Bài 3: Chống biến đổi khí hậu - Sứ mệnh quá khó khăn khi giới hạn cận kề

Thứ hai, 25/07/2022 09:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để giải quyết bài toán biến đổi khí hậu, vấn đề cơ bản chỉ là con người cần hạn chế phát thải CO2 bằng việc tìm ra những nguồn năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hóa thạch. Song để giải quyết được vấn đề cơ bản này, thế giới phải cần tới rất nhiều giải pháp khác nhau.

Cuộc chiến không của riêng ai

Rất trùng hợp, đúng vào thời điểm biến đổi khí hậu bắt đầu trở nên nghiêm trọng, chính xác hơn là đã tác động sâu rộng ở mức độ toàn cầu, thì đại dịch COVID-19 bùng nổ vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Nó đã làm tê liệt hầu hết mọi hoạt động kinh tế và xã hội trên thế giới. Song chính bởi vậy, nó lại cho thấy một điều rằng chỉ cần con người không cần làm gì, khí hậu tự khắc sẽ ổn định trở lại.

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 1

Các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như gió và mặt trời, thải ra ít hoặc không phát thải khí nhà kính, luôn sẵn có và trong hầu hết các trường hợp, rẻ hơn than, dầu hoặc khí đốt. Ảnh đồ họa: LHQ

Cụ thể, trong giai đoạn đại dịch COVID, bầu trời trở nên trong xanh đến lạ thường. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, người dân Ấn Độ có thể nhìn thấy rõ dãy núi Himalaya. Hiển nhiên, sự trong lành của không khí là điều mà mọi người khác cũng đều có thể cảm nhận được theo cách của mình. Thậm chí, đến cuối năm 2020, tức chỉ vài tháng sau khi một số nước trên thế giới áp đặt các lệnh phong tỏa, khí hậu đã tốt lên rõ rệt, với việc lượng khí thải CO2 giảm xuống mức chỉ còn 7% - theo Dự án Carbon Toàn cầu.

Ngoài ra, các ước tính của NASA cũng cho thấy mức độ ô nhiễm tầng Ozone trong tháng 5 và 6/2020 cũng đã giảm ngay 2%, phần lớn do giảm khí thải tại khu vực châu Á và Bắc Mỹ. Con số này nghe có vẻ không nhiều, nhưng mức giảm này tương đương ít nhất 15 năm áp dụng các chính sách giảm thải tốt nhất được đưa ra bởi Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Sự việc này một lần nữa chứng minh, biến đổi khí hậu là do con người gây ra, cụ thể thông qua việc đốt nhiện liệu hóa thạch, cũng như tàn phá môi trường khiến rừng ngày càng bị thu hẹp và đất đai ngày càng cằn cỗi, sa mạc hóa…

Tất nhiên, chúng ta không thể giải quyết bài toán khí hậu theo cách ngừng hoạt động như trong đại dịch COVID-19. Song, sự việc này đã đưa ra nhiều gợi ý, đặc biệt nhiều động lực cho thế giới trong sứ mệnh chống biến đổi khí hậu. Nó chỉ ra rằng nếu có thể tìm ra lời giải cho bài toán thay thế nhiên liệu hóa thạch, con người sẽ cải thiện được môi trường sống, sẽ hạn chế trái đất ấm lên và những tác động của biến đội khí hậu.

Tuy nhiên, để giải quyết được bài toán thay thế nhiên liệu hóa thạch, từng quốc gia sẽ phải đối mặt với hàng nghìn bài toán khác nhau về kinh tế, xã hội, công nghệ... và đặc biệt cả vấn đề địa chính trị vốn đang rất nóng bỏng trên thế giới.

Như đã từng đề cập, Liên Hợp Quốc đã xem biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, thậm chí mang ý nghĩa sống còn. Rất nhiều nghiên cứu đã được các tổ chức môi trường và khí hậu tiến hành để tìm hiểu về vấn đề này và đưa ra những giải pháp, mô hình nhằm cùng thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng.

Các nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng để ngăn chặn biến đổi khí hậu không trở thành một thảm họa tận diệt, thì lượng phát thải toàn cầu phải giảm 7,6% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2030 nhằm giữ nhiệt độ không vượt quá 1,5 độ C, cũng như không thể vượt quá 2 độ C vào năm 2050. Và để đi theo lộ trình này, thế giới sẽ cần giảm sản lượng nhiên liệu hóa thạch khoảng 6% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2030 - một mục tiêu có vẻ vẫn khá xa vời vào thời điểm này, những hy vọng vẫn còn ở phía trước!

