Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026:

Bài 2: Đổi mới, trách nhiệm và dân chủ

Thứ tư, 17/03/2021 09:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, Quốc hội Việt Nam, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội đồng nhân dân các cấp ngày càng thể hiện được vai trò, vị thế của mình trong công tác lập pháp, giám sát, bầu cử… Cùng với đó, các cơ quan đã không ngừng đổi mới, thể hiện sự trách nhiệm và dân chủ.

LTS: Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 -2026 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII kết thúc thắng lợi. Để cuộc bầu cử trở thành ngày hội, trước tiên việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử phải bảo đảm theo đúng quy trình của pháp luật quy định và hướng dẫn của Hội đồng Bầu cử; bảo đảm các điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện đầy đủ quyền bầu cử theo quy định của pháp luật, để khẳng định nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân.

Quốc hội Việt Nam đã trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, khẳng định được vai trò, vị thế trên trường quốc tế.

Quốc hội Việt Nam đã trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, khẳng định được vai trò, vị thế trên trường quốc tế.

Quốc hội Việt Nam với những dấu ấn đổi mới

Ngày 06/01/1946, thông qua lá phiếu của mình, người dân được quyền trực tiếp lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà đã đánh dấu sự ra đời của Quốc hội Việt Nam.

Đến nay, Quốc hội Việt Nam đã trải qua 75 năm xây dựng và phát triển, khẳng định được vai trò, vị thế trên trường quốc tế. Nhất là trong những năm gần đây, Quốc hội Việt Nam không ngừng đổi mới. Đó là sự đổi mới cách thức điều hành, đổi mới phương thức chất vấn, đổi mới nội dung các phiên họp các Ủy ban của Quốc hội, đổi mới về công nghệ thông tin, giúp khoảng cách giữa các đại biểu với cử tri ngày càng được thu hẹp.

Đặc biệt, năm 2019, lần đầu tiên Quốc hội áp dụng công nghệ 4.0 và trí tuệ nhân tạo trong việc điều hành kỳ họp. Sự đổi mới này là cách để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trong việc xây dựng Quốc hội điện tử.

Những phiên họp trực tuyến được diễn ra qua sự chuẩn bị chu đáo, khẩn trương nhưng cũng đầy trách nhiệm là sự ứng biến linh hoạt của Quốc hội trước sức nóng của đại dịch COVID-19. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiều lần lưu ý: “Phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy Nhà nước, ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng không có nghĩa để mọi việc đình trệ. Công việc vẫn phải thực hiện trôi chảy theo kế hoạch, phải thay đổi phương thức làm việc”.

Các đại biểu được trang bị ipad, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để có thể xem tài liệu của kỳ họp ở bất kỳ đâu, có thể chuyển đổi từ giọng nói thành văn bản, thuận tiện hơn trong việc tra cứu luật, tìm kiếm thông tin...

Các đại biểu được trang bị ipad, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để có thể xem tài liệu của kỳ họp ở bất kỳ đâu, có thể chuyển đổi từ giọng nói thành văn bản, thuận tiện hơn trong việc tra cứu luật, tìm kiếm thông tin...

Nhìn lại chặng đường 75 năm, có thể thấy đổi mới lập pháp chính là nội dung trọng tâm góp phần hoàn thiện thể chế. Đầu tiên là bản Hiến pháp năm 1946 do Quốc hội ban hành đã khẳng định tính pháp lý của nhà nước, tạo dựng nền tảng xây dựng nhà nước pháp quyền.

Từ khóa II đến khóa V, Quốc hội tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 với chủ trương “tất cả cho tiền tuyến”, xây dựng hậu phương vững chắc, chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước.

Quốc hội khóa XIII để lại dấu ấn đặc biệt khi thông qua “Hiến pháp 2013”, đây là bản hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế. Đây cũng là nhiệm kỳ Quốc hội có số lượng luật được thông qua nhiều nhất, trên 107 luật và rất nhiều Nghị quyết.

Theo ông Ngô Đức Mạnh, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận (ĐBQH), cho biết: “Chúng ta có những quy định mới tiến bộ, phù hợp thông lệ quốc tế trong Hiến pháp 2013. Đó là đề cao và bảo vệ quyền con người. Cùng với những quy định mới trong các đạo luật, ví dụ quyền người dân được khởi kiện mà Tòa án không thể từ bỏ trách nhiệm xét xử vụ kiện. Về các đạo luật về quyền lập hội, quyền tiếp cận thông tin, các đạo luật khác, tôi cho rằng chúng ta hoàn thành cơ bản môi trường thể chế để tạo động lực đề cao giá trị quyền con người, quyền tự do dân chủ của nhân dân. Rõ ràng đạo luật chúng ta ban hành đáp ứng yêu cầu thực tiễn, công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước.”

