Quân đội Nhân dân Việt Nam: 80 năm - Hành trình vinh quang

Bài 3: Những bước phát triển vượt bậc về lực lượng

Thứ năm, 12/12/2024 15:05 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cùng với việc thay đổi tên, từ Việt Nam giải phóng quân - lực lượng thống nhất từ các Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Trung đội Cứu quốc quân - tới Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), và Quân đội nhân dân Việt Nam (từ năm 1950), quân đội ta đã không ngừng lớn mạnh, có những bước phát triển vượt bậc về lực lượng, từ những đội quân nhỏ bé.

Bài liên quan

Từ lực lượng Việt Nam giải phóng quân, Vệ quốc đoàn…

Chúng ta đã biết nhiều về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân như một tổ chức tiền thân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng có lẽ không nhiều người trẻ hôm nay biết rằng trước khi trở thành lực lượng chính quy, hiện đại như hiện nay, quân đội ta đã trải qua hành trình phát triển vượt bậc, từ những đội quân tưởng chừng như nhỏ bé, thô sơ.

Gần một năm sau khi Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập, tháng 4/1945, để đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị tổng khởi nghĩa, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp vào tại Bắc Giang đã quyết định thống nhất Cứu Quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân cùng các tổ chức vũ trang khác. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, ngày 15/5/1945, tại làng Quặng (xã Định Biên, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thống nhất các đơn vị Cứu quốc quân, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và các tổ chức vũ trang cách mạng khác trong cả nước được thành Việt Nam Giải phóng quân. Lực lượng ban đầu gồm 13 đại đội chủ lực được tổ chức thống nhất từ tiểu đội, trung đội đến đại đội. Mỗi tiểu đội 12 người, 3 tiểu đội thành một trung đội, 3 trung đội thành một đại đội. Bộ Tư lệnh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân gồm: Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Chu Văn Tấn.

bai 3 nhung buoc phat trien vuot bac ve luc luong hinh 1

Lễ thành lập Đại đoàn 308 - Đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 28/8/1949. Ảnh tư liệu

Tháng 9/1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời đã lâm vào tình thế hiểm nghèo, thù trong, giặc ngoài. Để đáp ứng yêu sách của quân Tưởng đòi giải tán quân đội chính quy, tháng 11/1945, Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn (còn gọi là Vệ quốc quân) - nghĩa đen là “đoàn thể bảo vệ Tổ quốc” - một tên gọi “ngụy trang” nhằm thực hiện chính sách mềm dẻo, khôn khéo, né tránh sự khiêu khích, xung đột với quân Đồng Minh, cụ thể là quân Tưởng đang có mặt ở nước ta lúc bấy giờ. Trước đó, cuối tháng 10/1945, hội nghị bàn về xây dựng Vệ quốc đoàn do Bộ Tổng Tham mưu tổ chức đã kiến nghị với Trung ương Đảng phê duyệt về tổ chức biên chế các đơn vị Vệ quốc đoàn theo hệ thống “tam tam chế”, gồm từ tiểu đội, phân đội, trung đội đến trung đoàn. Thời điểm đó, quân đội ta đã có bước chuyển đáng kể và nhanh chóng về lực lượng. Tháng 9/1945, mới chỉ có hai chi đội thì đến cuối năm 1945, đã phát triển thành 40 chi đội bộ đội chủ lực ở hầu khắp các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ và một số tỉnh ở Nam Bộ. Dưới chi đội là đại đội, trung đội, phân đội và tiểu đội.

Tháng 1/1946, Trung ương Quân ủy được thành lập. Đây là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng trong quân đội, có nhiệm vụ: Giúp Ban Chấp hành Trung ương Đảng trực tiếp nắm mọi hoạt động của lực lượng vũ trang, xây dựng bản chất cách mạng của quân đội, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và với Nhân dân trong mọi thử thách quyết liệt, chiến đấu vì hạnh phúc của nhân dân. Trung ương Quân ủy gồm 7 đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Trần Tử Bình, Văn Tiến Dũng, Lê Liêm, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn, Nguyễn Sơn. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng phân công làm Bí thư.

Ngày 22/5/1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu. Sắc lệnh 71/SL có thể được coi là sắc lệnh đầu tiên cho việc xây dựng quân đội chính quy của một quốc gia độc lập. 

Kèm theo sắc lệnh có bản quy tắc (62 điều), trong đó từ điều 1 đến điều 9 quy định tổ chức biên chế bộ đội chủ lực thống nhất từ tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn đến đại đoàn, sư đoàn, liên đoàn, tập đoàn của bộ binh; các đơn vị chuyên môn và hỏa lực trợ chiến. Theo đó, các chi đội ở Bắc Bộ, Trung Bộ chấn chỉnh thành đơn vị cấp trung đoàn (32 trung đoàn) và tiểu đoàn độc lập. Riêng Nam Bộ, do chiến sự diễn ra ngày càng ác liệt nên vẫn giữ nguyên hình thức tổ chức cấp chi đội (25 chi đội).

Cùng với việc xây dựng quân đội quốc gia, Chính phủ ta đặc biệt coi trọng việc xây dựng lực lượng vũ trang quần chúng, lực lượng bán vũ trang, bao gồm: dân quân ở nông thôn và tự vệ ở đô thị.

Để tránh nhầm lẫn với quân đội của Bảo Đại, bắt đầu từ năm 1950, quân đội của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa dần dần chuyển sang danh xưng QĐND Việt Nam. “Quân đội nhân dân” là danh xưng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt, với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ”.

Tới sự ra đời của bộ đội địa phương và Đại đoàn chủ lực đầu tiên

Trong quá trình phát triển cuộc cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng quân đội gồm ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Dân quân du kích. Trong đó, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương hợp thành Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ đội chủ lực là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh chính quy, là lực lượng cơ động trên những địa bàn quan trọng của các chiến trường. 

Từ quan điểm ấy, ngày 7/4/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương. Sắc lệnh quy định rõ: “Quân đội quốc gia Việt Nam có hai phần: Quân đội chính quy và quân địa phương. Bộ đội địa phương có ba đặc điểm chính là: Có tính cách địa phương, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, tự trang bị và tự túc về cấp dưỡng”. Ngày 18/8/1949, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân. Chỉ thị nêu rõ: “Bộ đội địa phương và dân quân trong quá trình tiến triển của chiến tranh, là lực lượng hậu bị trực tiếp của quân chủ lực... Nhờ sự phát triển của những lực lượng ấy, tài sản của nhân dân, chính quyền nhân dân, các đoàn thể nhân dân và các cơ sở Đảng được bảo vệ, chính quyền bù nhìn của giặc, kinh tế của chúng, ngụy binh và âm mưu chiếm đóng của quân địch bị phá hoại”.

bai 3 nhung buoc phat trien vuot bac ve luc luong hinh 2

Song song với đó, ngày 28/8/1949, theo chỉ thị của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại đoàn 308 - Đại đoàn Quân Tiên Phong (nay là Sư đoàn Bộ binh cơ giới 308, Quân đoàn 12) được thành lập. Đây là đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Việt Nam đọc nhật lệnh thành lập Đại đoàn, nhấn mạnh: “... Đại đoàn có nhiệm vụ cùng các binh đoàn chủ lực khác, đi tiên phong trên con đường tiêu diệt sinh lực địch, trên con đường chính quy hóa. Đại đoàn phải: Hễ đánh là thắng, hễ đánh là tiêu diệt sinh lực địch, ngày càng lớn mạnh, quyết định chiến trường...”.

Sau Đại đoàn Quân Tiên Phong, từ năm 1949 đến năm 1952, các đại đoàn bộ binh liên tiếp ra đời. Cụ thể: 304 (Đại đoàn Vinh Quang, thành lập ngày 10-3-1950); 312 (Đại đoàn Chiến Thắng, thành lập ngày 27-12-1950); 320 (Đại đoàn Đồng Bằng, thành lập ngày 16-1-1951); 316 (Đoàn Bông Lau, thành lập ngày 1-5-1951); 325 (Đại đoàn Bình-Trị-Thiên, thành lập ngày 5-12-1952) và Đại đoàn công-pháo 351 (thành lập ngày 27-3-1951).  Theo biên chế, quân số mỗi đại đoàn bộ binh gần 10.000 người, có các trung đoàn bộ binh, tiểu đoàn pháo, đơn vị trinh sát, công binh, thông tin, vận tải, cảnh vệ, quân y và các cơ quan trực thuộc.

Từ thời điểm đó, việc các đại đoàn chủ lực liên tiếp ra đời, bộ đội địa phương và dân quân du kích không ngừng được củng cố và phát triển đã tạo nên sự thay đổi cơ bản về chất, góp phần quan trọng nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta, giúp làm nên một quân đội nhân dân Việt Nam “bách chiến, bách thắng”. Như nhìn nhận của Bigeard - nhà nghiên cứu của Pháp, về quân đội ta: “Họ đã bắt đầu với những vũ khí góp nhặt... Rồi ngày qua tháng lại, họ tổ chức thành từng toán, từng đội, rồi phát triển thành những trung đội, đại đội, tiểu đoàn, lữ đoàn, sư đoàn đầy đủ... Có thể nói rằng, họ đã trở thành đội quân vĩ đại nhất...”.

