(NB&CL)Từ tầm nhìn chiến lược thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sớm dự báo khả năng Mỹ sẽ sử dụng B-52 đánh ra Hà Nội, quân, dân ta đã chủ động có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng để đối phó với “siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm” mà Mỹ vẫn luôn ngợi ca trên bầu trời Hà Nội.
Thế chủ động và sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng ấy chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định giúp chúng ta đánh bại không kích bằng máy bay B-52 năm 1972 của Mỹ.
Chủ động nghiên cứu rất sớm kế hoạch tác chiến
B52 là loại máy bay ném bom khổng lồ, hiện đại và được xem là rất khó đánh, đó cũng là lý do vì sao Mỹ thường tự hào gọi đó là những “siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm,” “không thể bị bắn rơi bởi bất cứ vũ khí nào của đối phương”. Vì sự nguy hiểm ấy của B52, việc nghiên cứu để đánh B-52 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đặt ra cho Quân chủng Phòng không- Không quân (PK-KQ) từ rất sớm, ngay từ khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam tiến hành “chiến tranh cục bộ” và bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược B-52 trên chiến trường. Chính việc chủ động chuẩn bị tốt, chuẩn bị từ rất sớm về mặt chiến dịch, chiến thuật đã giúp ta thành công.
Đơn vị pháo cao xạ bảo vệ Thủ đô đã bắn rơi nhiều máy bay B-52 trong trận 12 ngày đêm. (Ảnh: TTXVN)
Cụ thể, tháng 4/1966, khi không quân Mỹ đưa B-52 ra đánh đèo Mụ Giạ ở Tây Quảng Bình rồi đánh phá khu vực Vĩnh Linh (Quảng Trị) để chuẩn bị leo thang đánh ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ cho Quân chủng PK-KQ: “B-52 đã ném bom miền Bắc, phải tìm cách đánh cho được B-52. Trách nhiệm này Bác giao cho các chú...”. Bác cũng căn dặn: “… muốn bắt cọp thì phải vào tận hang”. Vâng lời Bác, tháng 5/1966, Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ đã tăng cường Trung đoàn Tên lửa 238 vào tuyến lửa Vĩnh Linh cùng lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương vừa trực tiếp đánh trả địch, vừa nghiên cứu cách đánh máy bay B-52; biên soạn thành tài liệu báo cáo về Bộ Tổng tham mưu (BTTM) để tổ chức cho các đơn vị liên quan nghiên cứu, luyện tập.
Ngày 17/9/1967, sau một thời gian dày công nghiên cứu, nhận dạng, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 84 - Trung đoàn 238 đã bắn rơi 1 chiếc B.52. Đây là lần đầu tiên ta bắn rơi “Siêu pháo đài bay B.52” của đế quốc Mỹ. Chiến công này đã tác động rất lớn đến tư tưởng và quyết tâm chiến đấu của quân và dân ta, khẳng định khả năng đánh thắng các cuộc tập kích đường không bằng B.52 của địch, củng cố lòng tin, tinh thần quyết chiến, quyết thắng của bộ đội và nhân dân, đồng thời làm cơ sở biên soạn tài liệu hướng dẫn cách đánh B.52. Tiêu biểu là cuốn “Cẩm nang đỏ” là cuốn sách viết về “Cách đánh B.52 của Bộ đội Tên lửa”, kết quả của quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, tổng kết thực tiễn chiến đấu, sáng tạo cách đánh của lực lượng PK-KQ.
Năm 1968, theo lệnh của BTTM, Quân chủng PK-KQ đã bắt đầu xây dựng “kế hoạch tác chiến chống cuộc tập kích đường không bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội”. Đến tháng 1/1969, ta đã hoàn thành bản dự thảo kế hoạch đánh máy bay B-52. Sau đó, BTTM tiếp tục chỉ đạo Quân chủng PK-KQ đưa một số trung đoàn tên lửa và phân đội máy bay tiêm kích vào chiến trường Khu 4, Nam Lào, nghiên cứu cách đánh máy bay B-52 để tiếp tục bổ sung bản dự thảo.
