Nhà Trắng bất ngờ sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
Theo dõi báo trên:
Đổi mới thi cử nhìn từ công tác tuyển sinh đại học năm 2022 Kể từ năm 2020, kỳ thi THPT Quốc gia được thay bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT, bên cạnh những ưu điểm về sự gọn nhẹ, thích ứng tốt với diễn biến dịch bệnh COVID-19 thì đã xảy ra tình trạng điểm chuẩn tuyển sinh đại học tăng đột biến, thậm chí có năm 30 điểm vẫn trượt đại học. Tình trạng đó một lần nữa lặp lại trong kỳ xét tuyển đại học năm 2022 khi điểm chuẩn nhiều ngành lên đến 29,95 điểm. Điều này đang khiến nhiều chuyên gia giáo dục lo lắng và cho rằng cần cải cách toàn diện, tổng thể trong thi cử và tuyển sinh đại học để chấm dứt tình trạng trên. |
Điểm nhấn của kỳ tuyển sinh đại học năm nay chính là việc điểm chuẩn khối C của nhiều trường bị đẩy lên rất cao, cao đến mức phi lý khi mà thủ khoa khối C cả nước chỉ đạt 29,75 điểm nhưng điểm chuẩn nhiều ngành lại ở 29,95 điểm như ngành Đông Phương học và 29,90 điểm ngành Báo chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Việc tuyển sinh đại học dựa vào điểm thi tốt nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế.
Nguyên nhân của việc điểm chuẩn khối C cao như vậy đến từ việc cách thi, ra đề, chấm thi và cách cộng điểm ưu tiên. Nhiều người cho rằng, với những trường mà điểm thi môn Văn trung bình trên 8 điểm thì điểm chuẩn khối C cao chót vót.
Tuy nhiên, việc thủ khoa còn không "có cửa" để vào các ngành học hot cho thấy đây là một bất cập. Khi người giỏi nhất vẫn trượt đại học cho thấy kỳ thi có quá nhiều vấn đề. Bình luận về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương).
Theo vị này, kỳ thi tốt nghiệp THPT lấy căn cứ xét tuyển bằng điểm thi phổ thông cùng với cách cộng điểm các đối tượng ưu tiên nên mới xảy ra tình trạng thủ khoa cũng không đậu đại học.
“Có thể một em thủ khoa đạt 29,75 điểm nhưng em ấy không được cộng điểm ưu tiên trong khi những em đạt 27 điểm nhưng được cộng 3 điểm ưu tiên thì khi lấy điểm chuẩn chắc chắn thủ khoa sẽ trượt” - đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga phân tích.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, việc có sự khác nhau giữa cách tính điểm thi đại học và kết quả kỳ thi trung học phổ thông dẫn đến tình trạng vô lý. “Tại sao có những khoa điểm thi gần 30 điểm trong khi đó chúng ta chỉ thi 3 môn, đây là bất cập.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng nhận ra vấn đề này, hiện Bộ GD&ĐT đang tính toán lại cách cộng điểm ưu tiên. Bộ đang có dự thảo tính toán lại cộng điểm thi đại học” - bà Nga cho biết.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng cần xem lại cách thi, ra đề, chấm thi và cộng điểm ưu tiên hiện nay.
Cũng theo vị đại biểu Quốc hội này, điều quan trọng hiện nay là điểm thi tốt nghiệp của học sinh quá cao. Nếu như điểm thi cao phản ánh chất lượng đầu vào tốt thì không nói. Nhưng xét trên tổng thể và rất nhiều chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo cũng phản ánh rằng, có những năm điểm thi cao nhưng không hẳn điểm đầu vào của sinh viên tốt hơn nhiều năm về trước.
“20 năm về trước điểm thi đại học chỉ xấp xỉ 20 điểm nhưng chất lượng rất đảm bảo. Do đó, chúng ta phải xem xét lại, liệu có quá dễ dãi trong việc thi và chấm thi hay không để việc điểm thi quá cao như vậy. Việc không đủ sức phân hóa học sinh là nguyên nhân dẫn đến việc đại học điểm thi cao không phản ánh được thực chất, thực lực” - đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga nhấn mạnh.