Tiến tới nhiệm kỳ khoá XIV, các kỳ họp đã đưa ra bàn thảo nhiều vấn đề xã hội quan tâm, nhiều bất cập của các Luật được xây dựng trước đó được thảo luận để sửa đổi. Ví dụ như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức được thảo luận tại kỳ họp thứ 7 và thông qua ở kỳ họp thứ 8, với nhiều điểm mới như bỏ viên chức suốt đời; cắt giảm các điều kiện, tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ trong bổ nhiệm, nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức…

Đại biểu Quốc hội tranh luận tại kỳ họp Quốc hội để tìm tiếng nói chung, tìm ra quyết sách đúng để đưa đất nước phát triển. Đó là một tinh thần rất dân chủ.

Đại biểu Quốc hội tranh luận tại kỳ họp Quốc hội để tìm tiếng nói chung, tìm ra quyết sách đúng để đưa đất nước phát triển. Đó là một tinh thần rất dân chủ.

Dấu ấn đổi mới tiếp theo, chính là nội dung tranh luận rất rõ, không chỉ đại biểu tranh luận với các thành viên Chính phủ mà các ĐBQH tranh luận với nhau. Tranh luận để tìm tiếng nói chung, tìm ra quyết sách đúng để đưa đất nước phát triển. Đó là một tinh thần rất dân chủ.

Thông qua tranh luận, cho thấy rõ toàn thể bức tranh đất nước, thấy được tác động khó khăn ảnh hưởng tới sự phát triển đất nước để đưa ra những giải pháp, kiến nghị, khắc phục hạn chế vì chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc khẳng định vai trò là “đầu tàu” trong công tác bầu cử

Ngày 23/5/2021, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 sẽ được tiến hành trong không khí hân hoan, phấn khởi khi Đảng ta vừa tổ chức thành công tốt đẹp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.

Dưới sự chỉ đạo của MTTQ các cấp, Hội nghị hiệp thương lần thứ 1. Đến hết ngày 17/2/2021, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ 1 với tinh thần dân chủ, đúng luật, đúng thời gian theo quy định.

Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức Hiệp thương bầu cử đảm bảo chu đáo, an toàn, tiết kiệm.

Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức Hiệp thương bầu cử đảm bảo chu đáo, an toàn, tiết kiệm.

Về bầu cử ĐBQH, theo kết quả hội nghị hiệp thương, tổng số người được phân bổ giới thiệu ứng cử ĐBQH ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cả Trung ương và địa phương giới thiệu) là 1.076 người, đạt tỉ lệ bình quân 2,15 lần so với tổng số đại biểu dự kiến được bầu (tỉ lệ này của kỳ bầu cử khóa XIV là 2,04 lần; khóa XIII là 2,20 lần; khóa XII là 2,23 lần).

Về bầu cử đại biểu HĐND, số người được hội nghị hiệp thương lần thứ nhất phân bổ giới thiệu ứng cử là 7.656/trên 3.715 đại biểu được bầu theo luật định, đạt tỉ lệ bình quân 2,06 lần trên số đại biểu được bầu (cuộc bầu cử năm 2016 là 1,66 lần; năm 2011 là 2,02 lần).

Cơ cấu kết hợp trong số 7.656 người được phân bổ giới thiệu ứng cử cụ thể là: Phụ nữ 1.690, chiếm tỉ lệ 22,1 %; người dân tộc thiểu số 748, chiếm tỉ lệ 9,8%; người trẻ tuổi 814 người, chiếm tỉ lệ 10,6%; người ngoài Đảng 555, chiếm tỉ lệ 7,2 %; người tự ứng cử 20 (dự kiến).

Sau hội nghị Hiệp thương lần 1, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị chuẩn bị thật chu đáo cho Hội nghị Hiệp thương lần 2 sẽ được tổ chức vào ngày 18/3/2021.

Vai trò của MTTQ Việt Nam được khẳng định rõ qua việc tổ chức thực hiện giám sát bầu cử. Chiều ngày 4/3/2021, tại Hà Nội, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam tổ chức phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Tại cuộc họp này, Ban Thường trực Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đã quyết định tổ chức 5 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bầu cử. Mỗi đoàn kiểm tra giám sát tổ chức đi kiểm tra, giám sát tại 3 địa phương cấp tỉnh và 1 địa phương cấp huyện ở mỗi tỉnh. Dự kiến từ ngày 15/3 đến ngày 13/4 sẽ bắt đầu đợt 1 kiểm tra, giám sát hoạt động bầu cử.

Đặc biệt, tại hội nghị này, Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Trần Thanh Mẫn cho biết sẽ sẵn sàng tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh về bầu cử.

