Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026:

Bài 1: Bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp: Ngày hội của đất nước

Thứ ba, 16/03/2021 11:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp là sự kiện quan trọng của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân; là cơ hội để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì nhân dân.

LTS: Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII kết thúc thắng lợi. Để cuộc bầu cử trở thành ngày hội, trước tiên việc lựa chọn, giới thiệu người ứng của và việc tự ứng cử phải bảo đảm theo đúng quy trình của pháp luật quy định và hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử theo quy định của pháp luật, để khẳng định nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đạt được nhiều thành quả to lớn. Song, cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đạt được nhiều thành quả to lớn. Song, cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Chọn những cán bộ xứng đáng để nhân dân bầu 

Nói về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, trong một bài phát biểu Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cả nước ta ra sức thi đua lập thành tích chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng – sự kiện chính trị trọng đại của Đảng ta, đất nước ta và dân tộc ta, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển đất nước nhanh và bền vững hơn trong thời kỳ mới.

Cuộc bầu cử lần này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Trung ương MTTQ Việt Nam đã xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trong năm 2021. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 45 ngày 20/6/2020, trong đó yêu cầu cả hệ thống chính trị phải đoàn kết, thống nhất, tăng cường phối hợp, tập trung dốc sức chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thắng lợi cuộc bầu cử, bảo đảm cuộc bầu cử được tiến hành một cách thật sự dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và đơn vị có liên quan cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện thật tốt phương hướng, nhiệm vụ của cuộc bầu cử để cuộc bầu cử đạt kết quả cao nhất và thật sự trở thành ngày hội của toàn dân. Trong quá trình này, cần chú trọng quán triệt thật tốt những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những chủ trương, chính sách lớn mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, trong đó có Quốc hội và HĐND các cấp, trong sạch, vững mạnh, nhất là trong công tác cán bộ, chọn những cán bộ xứng đáng để Nhân dân bầu ra được những đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp thật sự xứng đáng, có đủ đức, đủ tài, đủ trình độ, phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, qua tiếp xúc cử tri cho thấy, người dân kỳ vọng nhiều vào công tác bầu cử, mong muốn chọn được các đại biểu đủ tâm, đủ tầm, đức, tài, thực sự vì dân, vì nước. “Dân mong lựa chọn được những người đủ đức, đủ tài, Đảng cũng thế”.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, qua tiếp xúc cử tri cho thấy, người dân kỳ vọng nhiều vào công tác bầu cử, mong muốn chọn được các đại biểu đủ tâm, đủ tầm, đức, tài, thực sự vì dân, vì nước. “Dân mong lựa chọn được những người đủ đức, đủ tài, Đảng cũng thế”.

Chỉ thị số 45 được Bộ Chính trị ban hành rất sớm và đặt ra những yêu cầu rất quan trọng đối với nhân sự giới thiệu ứng cử. Trên cơ sở Chỉ thị này, Ban Tổ chức Trung ương tiếp tục hướng dẫn cụ thể, chặt chẽ về quy trình nhân sự, tiêu chuẩn nhân sự ứng cử. Có thể nói rằng, quy trình lựa chọn nhân sự, tiêu chuẩn nhân sự ứng cử lần này đã được bổ sung, hoàn thiện thêm một bước. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp - dù được giới thiệu ứng cử hay là tự ứng cử - đều phải đáp ứng các điều kiện “cứng” được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, Hướng dẫn số 36-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương còn quy định với người do cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu thì phải đáp ứng thêm yêu cầu như: Là người tiêu biểu, xuất sắc trong công tác; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.

Đặc biệt, không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết.

Quyền quyết định cuối cùng thuộc về cử tri 

Chia sẻ với báo chí, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh tin tưởng rằng, chúng ta sẽ bầu chọn được các đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND ngang tầm nhiệm vụ. 4 chữ “ngang tầm nhiệm vụ” rất ngắn gọn nhưng ở đó là trọng trách của Quốc hội, HĐND trong một giai đoạn phát triển mới của đất nước: Hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước với tầm nhìn đến năm 2045 đã được Đảng ta đề ra, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa ngăn chặn được, tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó lường; đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải quyết.

Với vai trò là cơ quan lập pháp, cơ quan quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, Quốc hội sẽ phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiến tạo các khuôn khổ pháp lý mới để có thể khai phóng tối đa các tiềm năng, thế mạnh của đất nước, của Nhân dân, nâng cao nội lực và khả năng thích ứng linh hoạt của nền kinh tế trước những biến chuyển nhanh chóng của đời sống và đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững. Để Quốc hội làm tốt vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, chất lượng đại biểu nhất định phải được nâng lên. Trên cơ sở tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần đã được quy định, hướng dẫn, từng cơ quan, tổ chức phải lựa chọn được người tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất giới thiệu cho cử tri bầu chọn.

Công việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử đến thời điểm này đã được tiến hành đúng tiến độ, dân chủ, tuân thủ chặt chẽ sự lãnh đạo của Đảng, các quy định của pháp luật. Phần việc còn lại hết sức nặng nề và sẽ tập trung ở cơ sở, liên quan đến con người cụ thể, do đó, từng tổ chức, từng cá nhân liên đều phải thực hiện công việc thận trọng, kỹ lưỡng, khách quan, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. 

Nhân Nghĩa

Tin khác

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

(CLO) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Tin tức
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng thời gian vừa qua để chủ động thực hiện biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Tin tức
Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

(CLO) Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sẽ tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức