh Hoài

Ông chia sẻ: “Quá trình đi tìm kiếm những tư liệu còn sót lại gặp rất nhiều khó khăn và vất vả. Mình tôi đi chiếc xe đạp cũ chạy hết làng trên, xóm dưới để tìm các bậc cao niên còn nhớ về tích trò xưa. Điều làm tôi nhớ nhất trong hành trình phục dựng tích trò “Bách nghệ trình làng” là khi đến nhà các cụ cao niên hỏi về tích trò, thì các cụ chỉ nhớ được một vài câu, không đầy đủ. Có cụ nhớ ra được thì đang đêm khuya, nên không thể nhờ ai hay gọi tôi đến ghi chép”.

Cái khó của người đi chắp vá những gì còn sót lại gian nan là thế, nhưng cuối cùng ông Hạp cũng hoàn thành sứ mệnh “giữ lửa” khi tất cả tích trò “Bách nghệ trình làng” được sưu tầm gần như đầy đủ. Ông chia sẻ rằng, trong quá trình tìm tòi những gì còn sót lại của tích trò, ông bị nhiều người đánh giá là đang “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”. Nhưng ông kệ, vẫn quyết theo đuổi khát khao cháy bỏng của mình. Với đồng lương ít ỏi, ông dành hết cho công việc thu thập thông tin về các tích trò xưa. Khó khăn lớn nhất ông nghĩ là yếu tố con người, người già thì không nhớ được, người trẻ lại không biết hết, nên ông cứ cóp nhặt từng chút một.

Sau 3 năm tìm tòi chắp nhặt, ông Hạp đã tái hiện lại gần như toàn bộ tích trò xưa và ra mắt trình diễn cho làng xóm xem vào năm 2013. Tuy nhiên, phải đến 2015 thì “Bách nghệ trình làng” mới được người trong xã biết đến, và năm 2016 tích trò được biểu diễn tại lễ hội Đền Hùng. Từ đây, mọi người mới biết có một tích trò hay đến thế.

Ông Hạp cho biết, sau khi được phục dựng lại tích trò, ông thành lập câu lạc bộ tích trò “Bách nghệ trình làng” gồm 8 thành viên, chủ yếu là những người đã ngoài 60 tuổi song họ rất hăng hái tập luyện. Các diễn viên tuy là những người nông dân quanh năm chân lấm, tay bùn nhưng trên sân khấu lại hoá thân thành những nhân vật xuất chúng với lối diễn hài hước, dí dỏm, mang đến niềm vui cho người dân làng trên, xóm dưới.

Bà Hán Thị Ngôn - đội trưởng Đội văn nghệ “Bách nghệ trình làng”, chia sẻ: “Sau 64 năm thất truyền nay được phục dựng lại, tôi thấy rất phấn khởi. Đây là một trong những nét văn hóa đặc sắc và thứ tài sản vô giá của nhân dân xã Dị Nậu. Chúng tôi sẽ đem hết tâm huyết và công sức để làm sao chèo lái đội văn nghệ “Bách nghệ trình làng” hoạt động hiệu quả, mang đến niềm vui cho người dân trong xã”.

Những năm gần đây, “Bách nghệ trình làng” dần trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của người dân Dị Nậu. Mỗi dịp Tết đến xuân về, người dân lại có cơ hội trình làng và tự hào với nghề truyền thống của cha ông.

Trống nghiêng giục giã rộn ràng

Diễn trò Bách nghệ đã ngàn năm qua

Tích này là của ông cha

Lệ mồng bốn Tết trình ra hội làng

Trước là lễ thánh cầu an

Sau khi mở hội cả làng hoan ca

Kính chào quý khách gần xa

Mười chòm, bốn giáp đậm đà tình thân

Thôn trang trảy hội đầu xuân

Trẻ già nô nức trống ngân rộn ràng

Bách nghệ hài kịch cười vang

Xin được trình diễn mở màn vui xuân

Trong không gian yên bình của làng quê Bắc Bộ, thanh âm của những câu hát vui nhộn và đậm tính nhân văn của “Bách nghệ trình làng”, chúng tôi bất giác có cảm nhận như được nghe thấy tiếng nói từ ngàn xưa vọng về. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tiếng già, tiếng trẻ quyện vào nhau vồn vã vẫn ăm ắp đủ đầy giá trị tinh hoa của dân tộc. Xuân nối xuân, người Dị Nậu đang nối nhau lưu giữ những lời ca, câu hát, để trò “Bách nghệ trình làng” lưu truyền mãi với thời gian.

Thanh Hoài

Tin mới

Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” tại Hà Tĩnh

Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình "Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” tại Hà Tĩnh

(CLO) Chiều 4/10, tại huyện Nghi Xuân, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”. Hà Tĩnh là địa phương có biển thứ 17 được Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình này.

Nghề báo
Cử tri Hải Dương đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, khắc phục bất cập hạ tầng giao thông

Cử tri Hải Dương đề xuất tăng lương tối thiểu vùng, khắc phục bất cập hạ tầng giao thông

(CLO) Ngày 4/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri, đối thoại với cán bộ công đoàn, công nhân, người lao động tại huyện Cẩm Giàng. Hội nghị có sự tham dự của hơn 200 công nhân lao động, cán bộ Công đoàn cơ sở.

Tin tức
Bắt giữ 4 đối tượng chuyên trộm cắp và tiêu thụ hộp đen xe đầu kéo liên tỉnh

Bắt giữ 4 đối tượng chuyên trộm cắp và tiêu thụ hộp đen xe đầu kéo liên tỉnh

(CLO) Nhóm 4 đối tượng đã trộm 16 hộp đen khác trên địa bàn các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế… với tổng giá trị thiệt hại khoảng 460 triệu đồng.

Vụ án
Bắt cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình lừa đảo

Bắt cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình lừa đảo

(CLO) Công an tỉnh Hòa Bình vừa tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Hoàng Đình Lưu (SN 1971, trú tại: Tổ 11, phường Dân Chủ, TP Hòa Bình) là cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ sông Đà thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.

Vụ án
Đất đang tranh chấp, địa chính làm hồ sơ giả trình chủ tịch xã ký hồ sơ cấp đất

Đất đang tranh chấp, địa chính làm hồ sơ giả trình chủ tịch xã ký hồ sơ cấp đất

(CLO) Các ông Hồ Đăng Kh. và Hồ Đăng Ngh. Đang tranh chấp quyền sử dụng đất nên đã làm đơn khiếu nại lên UBND xã Đức Trạch. Trong khi diện tích đất đang còn tranh chấp, công chức địa chính xã Đức Trạch làm giả một số giấy tờ xin cấp đất để trình hồ sơ cấp đất cho Chủ tịch UBND xã Đức Trạch để ký xác nhận.

Vụ án
Bộ GD&ĐT đề xuất bốc thăm ngẫu nhiên môn thi thứ ba vào lớp 10

Bộ GD&ĐT đề xuất bốc thăm ngẫu nhiên môn thi thứ ba vào lớp 10

(CLO) Bộ GD&ĐT lấy ý kiến các địa phương, trường học về Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT trong đó có việc góp ý cho phương án thi tuyển lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Công luận 24H
Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 không chấp nhận kịch bản cũ

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 không chấp nhận kịch bản cũ

(CLO) Vở diễn tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 không được sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài.

Đời sống văn hóa
Công bố 9 đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2024

Công bố 9 đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2024

(CLO) Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2024 đã công bố 9 đề cử chính thức đối với 4 hạng mục của mùa giải.

Đời sống văn hóa
Hà Nội tăng tốc tiêm vaccine sởi từ 14/10

Hà Nội tăng tốc tiêm vaccine sởi từ 14/10

(CLO) Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội, liên ngành Y tế - Giáo dục đã phối hợp chuẩn bị Chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi, đảm bảo an toàn, hiệu quả, chất lượng.

Công luận 24H
Dự báo thời tiết ngày 5/10: Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có sương mù nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 5/10: Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng, có sương mù nhẹ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 5/10, Bắc Bộ và Thanh Hóa đêm và sáng sớm trời lạnh, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều và tối).

Đời sống
Gia Lai: Phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt khi đào móng làm nhà

Gia Lai: Phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt khi đào móng làm nhà

(CLO) Trong quá trình san sạt đất để đào móng làm nhà, một hộ dân ở huyện Đăk Pơ (Gia Lai) đã phát hiện hố chôn tập thể nhiều hài cốt và di vật nghi là của bộ đội Việt Nam.

Đời sống
Người trồng đào, quất ở Tây Hồ chịu thiệt hại 64 tỷ đồng, kiến nghị cơ chế hỗ trợ đặc thù

Người trồng đào, quất ở Tây Hồ chịu thiệt hại 64 tỷ đồng, kiến nghị cơ chế hỗ trợ đặc thù

(CLO) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn quận Tây Hồ, riêng cây đào thiệt hại khoảng 39 tỷ đồng, thiệt hại với cây quất là 25 tỷ đồng. Đại biểu đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ người dân.

Đời sống
Căng thẳng địa chính trị và cuộc đua bầu cử Mỹ khiến nhà đầu tư đổ xô vào Bitcoin và vàng

Căng thẳng địa chính trị và cuộc đua bầu cử Mỹ khiến nhà đầu tư đổ xô vào Bitcoin và vàng

(CLO) Bất ổn quốc tế và cuộc đua Nhà Trắng khiến vàng chạm ngưỡng 2.700 USD, Bitcoin trở thành kênh đầu tư an toàn.

Kinh tế vĩ mô
Dùng phà quân đội chở người dân và phương tiện qua sông thay cầu phao Phong Châu

Dùng phà quân đội chở người dân và phương tiện qua sông thay cầu phao Phong Châu

(CLO) Từ chiều nay (ngày 04/10), trong khi mực nước sông Hồng (đoạn qua tỉnh Phú Thọ) dâng lên cao làm cầu phao Phong Châu tạm ngừng phục vụ, để thuận lợi cho người dân qua sông, phà quân đội đã chính thức được hoạt động.

Đời sống
Lạng Sơn: Bổ sung nhân sự quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030

Lạng Sơn: Bổ sung nhân sự quy hoạch BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030

(CLO) Ngày 04/ 10, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt về công tác cán bộ. Ban tổ chức đã trình bày tờ trình giới thiệu nhân sự bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Tin tức
Tái hiện lễ chào cờ 10/10/1954 tại Hà Nội với khoảng 10.000 người hát vang bài Quốc ca

Tái hiện lễ chào cờ 10/10/1954 tại Hà Nội với khoảng 10.000 người hát vang bài Quốc ca

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Bình Luận

Tin khác

Trưng bày 70 tranh cổ động tấm lớn tại thị xã Sơn Tây

Trưng bày 70 tranh cổ động tấm lớn tại thị xã Sơn Tây

(CLO) Các tác phẩm trưng bày tại triển lãm tranh cổ động tấm lớn về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô thể hiện rõ nội dung tuyên truyền, đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật.

Đời sống văn hóa
Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 không chấp nhận kịch bản cũ

Liên hoan Cải lương toàn quốc 2024 không chấp nhận kịch bản cũ

(CLO) Vở diễn tham gia Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 không được sử dụng kịch bản sáng tác trước năm 2005 và kịch bản của nước ngoài.

Đời sống văn hóa
Công bố 9 đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2024

Công bố 9 đề cử Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2024

(CLO) Ban tổ chức Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội năm 2024 đã công bố 9 đề cử chính thức đối với 4 hạng mục của mùa giải.

Đời sống văn hóa
Tái hiện lễ chào cờ 10/10/1954 tại Hà Nội với khoảng 10.000 người hát vang bài Quốc ca

Tái hiện lễ chào cờ 10/10/1954 tại Hà Nội với khoảng 10.000 người hát vang bài Quốc ca

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô.

Đời sống văn hóa
Ra mắt tập thơ 'Bay qua Hồ Gươm' của Huỳnh Mai Liên

Ra mắt tập thơ 'Bay qua Hồ Gươm' của Huỳnh Mai Liên

(CLO) Ngày 4/10 tại Hà Nội, Nhà sách Nhã Nam tổ chức sự kiện ra mắt tập thơ "Bay qua Hồ Gươm" của nhà báo Huỳnh Mai Liên. Đây là cơ hội để độc giả giao lưu, tìm hiểu về tác phẩm và trải nghiệm không gian thơ ca Việt Nam.

Đời sống văn hóa
Du khách diện áo dài ngắm Thủ đô Hà Nội trên xe buýt

Du khách diện áo dài ngắm Thủ đô Hà Nội trên xe buýt

(CLO) Hưởng ứng Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024, sáng 4/10, hàng trăm người dân, du khách tham gia chương trình City Bus “Tinh hoa áo dài” đã diện áo dài truyền thống, đi xe buýt dạo qua nhiều tuyến phố, những điểm nổi tiếng nhất tại Thủ đô Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Hà Nội những cảm xúc tháng 10' sẽ diễn ra tối 6/10

Chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Hà Nội những cảm xúc tháng 10' sẽ diễn ra tối 6/10

(CLO) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10, Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội thực hiện chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội những cảm xúc tháng 10" vào tối 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được hình trực tiếp trên kênh H1, Phát thanh FM96, trực tuyến trên ứng dụng Hà Nội On và các nền tảng số của Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Ngắm không gian phố cổ ngày Toàn quốc kháng chiến ở phố bích hoạ Phùng Hưng

Ngắm không gian phố cổ ngày Toàn quốc kháng chiến ở phố bích hoạ Phùng Hưng

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố Vì hòa bình”, sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947-1954.

Đời sống văn hóa
Du khách thích thú thưởng lãm ảnh về Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng

Du khách thích thú thưởng lãm ảnh về Thủ đô Hà Nội sau 70 năm giải phóng

(CLO) Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Triển lãm “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển”.

Đời sống văn hóa
Trà Vinh dành 6,4 tỷ đồng tổ chức Tuần Văn hóa và Lễ hội Ok Om Bok 2024

Trà Vinh dành 6,4 tỷ đồng tổ chức Tuần Văn hóa và Lễ hội Ok Om Bok 2024

(CLO) Tổng kinh phí dự kiến chi cho công tác tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch và Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 của tỉnh Trà Vinh khoảng 6,4 tỷ đồng.

Đời sống văn hóa