Để đạt được mục tiêu cốt lõi nói trên, giải pháp trước tiên chính là cần sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là lý do, theo Hiệp định khí hậu Paris 2015, nhóm các nước phát triển thực hiện cam kết đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm, nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng quan trọng để giúp các nước đang phát triển thích ứng, chống chịu và xây dựng nền kinh tế mới dựa trên năng lượng tái tạo. Ngoài khoản ngân sách nói trên, còn có rất nhiều các khoản hỗ trợ có trị giá hàng chục tỷ USD nữa để giúp tất cả các nước sẵn sàng chung tay chống biến đổi khí hậu.

Năng lượng sạch nhờ chìa khóa công nghệ và động lực kinh tế

Đến lúc này, vấn đề dường như đang quá lớn và thậm chí có phần ngoài tầm với, bởi quy tụ mọi quốc gia, cả nhân loại cho một sứ mệnh vào lúc này thật quá khó khăn. Song thực ra, sứ mệnh vẫn nằm trong tầm tay của con người. Có thể nói, một trong những chìa khóa nằm ở khoa học công nghệ.

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 2

Việc tìm ra những nguồn năng lượng xanh là chìa khóa để giúp cho thế giới chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh đồ họa: LHQ

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 3

Điện gió và điện mặt trời đang thay thế ngày một nhiều hơn cho năng lượng hóa thạch. Ảnh: GI

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 4

Việc cải tạo lại những vùng đất khô cằn thành những cánh rừng cũng là điều cần phải làm để chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Time

Cụ thể hơn, nếu tìm ra được một giải pháp công nghệ cho một nguồn năng lượng thay thế triệt để nhiên liệu hóa thạch, rất có thể mọi thứ sẽ được giải quyết. Và cái đích này lại không hề quá xa xôi. Như đã biết, giờ ngay cả ở những quốc gia đang phát triển thì việc sử dụng xe điện đã trở thành một điều gì đó rất bình thường, bởi công nghệ đã giúp nó trở nên dễ tiếp cận và sử dụng hơn rất nhiều. Thậm chí, châu Âu đã chính thức đưa ra lộ trình cho việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch khỏi ngành vận tải, khi đưa ra thời hạn cấm sử dụng xe chạy xăng dầu kể từ năm 2035.

Tất nhiên, xe điện hay các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch chỉ là một mảnh ghép trong cuộc chiến biến đổi khí hậu. Thế giới cần phải tiến tới loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch khỏi đời sống. Và thực tế, năng lượng xanh đang ngày càng đi vào đời sống của con người. Cụ thể, nhờ các công nghệ mới, giá năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn và dễ sản xuất hơn. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, nó đã tăng gần 5% mỗi năm từ năm 2009 đến 2019, vượt xa mức tăng của nhiên liệu hóa thạch - 1,7%. Năm 2018, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng đã đạt tới 17,1%.

Việc thúc đẩy năng lượng tái tạo trở thành một ngành kinh tế hàng đầu và thậm chí mũi nhọn chính là cách tốt nhất để biến nguồn nhiên liệu xanh có thể chạy đến từng ngôi nhà trên hành tinh, giúp thu hút mọi nguồn lực của xã hội. Và những gì đang diễn ra đang cho thấy điều đó.

Rõ ràng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không phải là hành động phá hoại ngân sách hay phá hoại nền kinh tế, thậm chí ngược lại. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh có thể mang lại lợi nhuận kinh tế trực tiếp 26 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Điều này có thể tạo ra hơn 65 triệu việc làm trong các lĩnh vực năng lượng sạch.

Tất nhiên, để thúc đẩy một ngành kinh tế vẫn còn khá mới thì cần phải đến một nguồn lực đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng. Dự kiến, đầu tư cơ sở hạ tầng trong 15 năm tới cho lĩnh vực năng lượng sạch cần khoảng 90 nghìn tỷ USD vào 2030. Đặc biệt, lĩnh vực năng lượng tái tạo là một hướng đi rất tốt cho các nước đang phát triển, một con đường giúp các nước có thể đi tắt đón đầu. Theo tính toán, cứ một khoản đầu tư 1 USD vào cơ sở năng lượng tái tạo sẽ mạng lại 4 USD lợi ích.

Cải tạo môi trường và không thể chậm chễ

Bên cạnh phát triển năng lượng tái tạo để thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, thì để chống biến đổi khí hậu, thế giới cần phải cải thiện môi trường, phải hàn gắn lại những "vết nứt"☆ mà con người đã gây ra cho nó. Việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, phát triển lại các cánh rừng, hay nói chung là cải tạo lại môi trường tự nhiên, là một giải pháp rất quan trọng khác. Để cho hoạt động này có thể đi vào thực tiễn, việc kinh tế hóa lĩnh vực này cũng là bắt buộc.

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 5

Bên cạnh năng lượng xanh, nông nghiệp xanh và trồng rừng cũng là một lĩnh vực có thể đem lại nguồn lợi kinh tế khổng lồ. Theo số liệu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nó có thể tạo ra lợi ích kinh tế lên tới 2 nghìn tỷ USD/mỗi năm trên thế giới, tạo ra hàng triệu việc làm và cải thiện an ninh lương thực.

Để mọi hoạt động bảo vệ môi trường có thể thành công, cần có cả những chính sách hỗ trợ từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế. Một trong những chính sách cốt lõi mà thế giới đang áp dụng là đưa ra những loại phí carbon và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Các hoạt động này có thể huy động được 2,8 nghìn tỷ USD, có thể dùng số tiền này đầu tư lại cho chính các dự án thân thiện với môi trường.

Ngoài những chiến lược chung và các giải pháp căn cơ, thế giới nói chung cũng đang không ngừng tìm kiếm những sáng kiến, phát minh hay mô hình sáng tạo cho cuộc chiến chống lại môi trường. Ví như vào đầu tháng 7 này, các nhà khoa học Phần Lan đã phát minh ra công nghệ "pin cát" để hấp thụ năng lượng mặt trời, giúp người Phần Lan có thể vượt qua mùa đông dài lạnh giá trong cuộc khủng hoảng năng lượng bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Trong khi đó, các nhà khoa học tại Đan Mạch đang nghiên cứu về một loại vi khuẩn 'streptomyces', hay còn gọi là vi khuẩn nhai đường. Chúng sẽ tạo ra một phân tử 'nổ' khi nó ăn đường và các nhà nghiên cứu khẳng định nó có thể được sử dụng thay thế cho nhiên liệu máy bay. Hoặc Thụy Sỹ đang đưa vào sử dụng một loại “pin nước” có khả năng lưu trữ lượng điện năng tương đương 400.000 pin ô tô điện.

Như vậy, thế giới vẫn có quyền lạc quan khi nhìn về phía trước. Song, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là không thể chậm chễ, khi giới hạn đã cận kề. Như Giám đốc Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết, lượng khí thải phải bắt đầu giảm trước năm 2025 và giảm mạnh sau đó để duy trì mục tiêu giữ trái đất không được phép nóng hơn quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nếu không mọi nỗ lực của con người có thể trở thành vô nghĩa: “Chúng ta đang ở ngã ba đường. Chúng ta phải quyết định và hành động ngay bây giờ để đảm bảo một tương lai có thể sống được"!

Hải Anh

Tin mới

Mỹ chấp thuận bán lô tiêm kích F-16 trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines

Mỹ chấp thuận bán lô tiêm kích F-16 trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines

(CLO) Hôm 1/4, Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ.

Thế giới 24h
Nga và Trung Quốc họp bàn về quan hệ hai nước, Ukraine và Iran

Nga và Trung Quốc họp bàn về quan hệ hai nước, Ukraine và Iran

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.

Thế giới 24h
Công an Nghệ An nhanh chóng phá án vụ trộm cắp 21 chỉ vàng

Công an Nghệ An nhanh chóng phá án vụ trộm cắp 21 chỉ vàng

(CLO) Ngày 2/4/2025, Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hoàng Vũ Lập (sinh năm 1997, trú tại xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) về hành vi trộm cắp tài sản, với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt lên tới hơn 212 triệu đồng.

Vụ án
Hiện trường vụ cháy nhà khiến 3 người tử vong lúc rạng sáng ở TP HCM

Hiện trường vụ cháy nhà khiến 3 người tử vong lúc rạng sáng ở TP HCM

(CLO) Ngày 2/4, cơ quan chức năng đang phong toả nghiêm ngặt hiện trường vụ cháy khiến 3 người tử vong trên đường Mạc Vân, phường Xóm Củi, quận 8, TP HCM. Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được cũng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra, đồng thời thăm hỏi gia đình người bị nạn.

Đời sống
TNHNN bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng trong tháng 3, lãi suất liên ngân hàng giảm sâu

TNHNN bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng trong tháng 3, lãi suất liên ngân hàng giảm sâu

(CLO) Thị trường tiền tệ tháng 3/2025 ghi nhận động thái nới lỏng thanh khoản từ Ngân hàng Nhà nước khi bơm ròng hơn 31.400 tỷ đồng, dừng phát hành tín phiếu và gia hạn kỳ vay OMO. Những điều chỉnh này giúp lãi suất liên ngân hàng giảm sâu, hỗ trợ ổn định hệ thống tài chính.

