(CLO) Bất kỳ công nghệ mới nào cũng sẽ đem đến những lo ngại về tác động của nó. Báo chí hiểu rất rõ điều này từ quá khứ khi công nghệ phát thanh, TV, kỹ thuật số và rồi MXH xuất hiện. Chúng mang lại những hy vọng và cả sự lo sợ về việc đánh mất đi giá trị của báo chí.
Và giờ khi kỷ nguyên trí thông minh nhân tạo (AI) đến, đã mang lại cho báo chí một cảm giác tương tự, thậm chí còn lớn hơn bởi đây có vẻ như là một công nghệ phức tạp, bí ẩn và “nguy hiểm” hơn bất kỳ công nghệ nào mà báo chí truyền thông đã từng trải qua trước đây.
Trí tuệ nhân tạo và con người đang đối mặt nhau trong kỷ nguyên mới của báo chí. Ảnh: GI
Thực tế, nhiều người đang có niềm tin rằng về tổng thể, AI sẽ tác động sẽ có lợi nếu các tổ chức tin tức giữ nguyên quan điểm biên tập và đạo đức, đặc biệt đối với các tổ chức tin tức truyền thống và giàu giá trị phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, nếu không giám sát và được tổ chức một cách đúng đắn, những mặt trái của AI với báo chí hoàn toàn có thể trở thành một vấn đề phức tạp trong tương lai không xa.
Trước khi bàn về các hạn chế và vấn đề đạo đức báo chí, chúng ta cần phải bàn về tác động kinh tế của AI với báo chí, khi mà tất cả đều phải thừa nhận “vật chất” sẽ tác động rất mạnh đến “ý thức”. Và câu hỏi đang được đặt ra là nhờ các công cụ tự động và thông minh, liệu AI có thể giúp các tòa soạn giảm bớt chi phí như biên tập, sản xuất nội dung hay quản lý hay không? Và câu hỏi lớn tiếp theo là những khoản tiền tiết kiệm nếu có được nhờ AI đó sẽ được tái đầu tư vào các hoạt động báo chí để nâng cao chất lượng hay không?
Trong một khảo sát của JournalismAI hồi cuối năm 2019, nhiều tòa soạn được hỏi đều tự tin rằng tiền tiết kiệm sẽ được sử dụng để đầu tư vào sự phát triển của công nghệ hoặc để tạo điều kiện cho hoạt động báo chí tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn có một mối lo lớn khác là trí tuệ nhân tạo có thể sẽ tiếp tục làm rộng thêm hố sâu khoảng cách giữa các tổ chức tin tức (giống cách mà kỷ nguyên số và MXH đã và đang gây ra).
Ngoài ra, một vấn đề lớn hơn nữa là tác động mạnh mẽ của nó đến tính bền vững của “báo chí chất lượng cao”. Lý do vì khi rất nhiều phần việc của báo chí sẽ được thực hiện bởi AI, thì việc “xao nhãng” và “lệ thuộc” vào nó trong các tòa soạn là khó tránh khỏi. Liệu lúc đó, các nhà báo con người có thực sự trở thành trung tâm của cuộc chơi? Khi đó, giá trị của báo chí nói chung, các nhà báo nói riêng đối với công chúng liệu còn đảm bảo?
Vào năm 2014, Facebook đã tiết lộ kết quả của một thử nghiệm gây sốc. Đó là việc hững người tiếp xúc với “nội dung tích cực” trên Facebook thường tạo nhiều bài đăng tích cực hơn, và ngược lại xảy ra với những người xem nhiều nội dung tiêu cực.
Điều đó có nghĩa rằng nếu một tổ chức tin tức chỉ tập trung làm sao có được nhiều “view” và nhiều tương tác sẽ có khả năng rơi vào “cuộc đua xuống đáy” về chất lượng, dẫn đến sự lên ngôi của các bài báo và tin tức kích động người xem, kích động cảm xúc mạnh mẽ, bao gồm cả sự đau buồn và sự phẫn nộ.
Ngay trong thời đại báo chí điện tử, truyền thông xã hội thì điều này đã rất đáng báo động. Vậy khi kỷ nguyên AI bùng nổ tới đây, thì điều được gọi là “báo chí nhân văn” hay “báo chí tử tế” từng được trân trọng liệu có thể còn được duy trì?
Do đó, việc sử dụng AI để tạo nội dung và việc sử dụng AI cho các công việc khác trong hoạt động báo chí như sắp xếp và hiển thị nội dung cho độc giả ngay từ lúc này và trong cả tương lai đều cần được xử lý cẩn thận.
Cuộc chiến chống thông tin sai lệch
Khi AI đang ngày càng xâm nhập vào đời sống xã hội, đặc biệt lĩnh vực truyền thông, một vấn đề lớn mà ai cũng nhận ra là thông tin sai lệch. Người ta đã lường trước được việc khi AI phát triển và tác động trên quy mô rộng, cùng với sự sẵn có của MXH, thì mức độ thông tin sai lệch sẽ còn là một vấn nạn lớn.
Lý do vì AI và các công nghệ học máy là công cụ hoàn hảo để tạo nội dung giả mạo, đồng thời nó sẽ là một vấn đề lớn đối với chính các hãng tin tức và phương tiện truyền thông uy tín. Bởi vậy, trong cuộc chiến chống lại thông tin sai lệch, các nhà báo cần kiểm soát các công cụ của họ do các lỗi trong ứng dụng AI có thể gây rủi ro cho chính các tòa soạn.
Ngoài ra, một trong những mối quan tâm chính về đạo đức và biên tập trong các tòa soạn thời trí tuệ nhân tạo là mối nguy đánh mất yếu tố "con người". Đó là việc tự động hóa có thể dẫn đến ít "trí thông minh của con người" hơn trong các bài báo, điều này có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.
Bởi vậy, “giá trị con người” thậm chí còn cần được đề cao hơn nữa trong báo chí AI. Nếu các phương tiện truyền thông bị chi phối quá nhiều bởi các số liệu, họ có thể khuyến khích các nhà báo cố gắng cạnh tranh với robot. Khi đó, sự kiên nhẫn, bền bỉ và ham học hỏi là những phẩm chất quý giá của con người nói chung, các nhà báo nói riêng sẽ bị ảnh hưởng, sẽ dẫn tới nhiều thông tin sai lệch hơn ngay cả trong các tòa soạn.
Cần sự hợp tác của những gã khổng lồ công nghệ
Để giải quyết những vấn đề trên, ngoài sự tự thân của các tổ chức tin tức, thì các công ty công nghệ cũng cần phải đóng góp một vai trò quan trọng, nếu không muốn xã hội tràn lan thông tin kích động, “câu view” và thậm chí sai lệch.
Những gã khổng lồ công nghệ như Google, Apple, Facebook, Microsoft và mới đây là sự nổi lên của OpenAI - công ty tạo ra ChatGPT - chính là những người đang dẫn dắt cuộc chơi trong kỷ nguyên AI. Họ cần tài trợ cho việc sản xuất báo chí và hỗ trợ các tòa soạn, hoặc trực tiếp đào tạo và đổi mới báo chí.
Yếu tố con người vẫn sẽ đóng vai trò "uốn nắn" trong báo chí thời đại trí tuệ nhân tạo. Ảnh minh họa: GI
Nhưng cho đến nay, các gã khổng lồ công nghệ phần nào vẫn xem báo chí là đối thủ, cũng như lập luận rằng mình đang cung cấp các thiết bị, nền tảng phân phối và nhiều công cụ quan trọng khác cho báo chí.
Đúng là dữ liệu của họ rất lớn và chi tiêu của họ cho các công nghệ cũng rất lớn. Nhưng rõ ràng, nếu không có nội dung của báo chí, hầu hết các sản phẩm của họ hoàn toàn là “ảo”, hoàn toàn do người dùng (thậm chí do máy móc - bot) đưa ra, không hề có kiểm duyệt, không có giá trị báo chí. Khi đó, MXH thực sự là sẽ nơi vô cùng nguy hiểm, với tràn ngập thông tin sai lệch và tin giả.
Gần đây, các gã khổng lồ công nghệ đang lắng nghe báo chí nhiều hơn. Google đã và đang dần thay đổi các thuật toán để quảng bá nội dung báo chí “chính thống” trong các kết quả tìm kiếm. Facebook, Google và Twitter gần đây cũng chấp nhận ký vào hợp đồng trả tiền cho các cơ quan tin tức ở Úc hay Pháp. Sáng kiến Google News Initiative cũng đã có những sự hỗ trợ nhất định cho báo chí. Song tất cả những gì họ đã làm cho báo chí vẫn còn quá ít ỏi.
Bởi vậy, đã có lời kêu gọi các công ty công nghệ tham gia hoặc song hành với các tổ chức tin tức để giải quyết các vấn đề về đạo đức cũng như kỹ thuật trong kỷ nguyên AI. Những công ty dẫn đầu AI này đang rất quan trọng cho quá trình chuyển đổi thành công của báo chí sang kỷ nguyên mới. Họ phải có trách nhiệm to lớn trong việc tạo ra một hệ sinh thái, một xã hội và một thế giới thông tin lành mạnh.
Tuy nhiên, trước khi nghĩ tới sự hỗ trợ, các tổ chức tin tức cần tự đề cao giá trị “con người” trong tòa soạn để tránh số phận báo chí sẽ bị lu mờ hoặc bị thao túng bởi AI. Rõ ràng, dù máy móc có thể tạo ra hàng trăm tin bài theo kiểu tổng hợp và cắt dán mỗi ngày, nhưng các bài báo này vẫn cần có sự giám sát của con người và kiểm tra tính xác thực trước khi xuất bản. Đặc biệt, “yếu tố con người” rất cần được khích lệ để duy trì “báo chí chất lượng cao” trong kỷ nguyên AI.
Hải Anh
Đón đọc bài 4 (cuối): Tương lai của báo chí AI sẽ như thế nào?
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Trong một bước ngoặt làm chấn động giới công nghệ, hai mô hình AI hàng đầu thế giới là GPT-4.5 của OpenAI và Llama-3.1 của Meta đã chính thức vượt qua bài kiểm tra Turing - thử thách kinh điển được nhà toán học Alan Turing đề xuất từ năm 1950.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố một loạt thuế quan mới, gây ra nhiều tranh cãi về công thức tính toán và mục tiêu kinh tế đằng sau quyết định này.
(CLO) Giữa những đồn điền cọ bạt ngàn tại vùng nông thôn Malaysia, những tòa nhà khổng lồ phủ đầy tấm pin mặt trời, hoạt động không ngừng nghỉ để phục vụ cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo toàn cầu.
(CLO) Hôm 3/4, cổ phiếu các công ty công nghệ như Apple đã giảm mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các nước được ví như "công xưởng thế giới".
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Cơn sốt tạo ảnh nghệ thuật theo phong cách Ghibli bằng công cụ tạo ảnh của ChatGPT đã dẫn đến sự gia tăng kỷ lục số lượng người dùng chatbot của OpenAI vào tuần trước, gây áp lực lên máy chủ và làm dấy lên quan ngại về vi phạm bản quyền.
(CLO) Microsoft đã quyết định thay đổi thiết kế của "Màn hình xanh chết chóc" (Blue Screen of Death - BSOD) huyền thoại trên hệ điều hành Windows, chuyển từ màu xanh truyền thống sang màu đen.