Kỷ niệm 133 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023): 75 năm - vang mãi lời hiệu triệu thi đua của Bác
Bài 3: Người người thi đua, Ngành ngành thi đua
Thứ năm, 25/05/2023 10:40 AM2023-05-25 10:40:00-0
Trả lời
(NB&CL) Những năm tháng kháng chiến chống Pháp có thể nói là giai đoạn cho thấy lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được sự tham gia hưởng ứng của mọi người, mọi nhà, mọi ngành, mọi lứa tuổi.
Và chính sự tham gia đông đảo ấy đã làm nên hiệu quả của hàng loạt phong trào thi đua thời kỳ này, từ đó góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Ngày 11/6/1948, tại Chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Trước đó, ngày 1/5/1948, Người đã cho ra đời “Lời kêu gọi thi đua yêu nước”. Hai văn bản liên tiếp, xuất hiện chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, cùng một nội dung, mục tiêu, đủ để thấy, tính cấp bách của việc toàn dân, toàn quân phải ra sức thi đua sản xuất, giết giặc như thế nào.
Không dừng lại ở đó, dường như động viên, thúc đẩy cho được phong trào thi đua luôn là nỗi thường trực trong Bác. Trong “Lời kêu gọi đồng bào tăng gia sản xuất”, đăng trên Báo Cứu quốc, số 1488, ngày 6/3/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh) chỉ rõ: trong lúc ở mặt trận, bộ đội và dân quân hăng hái đánh giặc để chuyển mạnh sang tổng phản công, đồng bào ở hậu phương có nhiệm vụ: 1. Thi đua tăng gia sản xuất; chăn nuôi thêm súc vật, giồng thêm nhiều thóc lúa, hoa màu, bông, rau. Trai, gái, già, trẻ, mỗi người đều phải cố gắng, người đã tăng gia sản xuất sẽ tăng gia sản xuất nhiều hơn, người chưa tăng gia sản xuất sẽ phải tăng gia sản xuất. Chúng ta quyết thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân canh tác, bốn mùa canh tác. 2. Thi đua tiết kiệm, tránh xa xỉ, phí phạm, để dành lương thực cho bộ đội hoặc cho những lúc túng thiếu. Làm hai việc trên là góp sức vào công việc chuyển mạnh sang tổng phản công. Tôi mong đồng bào cố gắng.
Chỉ ba năm sau đó, tháng 2/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho nông dân toàn quốc, động viên tăng gia sản xuất. Trong thư, Người khen ngợi nông dân, mặc dù năm trước có nhiều thiên tai, địch họa, vẫn duy trì sản xuất tốt nên lương thực vẫn đủ cung cấp cho nhân dân và bộ đội. Tuy nhiên, Người nhắc nhở: năm 1951, kháng chiến tiến mạnh hơn, nông dân phải chuẩn bị lương thực đầy đủ hơn nữa để bộ đội ăn no, đánh thắng. Chiến sĩ ở mặt trận thì thi đua giết giặc lập công, còn đồng bào hậu phương thì thi đua tăng gia sản xuất. “Mùa này nhất định là một mùa thắng lợi”. Nông hội cần phải đi sát với dân, đôn đốc, giúp đỡ dân về mọi mặt; nhà nông cũng phải giúp nhau để cùng sản xuất tốt.
Đặc biệt, động viên phong trào thi đua ở hậu phương, Người tặng mấy câu thơ: “Ruộng rẫy là chiến trường/Cuốc cày là vũ khí/Nhà nông là chiến sĩ/Hậu phương thi đua với tiền phương”.
Trong bài viết: “Thi đua ái quốc, hiện tại và tương lai vẻ vang của nước ta”, Báo Nhân Dân, số 15, ngày 5/7/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Thi đua ái quốc nhằm ba mục đích chính: Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm. Tức là làm cho nhân dân no, ấm, biết chữ, làm cho Tổ quốc độc lập, tự do. Muốn đạt mục đích ấy, người người phải thi đua, ngành ngành phải thi đua. Ai làm việc gì, nghề gì cũng thi đua làm cho nhanh, cho tốt, cho nhiều. Chiến sĩ thì thi đua diệt giặc lập công, đồng bào thì thi đua tăng gia sản xuất.
“Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”
Quán triệt và thực hiện những chỉ huấn của Người, phong trào thi đua yêu nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hưởng ứng tham gia với hàng loạt các phong trào thi đua, điển hình như: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo kháng chiến”… Ngoài chiến trường, các chiến sĩ thi đua giết giặc lập công; ở hậu phương, nhân dân thi đua tăng gia sản xuất giỏi, diệt giặt đói, diệt giặt dốt… Khẩu hiệu lúc đó là: “Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ, hậu phương thi đua với tiền phương” và “Người người thi đua, ngành ngành thi đua, ta nhất định thắng, địch nhất định thua”…
Đặc biệt, để chuẩn bị nguồn lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ, khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” đã biến thành hành động thực tế, là “tiêu chí thi đua” của hàng triệu nhân dân ta ở hậu phương, cả vùng tự do và các vùng căn cứ du kích.
Trong bài nói tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tháng 5/1952, Người chỉ rõ: Nhân dân ta thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm để cải thiện đời sống tinh thần và vật chất của quân và dân, cung cấp đầy đủ cho kháng chiến, chuẩn bị chuyển sang tổng phản công. Quân đội ta thi đua diệt giặc lập công để tiêu diệt nhiều sinh lực địch, chuẩn bị chuyển sang tổng phản công, để kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, hoàn thành dân chủ mới, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Về nội dung thi đua, Người cho rằng: Có người tưởng lầm bộ đội chỉ có nhiệm vụ diệt giặc lập công, không trực tiếp tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Nói thế không đúng. Bộ đội đánh thắng trận, quý trọng chiến lợi phẩm, thế là tăng gia sản xuất. Bộ đội quý trọng của công, quý trọng quân trang quân dụng, thế là tiết kiệm. Còn bộ đội ở hậu phương, các ngành quân nhu, quân giới, quân y, vận tải, v.v... càng phải thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Trong việc sử dụng dân công, càng phải tiết kiệm để đồng bào hậu phương đủ lực lượng và ngày giờ đặng thi đua tăng gia sản xuất và tiết kiệm.
Còn “ai thi đua với ai?”, Người cho biết: Thi đua giữa người này với người khác, đơn vị này với đơn vị khác, điều đó ai cũng hiểu. Một điều nên nhắc là: ngành này có thể và nên thi đua với những ngành khác. Thí dụ: một đơn vị nông thôn có thể thi đua với một đơn vị bộ đội và một đơn vị công nghệ. Xã A và nhà máy B ký giao ước với bộ đội C, sẽ tăng gia và tiết kiệm bao nhiêu. Bộ đội C ký giao ước diệt nhiều giặc, cướp nhiều súng. Thế là công nông binh thi đua với nhau, cùng nhau tiến bộ. Kết quả là lực lượng của ta về mọi mặt đều tăng gấp đôi. Ta sẽ diệt giặc gấp đôi, thắng lợi gấp đôi. Kết quả là kháng chiến sẽ thắng lợi gấp đôi, kiến quốc sẽ thành công gấp đôi. Kết quả là dân giàu nước mạnh.
Một trong số những phong trào thi đua nổi bật trong những năm kháng chiến chống Pháp là “Hũ gạo kháng chiến”. Phong trào được phát động trong bối cảnh những năm 1951 - 1952, cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta đang bước vào thời kỳ khó khăn, gay cấn nhất, giặc Pháp mạnh về mọi mặt (cả về khí tài, quân trang, quân dụng, lương thực thực phẩm…), trong khi phía ta chưa kịp phục hồi sau nạn đói, sản xuất nông nghiệp lạc hậu dẫn đến lương thực khan hiếm, thiếu thốn về mọi mặt.
Thực tế đó đã khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay thời điểm đó đã chỉ thị: Phải tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi, phô trương hình thức: “Giấy bút, vật liệu đều tốn tiền của Chính phủ, tức là của dân; ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng hai ba lần” - Người nhấn mạnh.
Người còn nhấn mạnh việc tiết kiệm ở các nội dung cụ thể: 1 - Tiết kiệm sức lao động; 2 - Tiết kiệm thời gian; 3 - Tiết kiệm tiền của; 4 - Tất cả mọi người đều phải cùng tiết kiệm. Từ những lời dạy đó của Người, toàn quốc đã tạo nên phong trào tiết kiệm. Từ ông già bà cả đến những em thiếu nhi quàng khăn đỏ… nhất nhất, vui vẻ “thắt lưng buộc bụng”, nhường lại một phần trong khẩu phần ăn ít ỏi hàng ngày của mình cho “hũ gạo kháng chiến”. Nhờ đó, “Hũ gạo kháng chiến” được gây dựng, tiếp thêm sức mạnh, sức chiến đấu cho Bộ đội cụ Hồ để góp phần giúp cuộc kháng chiến chống Pháp thành công.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.
(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(CLO) Ngày 21/11, tại Nam Định, thanh tra 9 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(CLO) Theo nội dung chương trình, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ của Tỉnh đoàn Hải Dương.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.