(CLO) Ông Nguyễn Tiến Dĩnh, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, việc sáp nhập thôn, xóm rất "phong phú", Bộ Nội vụ, các địa phương cần đánh giá lại toàn diện việc thực hiện, chỉ ra những bất cập để từ đó có điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với thực tế, đặc biệt là ở các tỉnh trung du và miền núi.
Việc sáp nhập thôn (xóm) ở vùng miền núi, biên giới thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập được báo Nhà báo và Công luận nêu ra trong loạt bài "Khó khăn khi sáp nhập thôn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa – nhìn từ thực tiễn" và cần có giải pháp để giải quyết hiệu quả.
Xung quanh vấn đề này, nhóm phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Hòa – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; ông Nguyễn Tiến Dĩnh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Khu vực xã biên giới Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Trong tiêu chí “cứng” cần phải có “phụ chú”
Đánh giá về việc sắp xếp, sáp nhập lại huyện, xã, quy mô thôn, khu dân cư, ông Phạm Văn Hòa – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết: Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương, sau đó là Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ về sáp nhập các đơn vị hành chính, các thôn, bản, khu phố không đủ tiêu chí với diện tích nhỏ, dân số nhỏ thì việc sáp nhập đã mang lại hiệu quả rõ nét.
“Trong nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIV cũng đã hợp nhất, sáp nhập hơn mười mấy huyện, mấy trăm xã. Trong đó có thôn, xóm sáp nhập lại đã đem lại hiệu quả rất thiết thực, làm tinh giảm biên chế, làm gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc sáp nhập đã làm dôi dư ra một số nguồn ngân sách rất lớn, đây là một hiệu quả đáng trân trọng”, ông Phạm Văn Hòa nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, thời gian qua, việc hợp nhất, sáp nhập huyện, xã, thôn (xóm) còn có những bất cập như việc địa hình bị chia cắt, việc đưa ra một số tiêu chí để sáp nhập còn hơi cứng nhắc.
Ông Phạm Văn Hòa – Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.
Ông Phạm Văn Hòa cho biết, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ (Thông tư 04/2012/TT-BNV, được sửa đổi, bổ sung năm 2018 là thông tư số 14/2018/TT-BNV - PV) đã đưa ra các điều kiện trong đó có quy định tiêu chí cứng đó là dân số (Thôn ở xã thuộc các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có từ 150 hộ gia đình trở lên; Thôn ở xã biên giới, xã đảo; thôn ở huyện đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã có từ 100 hộ gia đình trở lên – PV); tuy nhiên, không phải quan trọng là dân số mà cần xem xét địa hình, địa vật nơi đó. Nếu địa hình, địa vật chia cắt từ xa quá thì không nên nhập, mà nên nhập lại những thôn địa hình không chia cắt dù là dân số ít hay nhiều.
“Dân số là đề ra tiêu chí rồi nhưng vẫn phải có “phụ chú” rõ ràng, rành mạch như nếu là địa hình bị chia cắt không nên nhập. Có phản ánh là đúng địa hình bị chia cắt, diện tích rộng nhập lại như vậy không đảm bảo 150 hộ dân. Tôi nghĩ 150 hộ dân 1 thôn là quá thấp, tuy nhiên, đối với miền núi thì do địa bàn rộng, địa hình chia cắt thì quy định về dân số cũng phải xem lại cho phù hợp”, ông Hòa nói.
Ông Phạm Văn Hòa cũng nêu rõ: Quy định về sáp nhập các thôn, xóm do Hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh nơi đó quyết định, còn cấp xã trở lên do UBTV Quốc hội. Do đó, mỗi địa phương tùy theo điều kiện cụ thể mà có quy định rạch ròi để khi sáp nhập sẽ làm người dân hài lòng, yên tâm thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước; đặc biệt trong tinh giảm bộ máy, biên chế.
Sáp nhập cần chú ý đến yếu tố văn hóa
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh – đại biểu Quốc hội khóa XII, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, thôn (xóm), tổ dân phố đã làm cách đây mấy năm và phải làm tiếp trong thời gian tới. Sáp nhập để phù hợp bối cảnh chung và yêu cầu của cải cách hành chính, theo đúng tinh thần tại Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương.
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh – Đại biểu Quốc hội khóa XII, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ trao đổi với phóng viên.
Đồng tình với quan điểm của đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết, việc sáp nhập thôn (xóm) ở miền núi, biên giới có có địa hình chia cắt thì không được. Bởi vì khi chia cắt mà nhập lại nếu chưa giải quyết được vấn đề về giao thông thì cũng không giải quyết được gì cả. “Ở nhiều địa phương như Cao Bằng, đặc biệt là Hà Giang có khi đi từ UBND xã xuống thôn còn mất một ngày nên việc tuyên truyền chủ trương chính sách là cả một vấn đề…”, ông Dĩnh nói.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, việc sáp nhập thôn (xóm) ở miền núi đang bị nặng về quy mô số dân. Theo ông Dĩnh, phải cụ thể về vấn đề này, trong quá trình làm các địa phương phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xem xét cụ thể từng trường hợp chứ không phải cứ “máy móc” về điều kiện số hộ dân.
Đáng chú ý, ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, việc sáp nhập thôn, xóm cũng phải nghiên cứu kĩ, cẩn thận một số yếu tố trong đó có yếu tố về văn hóa, phong tục tập quán.
“Ví dụ như ở các thôn hiện nay, về truyền thống văn hóa thì mỗi thôn có một cái đình, chùa; nếu nhập lại có thôn lại có đến 2 đình chẳng hạn thì phải giải quyết thế nào? Trong khi đó, mỗi thôn có một truyền thống văn hóa riêng, dòng họ, kết cầu từ xa xưa…đó là với miền xuôi. Còn ở miền núi là phong tục tập quán, nét văn hóa riêng biệt không trộn lẫn trong mỗi dân tộc thiểu số. Mà thường mỗi dân tộc họ lại quần tụ ở một xóm thì việc sáp nhập cũng cần phải nghiên cứu”, ông Dĩnh nêu ví dụ.
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa thì cho rằng, một thôn nhiều đồng bào dân tộc khác nhau, quần cư với nhau với các phong tục, tập quán khác nhau; ví dụ đồng bào H’Mông xóm này, đồng bào khác xóm kia thì đó cũng là tiêu chí và cũng không nên sáp nhập.
Trong việc sáp nhập thôn (xóm), hiện nay, các địa phương cũng “trăn trở” với việc làm sao để đảm bảo cơ sở vật chất trong đó là các nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng cho người dân. Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Tiến Dĩnh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, sau sáp nhập, Nhà nước cần đầu tư một cách thích đáng để đảm bảo nhu cầu hội họp, sinh hoạt của người dân.
Trong đó, các địa phương cần khuyến khích xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo không chỉ về việc phát triển chung của địa phương mà còn là phát triển về văn hóa, tinh thần cho đồng bào dân tộc.
Cũng ủng hộ chủ trương xã hội hóa để xây dựng cơ sở vật chất, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho biết, miền Bắc có đặc điểm mỗi thôn một nhà văn hóa, nhập hai thôn lại thì sử dụng một nhà văn hóa không đủ điều kiện sinh hoạt. “Tôi nghĩ là nên có xã hội hóa, đấu giá, bán nhà văn hóa cũ và nâng cấp một nhà văn hóa mới lên cho rộng rãi. Cái này có thể giao cho UBND tỉnh quyết định. Chính quyền cần cân nhắc kỹ để làm sao nâng cấp nhà văn hóa để đủ điều kiện tiêu chuẩn cho bà con sinh hoạt”, ông Hòa nêu ý kiến.
Nhà văn hóa xóm Thành Công, xóm được sáp nhập từ hai xóm Nà Mản và Bản Là (xã Đức Long, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng) được lợp tôn xen kẽ giữa hai nhà dân, tương đối chật hẹp.
Giải “bài toán phụ cấp” cho cán bộ không chuyên trách
Liên quan đến phụ cấp cho các cán bộ không chuyên trách sau sáp nhập thôn (xóm), Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nhìn nhận: Phải nói rằng công việc, trách nhiệm của trưởng thôn, xóm, tổ trưởng tổ dân phố rất lớn mặc dù đó không phải một cấp chính quyền và chế độ phụ cấp được HĐND các tỉnh xác định từ mức lương cơ sở theo quy định Chính phủ. Ông Hòa cho rằng, việc này tùy theo điều kiện của địa phương mà mỗi địa phương đó HĐND tỉnh quyết định trợ cấp thêm.
“Ví dụ ở Đồng Tháp thì HĐND tỉnh quyết định trợ cấp thêm mỗi người có bằng đại học là 1,3 triệu, cao đẳng là 1,1 triệu, trung cấp là 900 nghìn đồng; Còn nếu Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ấp thì hưởng thêm 1 định suất nữa một bằng mức lương cơ sở nữa. Ông bí thư kiêm trưởng ấp, kiểm trưởng công tác mặt trận thì cũng tháng 5,6 triệu”, ông Hòa cho biết.
Theo ông Phạm Văn Hòa, giai đoạn tới, sẽ sáp nhập thêm hàng trăm xã, hàng chục huyện, trong đó có sáp nhập các thôn, bản, ấp cho nên về chế độ bồi dưỡng cho cán bộ không chuyên trách là một vấn đề từng địa phương cần phải có trách nhiệm.
“Chính phủ đã quy định rồi giao cho địa phương trợ cấp chế độ trách nhiệm. Đặc biệt, tới đây tôi nghĩ rằng, sau khi sáp nhập thì sẽ có một số lượng lớn biên chế dôi dư, do đó cần chế độ chính sách rạch ròi, cụ thể, rõ ràng để cho những cán bộ đó yên tâm, được hưởng chế độ chính sách sau khi nghỉ việc để tìm việc khác”, ông Hòa nói.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cũng cho rằng, song song với chính sách sáp nhập thì cần những chính sách lớn hơn để người dân vùng miền núi, biên giới đảm bảo cuộc sống, giữ đất, giữ rừng. Ảnh: Người dân xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn sản xuất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Tiến Dĩnh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ thì cho rằng, cán bộ không chuyên trách thực ra là khoán việc. Có địa phương thì không quá 3 người, tùy từng trường hợp có 5 người, chủ trương chung là đúng nhưng tùy từng trường hợp và đặc biệt là khu vực miền núi, biên giới là phải tính toán một cách hợp lý.
Cũng theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh người đứng đầu – cán bộ ở thôn, xóm, bản làng rất quan trọng do đó phải có hỗ trợ thích đáng. Họ là những người trực tiếp tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến nhân dân. Do đó, cán bộ là yếu tố quyết định, ở đâu có cán bộ tốt, có tâm huyết, tầm nhìn thì ở đó phát triển mọi mặt, người dân thấy hài lòng.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng nêu rõ, đối với mức hỗ trợ cho các cán bộ không chuyên trách phải thực hiện đồng bộ cải cách tiền lương, đây là điểm mấu chốt. Cùng với đó, các địa phương phải tính toán, cân đối ngân sách và quan tâm đến lực lượng cán bộ này.
Thời gian tới, ông Nguyễn Tiến Dĩnh kiến nghị, các địa phương, đặc biệt là Bộ Nội vụ cần phải tổ chức phải đánh giá lại những khó khăn, bất cập, tồn tại sau một thời gian thực hiện sáp nhập thôn, bản, khu dân cư; Từ đó, có thể điều chỉnh các tiêu chí, điều kiện linh hoạt theo thực tiễn khách quan.
"Pháp luật muốn đi vào cuộc sống phải đi từ thực tiễn, xuất phát từ cuộc sống, cũng như việc sáp nhập rất phong phú. Địa phương khi xây dựng kế hoạch thực hiện cũng phải đánh giá lại; có nơi chưa sáp nhập, nơi làm rồi đều phải đánh giá. Vì sao có nơi chưa làm? Lý do khách quan ở đây là gì? Nơi làm rồi cơ bản đạt được gì, chưa đạt được gì? để điều chỉnh. Những nơi đã sáp nhập nhưng chưa hiệu quả cũng phải tính”, ông Dĩnh nêu rõ.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cũng cho rằng, song song với chính sách sáp nhập thì cần những chính sách lớn hơn để người dân vùng miền núi, biên giới đảm bảo cuộc sống, giữ đất, giữ rừng. “Không ai giữ cột mốc sống bằng người địa phương, đồng bào dân tộc”, ông Dĩnh nhấn mạnh.
(CLO) Ít nhất 33 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong các cuộc không kích của Israel vào ba trường học đang là nơi trú ẩn cho người tị nạn ở khu phố Tuffah, thành phố Gaza, theo các quan chức địa phương.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”, nhằm giới thiệu đến công chúng Thủ đô hơn 200 tác phẩm tranh trên gốm, lấy cảm hứng từ con người và văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
(CLO) Nhà Trắng đã tiến hành một đợt sa thải hàng loạt nhân sự cấp cao sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Donald Trump và nhà hoạt động cực hữu Laura Loomer.
(CLO) Tối qua (3/4), hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Quân đội thuộc các khối diễu binh, diễu hành được cơ động ra ga Hà Nội để khởi hành vào miền Nam, chuẩn bị cho kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
(CLO) Trong các ngày 31/3 và 03/4/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 55. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc chủ trì Kỳ họp.
(CLO) Thị trường chứng khoán và đồng đô la lao dốc vào thứ Năm (3/4) sau khi chính sách áp thuế mới nhất trên toàn thế giới của Tổng thống Donald Trump thổi bùng một cuộc chiến thương mại mà nhiều người lo ngại sẽ gây ra suy thoái kinh tế và làm tăng lạm phát.
(CLO) "Xiên bẩn" - một món ăn đường phố khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Sở dĩ được gọi là “xiên bẩn” bởi nó có nguồn gốc không rõ ràng, bày bán ở những nơi bụi bặm, được chiên đi chiên lại nhiều lần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khoẻ.
(CLO) Từ tháng 4, du khách đến TP Hạ Long sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của vịnh Hạ Long và Bái Tử Long từ khinh khí cầu neo cố định ở độ cao 80-100 m, mang lại trải nghiệm mới lạ và đầy hấp dẫn.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, đặc biệt là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là trong giai đoạn sắp xếp tổ chức bộ máy công an địa phương (không tổ chức công an cấp huyện).
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Vĩnh Phúc phải đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, thị trường, chuỗi cung ứng để phát triển nhanh và bền vững, có thể ứng phó kịp thời với tình hình khi một số ngành nào đó gặp khó khăn. Đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại của cả nước. Chuyển từ gia công, lắp ráp sang sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong sản xuất công nghiệp.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin đầy đủ nội dung các văn bản về đặc xá năm 2025 để mọi người dân và các phạm nhân hiểu rõ điều kiện, quy trình, thủ tục xét đặc xá... để họ có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tự đối chiếu, giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, tránh nhầm lẫn, sai sót...
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị phía Nga với vai trò quan trọng trong Liên minh Kinh tế Á-Âu, thúc đẩy các nước thành viên đồng ý xóa bỏ biện pháp phòng vệ ngưỡng đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam; nâng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam; tìm kiếm hướng đầu tư mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước đầu tư trên lãnh thổ của nhau.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo:
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.