Kinh doanh - Tài chính
Vinaconex (VCG) đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức 16%

Vinaconex (VCG) đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức 16%

(CLO) Tổng công ty Vinaconex (VCG) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu doanh thu đạt 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 1.200 tỷ đồng – tăng nhẹ 8% so với năm 2024. Đáng chú ý, Công ty dự kiến chia cổ tức tới 16%, trong đó có một nửa bằng cổ phiếu.

Kinh doanh - Tài chính
Tỉnh Kon Tum chỉ đạo khẩn trương làm rõ vụ việc mỏ đá hết hạn vẫn ngang nhiên hoạt động

Tỉnh Kon Tum chỉ đạo khẩn trương làm rõ vụ việc mỏ đá hết hạn vẫn ngang nhiên hoạt động

(CLO) UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung mỏ đá ở huyện Kon Plông đã hết hạn nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động.

Đời sống
Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hơn 14.700 tỷ mùa du lịch hè năm 2025

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hơn 14.700 tỷ mùa du lịch hè năm 2025

(CLO) Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 5,3 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 14.720 tỉ đồng trong mùa du lịch hè năm 2025.

Du lịch
Bộ GD-ĐT: Tăng cường giám sát bếp ăn bán trú trường học

Bộ GD-ĐT: Tăng cường giám sát bếp ăn bán trú trường học

(CLO) Bộ GD-ĐT vừa ban hành văn bản gửi các cơ sở giáo dục về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.

Công luận 24H
Khách mua xe côn tay Honda Winner X được ưu đãi khủng

Khách mua xe côn tay Honda Winner X được ưu đãi khủng

(CLO) Honda Việt Nam áp dụng đợt ưu đãi mạnh tay dành cho người tiêu dùng mua mẫu xe côn tay trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 30/6/2025.

Xe
5 khoản nâng cấp xe hơi có lẽ sẽ lãng phí đối với bạn

5 khoản nâng cấp xe hơi có lẽ sẽ lãng phí đối với bạn

(CLO) Nâng cấp xe hơi đôi khi không phải là quyết định khôn ngoan khi có thể tốn hàng nghìn đô mà không đem lại hiệu quả lâu dài, từ mâm xe, hệ thống xả đến chip hiệu suất.

Xe
Mực nước sông Hồng, sông Đà giảm khiến 2 cây cầu nghìn tỷ trơ móng

Mực nước sông Hồng, sông Đà giảm khiến 2 cây cầu nghìn tỷ trơ móng

(CLO) Mực nước sông Hồng và sông Đà đang xuống thấp, tại cầu Văn Lang và Trung Hà (nối Phú Thọ với Hà Nội) đã lộ rõ móng trụ cầu trên những bãi cát ở giữa dòng sông.

Đời sống
Dự báo thời tiết 2/4: Bắc Bộ hửng nắng, Nam Bộ có mưa trái mùa

Dự báo thời tiết 2/4: Bắc Bộ hửng nắng, Nam Bộ có mưa trái mùa

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 2/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ tiếp tục có mưa trái mùa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.

Công luận 24H
Điểm bùng phát kinh hoàng của AI và khoảnh khắc diệt vong của nghệ thuật đã đến?

Điểm bùng phát kinh hoàng của AI và khoảnh khắc diệt vong của nghệ thuật đã đến?

(CLO) Công nghệ AI của OpenAI đang tạo ra cơn sốt hình ảnh theo phong cách Ghibli, nhưng đồng thời cũng đe dọa ngành công nghiệp sáng tạo.

Báo chí - Công nghệ
Lý do nhiều người Mỹ nộp đơn xin hộ chiếu thứ hai

Lý do nhiều người Mỹ nộp đơn xin hộ chiếu thứ hai

(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.

Thế giới 24h
Bà Rịa - Vũng Tàu: Mời thầu hơn 2.031 tỷ cho dự án đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu: Mời thầu hơn 2.031 tỷ cho dự án đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

(CLO) Ban Quản lý dự án chuyên ngành Giao thông và Dân dụng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn)".

Dự án - Đầu tư
Bình Luận

Tin khác

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế
Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

Máy bay chở khách Trung Quốc quyết cạnh tranh với Boeing và Airbus

(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.

Tiêu điểm Quốc tế
Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

Chi tiêu quốc phòng, động lực mới cho nền kinh tế trì trệ của châu Âu?

(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.

Tiêu điểm Quốc tế
Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

Ấn Độ với kế hoạch sở hữu 1.000 máy bay chiến đấu

(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.

Tiêu điểm Quốc tế