(CLO) Theo các chuyên gia, mặc dù đã có những nỗ lực nhằm hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tuy nhiên công tác quản lý hiện nay có nhiều bất cập, thậm chí một số điểm còn chưa khoa học.
Hiện tại ẩm thực đường phố Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nước ta có nhiều món ăn đường phố được xếp hạng, trong đó như bánh mì, phở, nem, chả, bún…luôn nằm trong những món ăn được yêu thích trong các bảng xếp hạng quốc tế. Tuy nhiên, để phát huy những giá trị đó, trước hết vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Câu chuyện tại tỉnh Lâm Đồng, địa phương có nhiều sản phẩm du lịch, trong đó có ẩm thực đường phố sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Trịnh Văn Quyết Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: Văn hóa ẩm thực đường phố và ẩm thực nói chung là một thế mạnh đặc biệt đối với du lịch của Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói chung.
Tại Lâm Đồng, nhằm quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, đảm bảo tránh chồng chéo và bỏ sót cơ sở, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 28/4/2020 về việc ban hành quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và Quyết định số 17/2023/QĐ-UBND ngày 21/02/2023 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND, trong đó đã phân cấp cụ thể cho cho các ngành Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Công thương, Y tế, một số ngành khác có liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã... đã tạo được sự đồng bộ, thống nhất, xuyên suốt.
Theo đó, đối với thức ăn đường phố sẽ được UBND các xã, phường, thị trấn quản lý trực tiếp. Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nhóm đối tượng này, các cơ quan y tế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn đã phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các hoạt động như: Hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm cho đối tượng là chủ cơ sở, người trực tiếp kinh doanh thức ăn đường phố được triển khai thường xuyên, liên tục như: tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã, phường, thị trấn, huy động các kênh truyền thông, tổ chức các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề về an toàn thực phẩm…
“Công tác kiểm tra đối với các cơ sở này được địa phương triển khai thường xuyên, liên tục, đặc biệt là tập trung vào các đợt cao điểm của năm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 2.887 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
Trong 5 tháng đầu năm 2024, ngành chức năng các cấp đã tiến hành kiểm tra 710 cơ sở, trong đó 664 cơ sở đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm, đạt tỉ lệ 93,52%” - ông Trịnh Văn Quyết chia sẻ. Bên cạnh đó, nhằm quản lý tốt hơn ẩm thực đường phố, tại thành phố Đà Lạt đã phát triển mô hình khu phố ẩm thực đêm.
Câu chuyện xảy ra tại Lâm Đồng có thể bài học cho nhiều địa phương khác áp dụng. Tuy nhiên, với thực trạng ngộ độc đáng báo động hiện nay thì cần thiết phải có sự nhìn nhận tổng về công tác quản lý.
Liên quan đến công tác quản lý, theo ông Trịnh Văn Quyết, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dù đã được quan tâm, có nhiều cải thiện, nhưng vẫn còn một số khó khăn, bất cập.
Ông Trịnh Văn Quyết nêu: Cơ quan thường trực ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tại một số cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng, hạn chế về nghiệp vụ lại phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác; hoạt động chủ yếu giao cho ngành y tế. Công tác phối hợp liên ngành chủ yếu tập trung trong các dịp trọng điểm; một số đoàn kiểm tra tuyến huyện và xã chưa thực hiện nghiêm xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm...
Công tác quản lý các dịch vụ thức ăn đường phố, lưu động… còn hạn chế, do các cơ sở này không cố định, nhỏ lẻ, mang tính thời vụ. Chưa quản lý được hoạt động kinh doanh thực phẩm trên mạng xã hội, đặc biệt tại các tài khoản cá nhân (zalo, facebook, tiktok...). Việc kiểm soát, giám sát ô nhiễm thực phẩm mới chỉ được thực hiện ở các cơ sở, chợ có quy mô tập trung; còn các cơ sở nhỏ lẻ chưa được kiểm soát thường xuyên do nhân sự mỏng và thiếu phương tiện.
Ngoài ra, nhận thức của cộng đồng, ý thức chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của một số chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm chưa cao.
Về công tác thanh tra ông Trịnh Văn Quyết cho rằng, theo Luật Thanh tra ngày 14/11/2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 thì Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm không còn chức năng, nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về an toànn thực phẩm, không còn thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, do đó gặp khó khăn trong công tác xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Việc kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn nhiều bất cập (chỉ phù hợp với các cơ sở chế biến các món ăn với số lượng lớn trong một bữa như bếp ăn tập thể, nhà hàng tiệc cưới, cơm đoàn...; rất khó thực hiện đối với các nhà hàng, quán ăn phục vụ nhiều món ăn với số lượng ít...).