Theo bà Nguyễn Thị Việt Nga, trước đây hai kỳ thi riêng biệt, một kỳ thi THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học. Thi tốt nghiệp THPT điểm cao vì điểm thi mức độ đại trà. Vượt qua kỳ thi đó các em được chứng nhận hoàn thành bậc THPT.
Còn kỳ thi đại học mang tính phân hóa, giỏi thực sự mới có cơ hội được đậu vào đại học. Nhưng khi gộp chung kỳ thi, rồi tự chủ đại học các trường cạnh tranh nhau phải làm thế nào các trường đại học có đất sống, tuyển sinh càng nhiều càng tốt thì mức độ chuẩn hạ xuống nên lấy luôn kỳ thi tốt nghiệp làm điểm xét tuyển đại học.
“Mức độ phân hóa không cao dẫn đến tình trạng đẩy điểm đại học lên rất cao. Xảy ra tình trạng gần 30 điểm vẫn trượt ngành học yêu thích. Năm nay, điểm khối C trúng tuyển quá cao. Thời gian tôi đi thi khoảng năm 1994 - 1995 thi đại học khối C đối với trường Sư phạm đạt đến 17 điểm - 18 điểm là một sự cố gắng rất lớn.
Tôi nhớ năm đó điểm chuẩn Đại học Sư phạm cao nhất khối C là 17 điểm. Bạn nào có điểm 21 - 22 điểm là quá cao. Còn giờ thấy học sinh đạt 29 hay 30 điểm mới đỗ đại học là quá vô lý. Chúng ta cần xem lại cách thi và cách chấm thi, cách ra đề làm sao đảm bảo độ phân hóa” - đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga góp ý.
Theo bà cần rà soát lại đối tượng ưu tiên, cách cộng điểm ưu tiên. Còn những tiêu chí tính điểm ưu tiên áp dụng như hiện nay không còn phù hợp.
“Việc thi 2 trong 1 thì độ phân hóa không rõ ràng, chính vì vậy, để đạt đến điểm cao không khó, các em còn được cộng điểm ưu tiên. Hiện nay, chính sách cộng điểm ưu tiên ít nhiều đã lạc hậu vì thế cần có sự rà soát cho công bằng hơn đối với các thí sinh” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu ý kiến.
Qua trên, có thể thấy cách thi, ra đề, chấm thi và cộng điểm ưu tiên hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập, cần có sự xem xét, điều chỉnh để đảm bảo độ phân hóa cũng như sự công bằng cho các thí sinh.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Mỹ tăng thuế mạnh tay, nguy cơ lặp lại Đại khủng hoảng 1930 - lạm phát leo thang, thương mại toàn cầu chao đảo, USD suy yếu.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Honda Việt Nam chính thức ra mắt mẫu xe máy điện đầu tiên ICON e: với mức giá bán lẻ đề xuất từ 26,9 triệu đồng không bao gồm pin.
(CLO) Mỹ giữ nguyên mức thuế với Nga, Cuba, Belarus, Triều Tiên do đã áp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ trước, không mở rộng thêm.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) Nhận định HAGL vs Bình Dương, 17h ngày 5/4 tại V.League 2024/25; dự đoán tỉ số HAGL vs Bình Dương cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Dự báo thời tiết ngày 4/4, miền Bắc nắng ráo trước khi chuyển mưa do tác động của đợt không khí lạnh tăng cường yếu, lệch đông.
(CLO) Chỉ trong 4 năm, ắc quy có thể suy giảm nghiêm trọng, khiến xe khó khởi động - đâu là giải pháp?
(CLO) Thương vụ, Đại sứ Quán Việt Nam tại Hoa Kỳ vừa có văn bản gửi Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
(CLO) Để có tiền tiều xài, Nguyễn Hoàng Kiều đã nhận bán ma túy thuê cho một đối tượng không rõ nhân thân, lai lịch với giá là 15 triệu đồng/tháng. Kiều bị bắt quả tang khi đem ma túy về dấu tại phòng trọ.
(CLO) Ngày 3/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", nhằm xin ý kiến chuyên gia về Đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.