Quản lý dạy thêm học thêm: Cần xử lý tận gốc vấn đề!
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
Theo dõi báo trên:
Cất giấu liệt sĩ dưới đáy sông
Thượng tướng - Viện sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu có quá nhiều kỷ niệm với mảnh đất Quảng Trị kiên cường, với cả những dòng sông Thạch Hãn, Ô Lâu, Cam Lộ, Ba Lòng… Nơi đây một thời máu lửa, đồng đội đã cùng ông sát cánh chiến đấu, nhiều người đã mãi mãi nằm xuống với đất mẹ anh hùng.
Nhắc đến dòng sông Cam Lộ, ai cũng biết dòng sông này đã nhuốm máu biết bao anh hùng, liệt sĩ của quân đội ta thời kháng chiến chống Mỹ. Nhưng còn một câu chuyện chưa mấy ai rõ là dòng Cam Lộ đã từng che chở, cất giấu các liệt sĩ dưới đáy sông, câu chuyện đó diễn ra cách đây nửa thế kỷ, mà nếu ai đã từng được nghe Thượng tướng - Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu kể lại thì khó cầm lòng được…
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu (đứng giữa) cùng đồng đội thăm lại chiến trường xưa tại Quảng Trị.
Ông kể rằng: “Sau trận đánh, đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 4 năm 1970. Trận ấy, đơn vị tôi quần nhau với lính thuỷ đánh bộ của địch suốt ngày đêm ở thế không cân sức và quá quyết liệt. Đơn vị tôi bắn cháy 16 xe tăng địch và tiêu diệt gần 100 lính Mỹ. Phía ta, 2 đồng chí hy sinh và một số bị thương. Địch thua đau nên phản công mạnh mẽ. Pháo bắn như mưa. Không thể để liệt sĩ tại trận địa, đơn vị tôi phải rút quân ra gần bờ sông Cam Lộ, đào hầm trú quân.
Trong lúc rút quân, chúng tôi cõng theo thương binh hoặc thi thể liệt sĩ. Anh em trong đơn vị về được đến bờ sông thì màn đêm đã buông xuống mịt mùng, đào xong hầm trú ẩn thì ai nấy dường như đã hoàn toàn kiệt sức, đói lả, không kéo nổi thi thể liệt sĩ đi tìm đất mai táng”.
Ai cũng biết tính thủ trưởng Hiệu, dù hoàn cảnh ác liệt, ngặt nghèo đến thế nào ông cũng không bao giờ cho phép lính chôn cất liệt sĩ một cách cẩu thả hoặc bỏ liệt sĩ ngoài trận địa. Trong hoàn cảnh này, lính tráng đã kiết sức, chẳng nhẽ cứ để 2 thi thể bên bờ sông qua đêm? Như vậy rất dễ bị thám báo phát hiện. Hơn nữa, lúc đó trời gần sáng, bom, pháo địch lại bắn liên tục. Liệt sĩ không mai táng kịp có thể lại bị bom, pháo làm tan nát hoặc bị vùi lấp. Mọi người đang rất đỗi băn khoăn chưa biết xử lý thế nào thì vị chỉ huy - Nguyễn Huy Hiệu đã ra lệnh cho mọi người dùng dây dù buộc đá vào thi thể thả xuống sông.
Tướng Hiệu xúc động nhớ lại: “Tôi đành lòng cùng anh em cõng 2 chiến sĩ đã hy sinh ra sông Cam Lộ, đưa xuống sông cất giấu tương đối an toàn. Đêm hôm sau chúng tôi đến đưa các liệt sĩ lên mai táng cẩn thận tại khu vực Tân Kim”.
Thượng tướng – Viện sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu.
Những dòng sông cưu mang
“Không chỉ con sông Cam Lộ, Ô Lâu mà tất cả những con sông ở Quảng Trị đều là nguồn thực phẩm thuỷ sản vô cùng quan trọng nuôi sống bộ đội ta. Chúng tôi gọi đó là những dòng sông cưu mang. Trong những trường hợp cụ thể, những dòng sông này là bậc cứu tinh mạng sống của người lính giải phóng”, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã dành những lời chân thành nhất, thân thương nhất cho những dòng sông ở Quảng Trị như vậy.
Trong ký ức của ông, rất nhiều những kỷ niệm về dòng Ô Lâu lại lần lượt hiện về. Một lần, sau trận đánh, đơn vị ông rơi vào một hoàn cảnh rất cam go, ngặt nghèo. Đánh địch suốt hai ngày liền mà đơn vị lại bị mất liên lạc với cấp trên, đường tiếp tế lương thực, thực phẩm cũng bị đối phương chặn, trong khi đó mọi người thì đói lả, chỉ còn đủ gạo rang và lương khô cầm hơi. Thương binh lại nhiều, chưa thể chuyển lên tuyến trên, có người bị thương nặng, máu ra rất nhiều đã bị ngất xỉu.
Nhìn địa đồ, thủ trưởng Hiệu biết cách đó không xa có con sông Ô Lâu liền động viên anh em cố gắng hành quân về phía trước. Quả nhiên, đêm đó đơn vị của Nguyễn Huy Hiệu đã đến được bên bờ sông Ô Lâu.
Con sông không rộng nhưng nếm mùi nước, Nguyễn Huy Hiệu biết dưới sông không hiếm cá tôm. Không ngần ngại, ông liền nhảy xuống sông lặn ngụp, dùng tay bới bùn dưới đáy sông thì túm được những con trai to.