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có một số Trung tâm kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025; tuy nhiên, do chưa có đơn vị kiểm nghiệm nào được chỉ định làm cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nên mẫu kiểm nghiệm phải gửi các đơn vị ở tỉnh khác tốn nhiều thời gian, kinh phí và không kịp thời (đặc biệt là các mẫu nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm thường có thời gian sử dụng ngắn, quy trình bảo quản phức tạp).
Quản lý chưa khoa học
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, tính riêng trong quý I, năm 2024, toàn quốc đã ghi nhận 16 phụ ngộ độc thực phẩm làm 637 người mắc, 6 người tử vong. Nguyên nhân được cho là do yếu tố vi sinh vật và độc tố tự nhiên.
Trước việc ngộ độc thực phẩm xảy ra nhiều nơi, quy mô lên đến hàng trăm người, PGS, TS Trần Đáng (Nguyên Cục Trưởng Cục Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Bộ Y Tế - Chủ Tịch Hiệp Hội Thực Phẩm Chứng Năng Việt Nam khi trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận cho rằng, việc để xảy ra liên tiếp các vụ ngộ độc, có những vụ ngộ độc hàng loạt hay xảy ra quán thức ăn đường phố, các nhà hàng, bếp ăn tập thể có nhiều nguyên nhân.
Trước hết, do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm thực phẩm. Ví dụ ăn bánh mì bị ngộ độc, ăn thức ăn cơm gà bị ngộ độc… Điều này, chứng tỏ sự ôi nhiễm thực phẩm quá lớn, quá phổ biến nhưng chưa thể khắc phục sớm. Ôi nhiễm này có nguồn gốc từ môi trường, từ bảo quản hoặc từ người chế biến. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân sâu xa do sự phân công cơ bản về quản lý an toàn thực phẩm.
“Trước đây mình quản lý tất cả thực phẩm là kinh doanh có điều kiện. Dù cơ sở lớn, cơ sở nhỏ mà thực phẩm trước khi lưu thông, đem ra thị trường tiêu thụ thì phải được một cơ quan chứng nhận là an toàn.
Thế nhưng, từ sau khi Nghị định 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm nhiều quy định đã cởi mở, cơ sở sản xuất không cần phải được kiểm tra mà tự làm, tự công bố, tự kiểm tra. “Tôi nghĩ đây là điều bất cập” – ông Trần Đáng nhấn mạnh.
Theo vị này, tự giác như ở nước Nhật Bản mà thực phẩm đưa ra thị trường người ta kiểm tra rất nhiều thời gian, phải có chứng nhận. Văn minh như Châu Âu, Bắc Mỹ cũng như vậy. “Nhưng ở nước ta, trình độ dân trí, sự tự giác còn rất thấp kém mà cho tự làm, tự công bố, tự đem ra buôn bán tôi cho rằng đó là sai lầm về mặt quản lý” – ông Trần Đáng nêu ý kiến.
Với cơ chế quản lý như vậy nên chuyên gia cho rằng, khi kinh doanh người kinh doanh chỉ nghĩ đến lợi nhuận. Họ bằng mọi cách có lợi nhuận với giá rẻ nhất. Ngoài ra, ông Trần Đáng cho rằng, sự phân công về quản lý an toàn thực phẩm ở nước ta hiện cũng không phù hợp.
“Bộ Nông Nghiệp quản lý 9 ngành hàng cơ bản, trong đó chủ yếu các ngành hàng thực phẩm. Đáng lẽ, ngành nông nghiệp chỉ có quản lý sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Còn khi thành thực phẩm lại phải do Bộ Y tế quản lý. Nhưng mà, theo Nghị định 15, Bộ Nông nghiệp quản lý 9 ngành hàng cơ bản từ A đến Z. Bộ Công thương quản lý 5 ngành hàng cơ bản.
Còn lại Bộ Y tế, một bộ chịu trách nhiệm chính về sức khỏe nhưng chỉ quản lý nước khoáng đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, phụ gia thực phẩm và thực phẩm chức năng trong khi thực phẩm thông thường lại không quản lý” – ông Trần Đáng nêu.
Trong vụ ngộ độc ở Đồng Nai vừa rồi, bàn về chức năng quản lý thì pa-tê do Bộ Nông nghiệp quản lý, còn bột mì do Bộ công thương quản lý nhưng đến khi xảy ra ngộ độc cán bộ y tế lại vào điều tra, tìm nguyên nhân. “Tôi cho rằng, sự phân công như hiện nay chưa hợp lý về quản lý chuỗi thực phẩm” – Nguyên Cục Trưởng Cục An Toàn Thực Phẩm nhận định.
Cũng theo chuyên gia này, hiện nay rất lơi lỏng chế độ an toàn thực phẩm, quy tắc về an toàn thực phẩm. Do sự phân công, Bộ Y tế có trình độ, có chuyên môn nhưng không được phân công nên buông lỏng trong việc kiểm tra từ trong nhà máy, trong cơ sở chế biến.