Trên cơ sở dày công nghiên cứu từ thực tiễn chiến đấu và qua một số lần bổ sung, điều chỉnh, được sự chỉ đạo trực tiếp của BTTM, tháng 9/1972, kế hoạch tác chiến đánh B-52 cơ bản hoàn thành, trong đó xác định Hà Nội là khu vực tập kích chủ yếu của địch, cách đánh của địch, để bố trí, sử dụng lực lượng chính xác, khoa học, hợp lý. Ngày 9/10/1972 bộ phận biên soạn đã hoàn thành tài liệu “cách đánh B52”.
Nhiều đồng chí cán bộ chỉ huy cấp cao của ta khi đó đã khẳng định: “Đây là bảo bối của chúng ta đánh thắng B52”. Trên cơ sở tài liệu này, ngày 31/10/1972, Quân chủng tổ chức Hội nghị cán bộ để thảo luận, phổ biến cách đánh B.52.
Ngày 24/11/1972, Kế hoạch đánh máy bay B-52 bảo vệ Hà Nội được BTTM thông qua, sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phê duyệt.
Nắm chắc tình hình, chủ động chuẩn bị
Nhận rõ bản chất ngoan cố, lật lọng của đế quốc Mỹ, ngay từ cuối tháng 10/1972, Trung ương Đảng đã chỉ đạo quân và dân miền Bắc, đặc biệt là các lực lượng vũ trang đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi hành động phiêu lưu quân sự của địch. Các địa phương miền Bắc đã huy động được lực lượng đông đảo trong thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, sẵn sàng ứng phó với các cuộc tập kích đường không của địch. “Tuyệt đối nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, chủ động, tích cực chuẩn bị thật tốt tinh thần, lực lượng, hậu cần để chiến đấu và phục vụ chiến đấu đánh thắng âm mưu tập kích đường không của địch”- đã là “kim chỉ nam” trong những tháng ngày đó.
Ngày 6/4/1972, máy bay và tàu chiến Mỹ mở Chiến dịch Linebacker I (Sấm rền I). Sau 10 ngày đêm ném bom đánh phá dữ dội vùng phía bắc khu phi quân sự, thành phố Vinh, Bến Thủy (Nghệ An), Thanh Hóa và nhiều nơi khác thuộc Quân khu 4, ngày 16/4/1972, Mỹ cho máy bay B52 ném bom thành phố Hải Phòng. Cùng ngày, vào hồi 9 giờ 30 phút đến 10 giờ 10 phút hơn 60 lần chiếc máy bay chiến thuật của Mỹ chia thành nhiều tốp ném bom Thủ đô Hà Nội.
Ngày 27/4/1972, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ra Nghị quyết về công tác phòng không nhân dân, chuẩn bị sơ tán để sẵn sàng chiến đấu, yêu cầu Ủy ban Hành chính, Hội đồng Phòng không các cấp vận động, đôn đốc, đưa khoảng 30 vạn người ra ngoại thành và các tỉnh lân cận để hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của.
Hoa vẫn nở bên hồ Hữu Tiệp - Làng hoa Ngọc Hà - trong những ngày bom rơi, đạn nổ tháng 12-1972. Ảnh tư liệu
Trước tình hình cuộc chiến ngày càng ác liệt hơn, ngày 24/12/1972, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ra quyết định kiên quyết sơ tán hết dân, chỉ để lại 10.000 dân quân, tự vệ trong khu vực nội thành tham gia chiến đấu. Như vậy, từ tháng 4/1972 đến ngày 29/12/1972, tổng số các đợt sơ tán đã có hơn 50 vạn người trong tổng số 65 vạn dân số nội thành, tức chiếm 80% dân số nội thành Hà Nội di chuyển ra khỏi nội đô. Để cuộc sơ tán được nhanh chóng, Hà Nội đã huy động hàng trăm phương tiện từ tàu điện, tàu hỏa, xe ca, xe tải, xe khách.
Thành ủy Hà Nội, Ủy ban Hành chính thành phố đã chỉ đạo Sở Giao thông phối hợp với các tỉnh lân cận triển khai thêm 6 bến đò dã chiến, 50 bến đò ngang cho người đi bộ. Cùng với đó, nhiều trường học, nhà trẻ, bệnh viện, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp được di dời khỏi trọng điểm đánh phá, được bố trí dưới hầm sâu, địa đạo.
Tại nội đô, kế hoạch phòng tránh, đào hầm trú ẩn, bảo đảm sản xuất, cung ứng đủ điện nước và các nhu cầu thiết yếu khi bị địch đánh phá được triển khai. Chỉ trong gần 8 tháng (từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 12/1972), Thành phố đã đưa được gần 1.200 cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện sơ tán ra khỏi nội thành; đồng thời duy trì tốt chế độ trực ban, trực chiến, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu.