Hà Anh

Tin mới

Tạm giữ hình sự hai thanh niên tông ngã Cảnh sát giao thông ở Hà Nam

Tạm giữ hình sự hai thanh niên tông ngã Cảnh sát giao thông ở Hà Nam

(CLO) Ngày 12/12, theo thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Phủ Lý đang tạm giữ hình sự hai người không đội mũ bảo hiểm, chạy với tốc độ cao, không chấp hành hiệu lệnh, lao xe vào tổ công tác đo nồng độ cồn.

Vụ án
Úc có 'sáng kiến' mới nhằm buộc các Big Tech phải trả tiền cho tin tức

Úc có 'sáng kiến' mới nhằm buộc các Big Tech phải trả tiền cho tin tức

(CLO) Chính phủ Úc đang lên kế hoạch ban hành các quy định mới nhằm buộc các công ty công nghệ lớn (Big Tech) phải trả tiền cho nội dung của các tổ chức tin tức, theo Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Úc Stephen Jones thông báo vào ngày 12/12.

Báo chí - Công nghệ
Ngợi ca, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

Ngợi ca, tôn vinh di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay

(CLO) Ngày 12/12, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, Thành ủy Hà Nội, Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà văn hóa lớn, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi (20/12/1924 – 20/12/2024).

Đời sống văn hóa
Giám đốc FBI sẽ từ chức trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Giám đốc FBI sẽ từ chức trước khi ông Donald Trump nhậm chức

(CLO) Giám đốc FBI Christopher Wray tuyên bố sẽ từ chức trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức. Trước đó, ông Trump đã công bố ý định cách chức ông và đề cử ông Kash Patel lên thay thế.

Thế giới 24h
Elon Musk không ngừng 'hốt bạc' sau bầu cử Mỹ, đã chạm mốc 400 tỷ USD

Elon Musk không ngừng 'hốt bạc' sau bầu cử Mỹ, đã chạm mốc 400 tỷ USD

(CLO) Theo Bloomberg, tài sản ròng của tỷ phú Elon Musk đã đạt mốc 400 tỷ USD, và ông trở thành người đầu tiên vượt qua mốc đó.

Thế giới 24h
Trưng bày 'Gan vàng dạ sắt' kể chuyện 9 vị tướng tài ba

Trưng bày 'Gan vàng dạ sắt' kể chuyện 9 vị tướng tài ba

(CLO) Trưng bày “Gan vàng dạ sắt” giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của 9 vị tướng với tài năng, đức độ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đời sống văn hóa
Cứu thành công 14 ngư dân trên tàu cá gặp nạn ở biển Quảng Bình

Cứu thành công 14 ngư dân trên tàu cá gặp nạn ở biển Quảng Bình

(CLO) Chiều 12/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Gianh cho biết, đơn vị đã phối hợp với Hải đội Biên phòng 2 cùng hai tàu đánh cá trên địa bàn kịp thời ứng cứu 14 ngư dân bị chìm tàu.

Đời sống
Khẩn trương ưu tiên nguồn lực triển khai kế hoạch hành động đã cam kết với Lực lượng đặc nhiệm tài chính

Khẩn trương ưu tiên nguồn lực triển khai kế hoạch hành động đã cam kết với Lực lượng đặc nhiệm tài chính

(CLO) Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ ngành khẩn trương ưu tiên nguồn lực triển khai kế hoạch hành động đã cam kết với Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF); nghiên cứu khuyến nghị của FATF, APG (Nhóm châu Á Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền) để tổ chức triển khai hành động hiệu quả và xây dựng báo cáo theo đúng quy định.

Tin tức
Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí cầu Thượng Cát dài hơn 5km

Hà Nội: Phê duyệt phương án, vị trí cầu Thượng Cát dài hơn 5km

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu với tổng mức đầu tư gần 8.300 tỷ đồng nối quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.

Giao thông
Nóng 18h: Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Nóng 18h: Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

(CLO) Bản tin Nóng 18h: Kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm an toàn thực phẩm bị phạt đến 6 triệu đồng; Giá vàng tăng cao nhất trong 1 tháng qua; Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong…

Công luận 24H
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh nhận thêm nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh nhận thêm nhiệm vụ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định phân công ông Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Tin tức
Phe đối lập ở Syria đốt lăng mộ cố Tổng thống Hafez al-Assad

Phe đối lập ở Syria đốt lăng mộ cố Tổng thống Hafez al-Assad

(CLO) Lăng mộ của ông Hafez al-Assad, cố Tổng thống Syria và cũng là bố của Tổng thống bị lật độ Bashar Assad, đã bị phe đối lập đốt cháy tại quê nhà của ông.

Thế giới 24h
Thái Bình thông qua 20 nghị quyết quan trọng về kinh tế - xã hội tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024

Thái Bình thông qua 20 nghị quyết quan trọng về kinh tế - xã hội tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024

(CLO) Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, nghiêm túc với tinh thần dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, chiều ngày 12/12, kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026 hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Tin tức
Xử phạt người cho thuê lại đất, nếu chậm đăng ký biến động sau 30 ngày: Quy định liệu đã phù hợp?

Xử phạt người cho thuê lại đất, nếu chậm đăng ký biến động sau 30 ngày: Quy định liệu đã phù hợp?

(CLO) Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa nhận được văn bản của Công ty CP Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC) về những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Đất đai 2024 và Nghị định số 123/2024 tại khu công nghiệp Hiệp Phước.

Bất động sản
Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân

Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ nhiệm Trung tướng Đỗ Xuân Tụng giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tá Đỗ Quốc Ân giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng.

Tin tức
Ông Donald Trump sẽ làm gì để thay đổi nước Mỹ chỉ vài giờ sau khi nhậm chức?

Ông Donald Trump sẽ làm gì để thay đổi nước Mỹ chỉ vài giờ sau khi nhậm chức?

(CLO) Tổng thống đắc cử Donald Trump đang lên kế hoạch ban hành một loạt hơn 25 sắc lệnh và chỉ thị hành pháp chỉ vài giờ sau khi nhậm chức vào ngày 20 tháng 1. Mục đích là định hình lại nước Mỹ trên nhiều vấn đề, từ nhập cư đến năng lượng.

Thế giới 24h
Bình Luận

Tin khác

Khẩn trương ưu tiên nguồn lực triển khai kế hoạch hành động đã cam kết với Lực lượng đặc nhiệm tài chính

Khẩn trương ưu tiên nguồn lực triển khai kế hoạch hành động đã cam kết với Lực lượng đặc nhiệm tài chính

(CLO) Chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ ngành khẩn trương ưu tiên nguồn lực triển khai kế hoạch hành động đã cam kết với Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF); nghiên cứu khuyến nghị của FATF, APG (Nhóm châu Á Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền) để tổ chức triển khai hành động hiệu quả và xây dựng báo cáo theo đúng quy định.

Tin tức
Thái Bình thông qua 20 nghị quyết quan trọng về kinh tế - xã hội tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024

Thái Bình thông qua 20 nghị quyết quan trọng về kinh tế - xã hội tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024

(CLO) Sau 2,5 ngày làm việc khẩn trương, khoa học, nghiêm túc với tinh thần dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, chiều ngày 12/12, kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII nhiệm kỳ 2021 - 2026 hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Tin tức
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh nhận thêm nhiệm vụ

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh nhận thêm nhiệm vụ

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định phân công ông Trần Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải là Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải.

Tin tức
Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân

Bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bổ nhiệm Trung tướng Đỗ Xuân Tụng giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tá Đỗ Quốc Ân giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng.

Tin tức
Phát huy vai trò của Ủy ban liên Chính phủ trong thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam-Liên bang Nga

Phát huy vai trò của Ủy ban liên Chính phủ trong thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam-Liên bang Nga

(CLO) Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp phân ban Việt Nam của Uỷ ban liên Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp tác kinh tế-thương mại và khoa học-kỹ thuật.

Tin tức
Kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

Kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk

(CLO) Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật đảng.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án năng lượng tái tạo phải công khai, minh bạch

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án năng lượng tái tạo phải công khai, minh bạch

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với các dự án năng lượng tái tạo phải công khai, minh bạch, không gây khó khăn, phiền hà, sách nhiễu. Chính phủ ra chủ trương tháo gỡ, các địa phương phải cùng với các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Tin tức
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm năm 2024 của Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm năm 2024 của Thanh Hóa đứng thứ 2 cả nước

(CLO) Sáng 12/12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 24.

Tin tức
Sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần chống 'chạy chọt', chống lợi ích cá nhân, xóa bỏ cơ chế xin cho

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần chống 'chạy chọt', chống lợi ích cá nhân, xóa bỏ cơ chế xin cho

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sắp xếp, tinh gọn bộ máy song phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả, các chức năng, nhiệm vụ không bỏ, thậm chí có những nhiệm vụ phải tăng cường. Đặc biệt, trong quá trình hoàn thiện, sắp xếp, tinh gọn bộ máy cần chống "chạy chọt", chống lợi ích cá nhân, xóa bỏ cơ chế xin cho.

Tin tức