“Sống rồi, anh em thương binh sống rồi! Cả đơn vị sống rồi”, Nguyễn Huy Hiệu vừa tiếp tục mò trai vừa thầm nghĩ như thế. Ông gọi thêm lính xuống để hướng dẫn cho họ cách mò trai. Đêm ấy, ông và đồng đội đã mò được hàng trăm con trai to. Các chiến sĩ cởi áo ngoài để đựng trai đưa lên bờ. Trai rửa sạch, bỏ vào nồi quân dụng luộc lên, khi trai há miệng thì vớt ra bóc vỏ lấy ruột nấu cháo. Một nồi quân dụng nấu cháo trai, cả đơn vị ăn. Sau “bữa tiệc” cháo trai giàu dinh dưỡng, các thương binh tỉnh táo hơn, anh em trong đơn vị cũng khỏe lên trông thấy…
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu thăm lại chiến trường xưa tại Quảng Trị và thắp hương tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Đó là sự cưu mang, che chở của những dòng sông ở Quảng Trị, còn núi rừng, khe suối trên dãy Trường Sơn thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị cũng là nơi dung dưỡng, cưu mang những người lính quân giải phóng. Có những vùng quân ta và quân địch ở thế “cài răng lược”, hay thế “da báo”, nghĩa là ở xen kẽ nhau, giành giật từng tấc đất, có nơi ban ngày địch chiếm, ban đêm lại thuộc về sự kiểm soát của quân ta. Nếu dưới sông cho tôm cá thì núi rừng Trường Sơn cho rau, cho măng, cho lá thuốc chữa bệnh. Rau tàu bay, rau môn thục, măng, hoa chuối rừng, củ sắn… đã trở nên quen thuộc với Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu.
Vị Tướng bảo rằng, ơn nghĩa đối với núi sông Quảng Trị đã vô cùng lớn lao, chẳng bao giờ trả hết, thế nhưng sự cưu mang của nhân dân Quảng Trị đối với những người lính giải phóng còn vĩ đại hơn.
Ông nhớ rất rõ, mỗi khi bộ đội đi trinh sát, đi hái rau rừng, hái lá thuốc cho thương binh thì đồng bào Vân Kiều luôn là người dẫn đường nhiệt tình. Không ít người Vân Kiều vì chở che cho bộ đội mà đã hy sinh. Để xóa đi nỗi đau chia cắt đất nước, nhân dân Quảng Trị đã không nề hy sinh, gian khổ, không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào. Cho đến tận bây giờ, chiến tranh đã lùi xa, nhưng những đêm thao thức nhớ về kỷ niệm chiến trường, thì các địa danh mà Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu từng chiến đấu, từng được núi sông, đồng bào che chở, cưu mang vẫn còn hiện lên nguyên vẹn…
(Ghi theo lời kể của Thượng tướng, Anh hùng LLVTND Nguyễn Huy Hiệu)
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Người tiêu dùng mua mẫu xe Geely Coolray trong tháng 4/2025 sẽ được hưởng mức giảm giá quy đổi tương ứng với khoản hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Dự kiến mẫu xe hybrid BYD Sealion 6 sẽ chính thức ra mắt thị trường Việt Nam trong quý 2/2025, cạnh tranh cùng Ford Territory và Madza CX-5.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km, làng Bần Yên Nhân (huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) từ lâu đã nổi danh với nghề làm tương truyền thống.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(CLO) Miền Bắc sẽ có hai ngày 3 - 4/4 nắng ấm trước khi đón không khí lạnh, nền nhiệt cao nhất 25 - 27 độ. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay ít mưa, trời nắng, riêng Đông Nam Bộ nắng nóng trở lại.
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(NB&CL) Theo nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, doanh nghiệp xây dựng Việt hiện đã làm chủ hoàn toàn công nghệ, biện pháp và thiết bị thi công hạng mục hầm, cầu, điều mong đợi lúc này là Nhà nước sớm ban hành bộ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu cũng như kiểm tra chất lượng vật liệu và hạng mục thi công.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.
(NB&CL) Chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh đặt mục tiêu cao nhất là phát triển đất nước, mở rộng không gian cho đơn vị hành chính mới, phát huy vai trò dẫn dắt của các vùng động lực, hành lang kinh tế, cực tăng trưởng. Đại biểu Quốc hội, PGS. TS Nguyễn Chu Hồi đã có chia sẻ xung quanh nội dung này.
(CLO) TP Hà Nội vừa phê duyệt hai dự án quan trọng gồm dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua địa bàn huyện Đông Anh và dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu.
Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao: Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.
Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.
Theo thông báo đặc biệt tối 2/4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ nước CHDCND Lào và Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương đảng Nhân dân cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước CHDCND Lào, nhà cách mạng lão thành của đảng Nhân dân cách mạng Lào, đã từ trần vào lúc 10h30 ngày 2/4/2025, hưởng thọ 102 tuổi.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Bình Định tập trung triển khai mạnh mẽ, quyết liệt cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong các cấp chính quyền, trong nhân dân; đồng thời không để ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng, các nhiệm vụ, công việc khác.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh hai nước cần phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á –Âu, tập trung triển khai các dự án trọng điểm và phát triển các dự án mới để sớm đưa hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư trở thành trụ cột trong hợp tác Việt Nam – Nga.