“Trước đây trong giai đoạn Pháp lệnh an toàn thực phẩm, tất cả thức ăn đường phố phải thực hiện 10 tiêu chuẩn. Muốn kinh doanh, các cơ sở phải được cơ quan y tế cấp chứng nhận về đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghị định 15 ra đời có việc lơi lỏng, tôi cho rằng đó cũng là nguyên nhân” - ông Trần Đáng chia sẻ.
Như vậy, bên cạnh ý thức người dân trong việc sử dụng thực phẩm chưa khoa học, còn nhiều chủ quan thì công tác quản lý cũng còn nhiều điểm tồn tại cần khắc phục. Nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc cho thấy công tác quản lý phải được hoàn thiện hơn nữa để phòng ngừa từ xa ngộ độc thực phẩm.
(CLO) Các cơ quan an ninh Philippines đã tăng cường các giao thức an toàn vào thứ Bảy, sau khi Phó Tổng thống Sara Duterte tuyên bố bà sẽ ám sát Tổng thống Ferdinand Marcos Jr nếu chính bà bị giết.
(CLO) Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(CLO) Vòng 12 Ngoại hạng Anh 2024/25 chứng kiến những chiến thắng quan trọng của Arsenal và Chelsea. Trong khi Arsenal đánh bại Nottingham với tỷ số 3-0 để chấm dứt chuỗi trận thất vọng, thì Chelsea vượt qua Leicester 2-1 trên sân khách để cùng nhau trở lại top 4 đầy ấn tượng.
(CLO) Dẫn trước hai bàn đến phút 84, Barcelona bất ngờ để Celta Vigo cầm hòa 2-2 trong trận đấu kịch tính ở vòng 14 La Liga. Kết quả này khiến đội bóng của HLV Hansi Flick gặp nguy hiểm trong cuộc đua vô địch, khi khoảng cách với Real Madrid có thể bị thu hẹp đáng kể.
(CLO) Bất lực trước sức mạnh của Tottenham, câu lạc bộ Man City đón nhận thất bại đáng tiếc 0-4. Đây cũng là trận thua thứ 5 liên tiếp trên mọi đấu trường của thầy trò huấn luyện viên Pep Guardiola.
(CLO) Công nghệ ô tô điện đang bước sang một kỷ nguyên mới khi Úc chuẩn bị triển khai công nghệ V2G, cho phép xe điện cung cấp điện cho nhà và lưới điện, mang lại cơ hội tiết kiệm lên tới 12.000 AUD mỗi năm.
(CLO) Khám phá vai trò quan trọng của bộ lọc chuyên nghiệp trong nhiếp ảnh điện thoại. Từ chỉnh sửa AI đến hiệu ứng vật lý, nâng tầm bức ảnh với chất lượng đỉnh cao.
(CLO) Chào đón năm mới 2025 và thực hiện chương trình kích cầu du lịch sau mưa lũ lịch sử tháng 9/2024, UBND thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã triển khai kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - thể thao đặc sắc phục vụ du khách tới thăm địa phương dịp nghỉ lễ Tết dương lịch 2025.
(CLO) Hyundai Motor và Cơ quan An toàn Giao thông Đường cao tốc Quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA) vừa thông báo kế hoạch thu hồi hơn 145.000 xe điện do một lỗi có thể gây mất điện khi đang lái xe, làm tăng nguy cơ tai nạn.
(CLO) Kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 là một “trái ngọt” dành cho tỷ phú Elon Musk. Vào 22/10, tỷ phú này đã lập kỷ lục tài chính mới, với con số khổng lồ gần 350 tỷ USD, theo CNN và Bloomberg.
(CLO) Yasmin Eid nấu một nồi đậu lăng nhỏ trên ngọn lửa đốt bằng cành cây và giấy vụn trong căn lều mà cô sống cùng chồng và 4 cô con gái nhỏ ở Dải Gaza. Đó là bữa ăn duy nhất của họ trong ngày, là tất cả những gì họ có thể chi trả.
(CLO) Cơ quan khí tượng dự báo, 2 ngày tới miền Bắc sẽ đón 1 đợt không khí lạnh mạnh. Nhiệt độ thấp nhất được dự báo ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao dưới 10 độ C.
(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, việc thực hiện các giải pháp “chuyển đổi xanh” còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng không chỉ đối với các cơ quan nhà nước mà còn với các doanh nghiệp
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định các biện pháp quản lý về giá để phù hợp với Luật Giá và biện pháp đặc thù trong quản lý giá thuốc là công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc dự kiến áp dụng đối với thuốc kê đơn.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) là cơ sở đầu tiên tại miền Tây Nam Bộ thí điểm mô hình xử lý nước lợ thành nước sạch, mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân.
(CLO) Sáng 17/11, Chi Cục thú y vùng V (Cục Thú Y) vừa phát hành thông báo số 1793/TYV5-TH về kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm lợn nhận từ thị trấn Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với vi rút Dịch tả lợn Châu Phi.