Theo ThS. Nguyễn Thanh Bình - Trưởng phòng Dân nguyện và Giám sát, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam cho biết, trong quá trình thực nhiệm vụ giám sát cuộc bầu cử, MTTQ ở nhiều nơi đã kịp thời phát hiện được những sai sót ở một số công đoạn trong quá trình bầu cử, như: Hồ sơ ứng cử chưa đúng luật, phiếu bầu, danh sách cử tri không đóng dấu của UBND xã, cử tri đi bầu hộ và đã nhanh chóng đề xuất với các tổ chức phụ trách bầu cử để xử lý kịp thời; góp phần để cuộc bầu cử diễn ra an toàn và đúng luật.

Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam cho rằng, để để tổ chức thành công cuộc bầu cử đảm bảo dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam sẽ tập trung giám sát theo luật quy định, trách nhiệm của MTTQ là bám sát cuộc bầu cử để góp phần mang lại thành công cho cuộc bầu cử.

Theo đó, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam đã xây dựng kế hoạch, bám sát vào chương trình, nội dung của Hội đồng bầu cử quốc gia gồm 8 nội dung, trong đó có nội dung để tổ chức tốt các hội nghị cử tri, để hướng dẫn.

Để các cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu được người thực sự tiêu biểu, trước khi hiệp thương phải tổ chức hội nghị phổ biến để các cơ quan, tổ chức, đơn vị thấy rõ được quy định của pháp luật, thực hiện đúng, đầy đủ các bước thì mới lựa chọn được người tiêu biểu và có sự tham gia đóng góp của đông đảo cử tri. Đây là bước rất quan trọng để phát hiện những người không đủ tiêu chuẩn.

Trong kỳ này, 5 tiêu chuẩn được đặt ra khá cụ thể: trung thành, có năng lực, trí tuệ để gánh vác nhiệm vụ của người đại biểu; có bản lĩnh để đại diện cho tiếng nói của cử tri; có điều kiện hoạt động, lắng nghe, tập hợp ý kiến, nguyện vọng của cử tri để có thể thực hiện được chức trách người đại biểu.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kiểm tra công tác bầu cử, xem danh sách cử tri tại xã Cổ Thành (Chí Linh, Hải Dương).

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kiểm tra công tác bầu cử, xem danh sách cử tri tại xã Cổ Thành (Chí Linh, Hải Dương).

Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực của địa phương

HĐND có vai trò rất quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương vì: "HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên".

Thời gian qua, HĐND các cấp họat động ngày càng chất lượng, hiệu quả với nhiều hình thức linh hoạt, phong phú; sự phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND các cấp với các cơ quan liên quan ngày càng được chú trọng và phát huy hiệu quả.

Hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND các cấp ngày càng được khẳng định và nâng cao hơn, góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng, được chính quyền các cấp ghi nhận, được cử tri và nhân dân thành phố đồng tình, ủng hộ.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu ra được triển khai nghiêm túc, đúng quy trình thủ tục và phản ánh kết quả đúng thực tế.

Đồng chí Thái Hoàng Long - Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận cho rằng, hoạt động giám sát của Thường trực HĐND, giám sát của các Ban HĐND từng bước đổi mới phương thức và nội dung, kết hợp tốt việc giám sát tại kỳ họp với các hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát theo chuyên đề… nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng của công tác giám sát. Hoạt động khảo sát, tiếp xúc cử tri và tiếp công dân cũng được HĐND các cấp coi trọng.

Tại các kỳ họp của HĐND các cấp việc biểu quyết công khai thể hiện sự dân chủ. Ảnh: Họp HĐND TP Hà Nội

Tại các kỳ họp của HĐND các cấp việc biểu quyết công khai thể hiện sự dân chủ. Ảnh: Họp HĐND TP Hà Nội

HĐND các cấp đã chú trọng và chủ động hơn trong việc xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương như: Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, thông qua các đề án, tờ trình… tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Các nghị quyết được HĐND các cấp ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi cao. Nội dung các Nghị quyết tập trung quy định các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội; về ngân sách Nhà nước và quản lý công chức, viên chức bảo đảm công khai, minh bạch.

Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để HĐND, Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND các cấp giám sát việc triển khai thực hiện của UBND các cấp và các ngành chức năng, góp phần xóa bỏ những tiêu cực trong cơ chế “xin - cho”, “duyệt - cấp”.

Cùng với đó là ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư; trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, thuế...; về thẩm quyền, trách nhiệm, chế tài xử lý vi phạm của các cơ quan nhà nước và người có chức, có quyền để kiểm soát việc thực thi quyền lực, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Quốc Trần

Tin khác

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức
Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức