(CLO) Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương đã và đang phát huy tốt vai trò đồng hành, giám sát hiệu quả, tháo gỡ vướng mắc, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong bối cảnh mới.
Phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương xung quanh nội dung này.
Nhiều chính sách “ra đời” sau các cuộc tiếp xúc cử tri
+ Thưa Đại biểu Quốc hội, năm 2024, Hải Dương có sự bứt phá mạnh mẽ; tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 10,2%, đứng thứ 6 cả nước. Là Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương và cũng là Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, bà có thể chia sẻ về sự “đồng hành” của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua?
TS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: Năm 2024 là một năm tăng trưởng rất ấn tượng, không những của cả nước nói chung mà còn đối với Hải Dương chúng tôi nói riêng. Trong khi đó, tăng trưởng GRDP của Hải Dương cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước. Để đạt được thành tích ấn tượng này có vai trò không nhỏ của Hội đồng nhân dân bên cạnh sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự vào cuộc tích cực của Ủy ban nhân dân tỉnh, cũng như của chính quyền địa phương các cấp, các ngành… Hội đồng nhân dân tỉnh đóng vai trò đồng hành hết sức chặt chẽ với Ủy ban nhân dân tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ nhất, Hội đồng nhân dân tích cực trong công tác ban hành các nghị quyết, đặc biệt là những nghị quyết liên quan đến xây dựng các chính sách của tỉnh. Chế độ an sinh xã hội của Hải Dương, tôi đánh giá là rất tốt trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. Để xây dựng được chính sách an sinh này, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương cũng rất tích cực trong vai trò giám sát và khảo sát để có cơ sở đồng hành với các cấp, các ngành. Ví dụ như Hội đồng nhân dân đã phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, phối hợp với Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo trong các công việc tổ chức các cuộc đối thoại và tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân, với lực lượng thanh niên, với giáo viên để lắng nghe tiếng nói, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng. Sau những cuộc đó, có rất nhiều chính sách thiết thực ra đời.
Ví dụ như sau hội nghị đối thoại giữa đồng chí Bí thư Tỉnh ủy với lực lượng giáo viên, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nghị quyết để có chính sách hỗ trợ giáo viên mầm non với mức hỗ trợ bằng tiền hàng tháng là 1 triệu đồng cho mỗi giáo viên có lương dưới 7 triệu đồng/tháng. Điều này đã tạo nên sự động viên rất lớn cả về tinh thần lẫn vật chất cho đội ngũ giáo viên mầm non.
Thứ hai là những khó khăn, vướng mắc được nêu lên từ các hội nghị tiếp xúc cử tri, chúng tôi thấy Hội đồng nhân dân cũng rất tích cực trong việc đôn đốc các ngành liên quan giải quyết. Điều quan trọng nữa là để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy các dự án, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn đầu tư công, Hội đồng nhân dân tỉnh cũng đã tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề ngoài 2 kỳ họp chính trong năm.
Mỗi năm, Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức trung bình khoảng 10 kỳ họp chuyên đề để giải quyết các vấn đề vướng mắc một cách kịp thời, đặc biệt là đối với các dự án vì nhiều khi tiến độ đối với các dự án rất quan trọng. Nếu như cứ chờ các kỳ họp thường kỳ, mỗi kỳ họp phải cách nhau đến nửa năm, thậm chí hơn thì sẽ kéo dài thời gian chờ đợi, nhiều khi lỡ mất cơ hội, thậm chí là chậm giải ngân vốn đầu tư công. Do đó, với các chủ trương đầu tư như thế, Hội đồng nhân dân tỉnh sẵn sàng tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề để quyết định và thông qua các chủ trương đầu tư. Tôi nghĩ rằng đây là những việc làm rất tích cực để Hội đồng Nhân dân cùng với Ủy ban nhân dân giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đảm bảo an sinh xã hội cho công nhân, người lao động đang là vấn đề được dư luận rất quan tâm. Qua quá trình tiếp xúc cử tri, xin Đại biểu cho biết về những nội dung mà người lao động của Hải Dương quan tâm nhất đối với những chính sách gì của tỉnh dành cho họ? Và vấn đề đó được giải quyết như thế nào?
TS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: Đối với chính sách ban hành cho người lao động, tôi thấy Hải Dương đã rất quan tâm. Ngoài những chính sách chung của tỉnh, các ngành cũng có chính sách riêng để hỗ trợ người lao động. Ví dụ, đối với người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức công đoàn đã rất quan tâm việc rà soát danh sách, tặng quà cũng như hỗ trợ người lao động. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đã phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh trong nhiều chuyến thăm và tặng quà cho người lao động. Đặc biệt, chúng tôi còn đến tận các khu nhà trọ để thăm công nhân có hoàn cảnh khó khăn, tặng quà. Những phần quà này vừa có ý nghĩa về giá trị vật chất, vừa có ý nghĩa về giá trị tinh thần để động viên người lao động.
Tuy nhiên, qua quá trình tiếp xúc cử tri, chúng tôi vẫn nhận được rất nhiều kiến nghị đối với tỉnh để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Ví dụ, người lao động rất mong muốn có thêm nhiều khu nhà cho công nhân thuê. Về vấn đề này, Hải Dương đang tích cực triển khai các dự án nhà ở xã hội. Tôi tin rằng, trong thời gian từ nay đến năm 2030 sẽ có rất nhiều công trình, nhà ở công nhân, nhà ở xã hội được đưa vào nghiệm thu, sử dụng. Người lao động và các đối tượng khác được tiếp cận nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cũng sẽ giải quyết được phần nhu cầu về nhà ở, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người lao động.
Một trong những chính sách cũng được đông đảo người lao động bày tỏ sự nhất trí, đồng tình rất cao và rất vui mừng như tôi đã nói là chính sách hỗ trợ cho giáo viên mầm non. Trong đội ngũ giáo viên thì giáo viên mầm non có thu nhập rất thấp, tính chất công việc thì vất vả, đặc biệt là giáo viên trẻ mới ra trường. Giáo viên trẻ có nhiệt huyết, được đào tạo bài bản và có chuyên môn, nhưng mức lương rất thấp do chưa được hưởng phụ cấp thâm niên hoặc phụ cấp thâm niên vô cùng ít ỏi. Chính bởi vậy, Hải Dương đã rà soát và có chính sách hỗ trợ đối với đội ngũ này bằng tiền theo từng tháng. Tôi thấy đây cũng là một chính sách mang lại niềm vui và lợi ích thiết thực cho người lao động.
Đối với các đối tượng khác, Hải Dương cũng đã nỗ lực triển khai xây nhà, sửa nhà cho người có công và giải quyết các chế độ chính sách cho người có công. Đây cũng là hoạt động rất tích cực của tỉnh. Ngoài ra, việc hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng yếu thế thì Hải Dương cũng làm rất tốt. Hiện nay, qua rà soát, tất cả các đối tượng yếu thế đều đã được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế, để làm sao đảm bảo điều kiện cho những đối tượng yếu thế này trong lúc ốm đau được các dịch vụ y tế chăm sóc trong diện có bảo hiểm, chứ không phải tự chi trả 100% kinh phí. Tất cả chính sách ấy đều được cử tri đánh giá rất cao.
Tiền đề thuận lợi giúp Hải Dương bứt phá trong tương lai
+ Đại biểu có thể chia sẻ thêm một số kinh nghiệm về sự phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc góp phần tháo gỡ những chính sách, nút thắt để khơi thông nguồn lực của địa phương?
TS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương có sự phối hợp rất chặt chẽ, đồng hành với chính quyền để khơi thông nguồn lực của địa phương. Điều này có nhiều lý do, nhưng trong đó có một nguyên nhân thuận lợi rất lớn – đó là đồng chí Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đồng thời là Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Bản thân tôi – Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh thì cũng là Đại biểu Hội đồng nhân dân 3 khóa rồi. Chính vì vậy cho nên sự phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh vô cùng chặt chẽ.
Trong đó, điển hình như công tác tiếp xúc cử tri, có những cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề có sự phối hợp giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh. Thứ hai, trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo. Thứ ba, vì vừa làm Đại biểu Quốc hội, vừa là Phó Trưởng đoàn nhưng lại vừa là Đại biểu Hội đồng nhân dân, tôi là thành viên Ban Văn hóa - Xã hội của Hội đồng nhân dân tỉnh cho nên các công việc của Hội đồng nhân dân, tôi cũng có điều kiện tham gia rất sâu. Bởi vậy, những vấn đề liên quan đến địa phương, tôi đều có ý kiến với tư cách là Đại biểu Hội đồng nhân dân.
Điều quan trọng nữa là Hội đồng nhân dân thường xuyên phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là trong việc phản ánh những khó khăn, vướng mắc về mặt thể chế, những vấn đề nổi cộm của địa phương để đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội sẽ có tiếng nói trên nghị trường, truyền tải tới Quốc hội, Chính phủ cũng như các cơ quan chức năng có liên quan. Tôi thấy đây là một sự phối hợp rất chặt chẽ và có hiệu quả.
Tôi lấy ví dụ, tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương cũng có đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương có ý kiến về một số vấn đề vướng mắc liên quan đến việc sửa đổi Luật Đầu tư công, hay việc “một luật sửa nhiều luật” cũng có những ý kiến đóng góp của Hội đồng nhân dân.
Ngoài ra, các hội nghị lấy ý kiến xây dựng luật và các hoạt động khác của Đoàn Đại biểu Quốc hội thì Hội đồng nhân dân tỉnh cũng tham gia rất nhiệt tình.
+ Bà kỳ vọng như thế nào về sự đóng góp của Hải Dương trong “dòng chảy chung” của Đất nước khi bước vào Kỷ nguyên phát triển này?
TS Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: Hải Dương là một địa phương có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, về vị trí địa lý, chúng tôi khá gần Thủ đô Hà Nội, nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, ở giữa tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng và có hệ thống hạ tầng rất tốt, giao thông thuận tiện và hưởng rất nhiều các ưu đãi khác của thiên nhiên. Tôi lại lấy ví dụ, ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, khí hậu khá ôn hòa, Hải Dương và một số tỉnh khác ít phải đối mặt với thiên tai, có những thuận lợi nhất định.
Với vị trí địa lý rất gần Thủ đô Hà Nội, Hải Dương có nhiều thuận lợi và điều kiện để phát triển kinh tế. Thêm nữa, Hải Dương cũng có rất nhiều tiềm năng khác nhau và có yếu tố chủ quan là vùng đất hiếu học từ xưa đến nay. Đó là vùng đất đã từng được Nguyễn Trãi trong “Dư địa chí” nhấn mạnh là phên dậu phía Đông của Kinh thành Thăng Long, được rất nhiều người gọi là “vùng đất địa linh nhân kiệt” - nghĩa là từ xưa đến nay, trong lịch sử, thời nào Hải Dương cũng có những đóng góp vô cùng quan trọng cho sự phát triển chung của Đất nước. Từ các nhà khoa học, các nhà quân sự, các văn nghệ sĩ… đều có những đóng góp của Hải Dương.
Trong Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của Đất nước, với những tiềm năng, ưu thế sẵn có và sự quyết tâm của toàn thể Đảng bộ và nhân dân Hải Dương, tôi tin tưởng rằng, Hải Dương sẽ cùng cả nước đóng góp tích cực hơn nữa vào sự phát triển chung của Đất nước. Trong đó, kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương năm 2024 nói riêng và cả giai đoạn 2020-2025 nói chung cũng là một tiền đề thuận lợi giúp Hải Dương có sự bứt phá trong tương lai.
(CLO) Một người phụ nữ vô tội đang đứng trên tàu thì bị thiêu sống trong một vụ tấn công kinh hoàng. Thế nhưng, đã không có phản ứng của những người xung quanh: không ai giúp đỡ, thay vào đó, họ chỉ chăm chú quay phim. Cảnh sát đi ngang qua người phụ nữ đang bốc cháy cũng không có bất kỳ hành động cứu giúp nào.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã mở đầu Năm Thánh "Hy vọng" mang tính lịch sử của Giáo hội Công giáo và kêu gọi cải thiện thế giới, khi ngài dẫn đầu những người Công giáo La Mã trên toàn thế giới đón Giáng sinh vào đêm thứ Ba (24/12).
(CLO) Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, các công ty Trung Quốc đã tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cho kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Giáng sinh sang Nga theo giá trị hàng năm lên tới 4 triệu đô la vào tháng 11/2024.
(CLO) Chính phủ Nga đã phê duyệt danh sách các khu vực sẽ bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn hoạt động khai thác tiền điện tử bắt đầu từ ngày 1/1/2025 đến ngày 15/3/2031, TASS đưa tin vào thứ Ba (24/12), trích dẫn một tài liệu của chính phủ.
(CLO) Mùa Giáng sinh là cơ hội để nhiều người kiếm thêm thu nhập nhờ nghề đóng giả ông già Noel. Đây là công việc thời vụ được phổ biến vào tháng cuối năm, mang lại khoản thu nhập không nhỏ, đặc biệt là với các bạn trẻ.
(CLO) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa vào khai thác đoàn tàu La Reine (hoàng hậu) phục vụ hành khách trên tuyến Đà Lạt - Trại Mát để mang đến trải nghiệm mới và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách đi tàu.
(CLO) Chiều 24/12, tại hội nghị thông tin báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo tỉnh Quảng Ninh tổ chức, Trưởng ban Quản lý Vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường đã thông tin đến báo chí về việc Vịnh Hạ Long có nguy cơ bị loại khỏi danh sách Di sản thiên nhiên thế giới đang làm xôn xao mạng xã hội từ hôm qua đến nay.
(CLO) Theo báo cáo mới nhất, nạn đói ở Sudan đã bao trùm 5 khu vực và dự kiến sẽ lan rộng ra thêm 5 khu vực nữa vào tháng 5. Trong khi đó, các hoạt động quân sự đang cản trở việc cung cấp viện trợ nhân đạo, khiến hàng triệu người dân rơi vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng.
(CLO) Ngày 25/12, theo thông tin từ Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh vừa phát hiện, xử lý nhóm đối tượng sử dụng ma túy trong căn hộ chung cư cao cấp tại TP Hạ Long.
(CLO) Trailer đầu của Anh hùng xạ điêu 2025 gây tranh cãi kịch liệt, đa số khán giả thất vọng. Các từ khóa liên quan tới bộ phim và nam chính Tiêu Chiến đạt tới hơn 120 triệu lượt đọc.
(CLO) Ban tổ chức cho biết, vé trận đấu giữa Việt Nam – Singapore ở bán kết lượt về AFF Cup 2024 sẽ được mở bán trực tiếp tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Phú Thọ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định: Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, không ai khác, chính doanh nhân, doanh nghiệp mới là chủ thể làm cho đất nước thịnh vượng, giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình khẳng định: Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, không ai khác, chính doanh nhân, doanh nghiệp mới là chủ thể làm cho đất nước thịnh vượng, giàu mạnh, nhân dân ấm no, hạnh phúc.
(CLO) Về một số kiến nghị, đề xuất của Tỉnh ủy Cà Mau tại Thông báo số 109-TB/VPTW ngày 20/11/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về kết quả chuyến thăm và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn theo dõi, chỉ đạo các bộ, ngành xử lý kiến nghị này.
(CLO) Thông tin về nỗ lực bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, văn minh và thịnh vượng của dân tộc Việt Nam, trong đó các nước Trung Đông là một trong những trọng tâm trong công tác đối ngoại của Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cùng các nước Trung Đông chia sẻ tầm nhìn, khát vọng trong phát triển đất nước và có thể học hỏi lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lược quốc gia.
(CLO) Chiều 24/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp để xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách.
(CLO) Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
(CLO) Chiều 24/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022 - 2024.
(CLO) Chính phủ sẽ triển khai các nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng làm chủ các công nghệ lõi, công nghệ sinh học tiên tiến sản xuất các chế phẩm xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản phẩm xử lý chất thải y tế; sản phẩm xử lý chất thải trong công nghiệp, y tế và sinh hoạt.
(CLO) Năm 2025, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị Bộ Y tế cần quan tâm hơn nữa đến công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, hoạch định chính sách. Trong đó, việc triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật BHYT còn đặt ra nhiều vấn đề, Bộ Y tế cần hoàn thành đúng tiến độ các văn bản quy định chi tiết thi hành 2 luật này.
(CLO) Ngày 24/12, Ban Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 12 về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.