Hệ thống hầm trú ẩn, công sự chiến đấu và hào giao thông được xây dựng và phát triển mạnh trong các tuyến phố nội thành, với tổng số 45 ngàn kilômét hào giao thông, 5.600 hầm trú ẩn, hầm chiến đấu tập thể và trên 63 vạn hố cá nhân, đủ chỗ trú ẩn, trực tiếp phục vụ chiến đấu cho 90 vạn người. Thành phố cũng triển khai nhiều biện pháp bảo đảm giao thông, duy trì mạng lưới thông tin liên lạc thông suốt.
Đặc biệt, lực lượng trực tiếp bảo vệ Thủ đô có 4 trung đoàn không quân tiêm kích, 3 trung đoàn tên lửa, 6 trung đoàn pháo cao xạ, một số tàu của Hải quân có hỏa lực phòng không bố trí dọc sông Hồng.
Dân quân tự vệ Thủ đô có 4 đại đội pháo cao xạ 100 ly, 92 trận địa súng máy cao xạ 14,5 ly, hơn 100 súng trường của dân quân tự vệ các nhà máy, hợp tác xã ở nội và ngoại thành sẵn sàng cơ động đánh địch đổ bộ đường không và truy lùng giặc lái máy bay Mỹ nhảy dù… Tất cả tạo thành một thế trận phòng không nhân dân rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu.
(CLO) Mưa lớn đã trút xuống một số khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất ở Myanmar vào cuối tuần, điều này có thể làm phức tạp thêm các nỗ lực cứu trợ và tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
(CLO) Một nghiên cứu đã xếp hạng các quốc gia ít dùng tiền mặt nhất thế giới, dựa trên nhiều yếu tố như tỷ lệ sở hữu tiền điện tử, việc sử dụng thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ, mức độ phổ biến của thanh toán di động và tỷ lệ giao dịch phi tiền mặt trong tổng thanh toán.
(CLO) Theo Ban quản lý dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhiều hạng mục dự án đang bước vào giai đoạn nước rút với một số công trình cán đích trước ngày 30/4 và một số hạng mục khác dự kiến hoàn thành trong năm 2025.
(CLO) Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa 2 xe máy xảy ra vào đêm 5/4 trên tuyến Quốc lộ 1 đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình khiến 2 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã Sơn Tây vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án xây dựng Trường Mầm non Phú Thịnh.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.
(CLO) Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành xác minh, giải quyết vụ việc chết người xảy ra ngày 02/01/2023 và làm rõ đối tượng giết người là Tô Thị Ty Na (SN 1981; khu phố 3, thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).
(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến đường ven biển ĐT.994)".
(CLO) Lễ trao Giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh lần thứ II năm 2025 vừa diễn ra trong không khí trang trọng và ấm áp, quy tụ nhiều gương mặt nổi bật của giới văn hóa, giải trí Việt Nam như nghệ sĩ Xuân Hinh, NSND Xuân Bắc, NSND Tự Long, ca sĩ Hòa Minzy, nhạc sĩ Tuấn Cry...
(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…
(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.
(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.
(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Bắc Giang là cơ quan chủ quản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Vân Hà, kết nối xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang với phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng trình Chính phủ bổ sung cơ chế về Chỉ định thầu cho dự án trong tháng 4/2025; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5 năm 2025.
(CLO) Khoảng 13h30 ngày 5/4 theo giờ địa phương (tức 15h30 giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thủ đô Tashkent, Cộng hòa Uzbekistan, bắt đầu tham dự tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Uzbekistan từ ngày 5-8/4.
Với các hoạt động thực chất, chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Cộng hòa Armenia đã thành công tốt đẹp, góp phần mở ra trang mới cho hợp tác nghị viện hai nước.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ nghiêm khắc phê bình 19 Bộ, cơ quan trung ương và 28 địa phương đến ngày 15/3/2025 chưa phân bổ chi tiết hết kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2025 đã được giao; đồng thời, phê bình 30 Bộ, cơ quan trung ương, 27 địa phương đến hết ngày 31/3/2025 có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới mức trung bình cả nước.
(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,