(CLO) Theo chuyên gia thì việc tuyển sinh dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ dẫn tới điểm chuẩn cao và không thực chất, mang đến hệ lụy lâu dài trong đào tạo nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Điểm chuẩn hạ sâu vì không phụ thuộc điểm thi tốt nghiệp
Năm nay, các trường áp dụng hình thức tuyển sinh với nhiều phương thức khác nhau. Trong đó có những trường vừa tuyển sinh bằng kỳ thi riêng vừa lấy điểm từ kết quả thi tốt nghiệp như Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, khối trường ngành Công an.
Điều dễ nhận thấy, điểm chuẩn cùng một ngành của hai phương thức này lại chênh lệch nhau kiểu “một trời một vực”. Cụ thể, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ngành công nghệ thông tin (Việt – Nhật) điểm chuẩn đánh giá tư duy là 18,39 điểm trong khi điểm theo kết quả thi tốt nghiệp THPT lên đến 27,25 điểm; Ngành Kỹ thuật máy tính điểm chuẩn theo bài thi đánh giá tư duy 21,19 điểm nhưng điểm chuẩn dựa theo kỳ thi tốt nghiệp THPT là 28,29 điểm.
Căn cứ điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học tạo ra điểm chuẩn chót vót (ảnh Quang Hùng).
Năm nay, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có 5 chương trình tuyển sinh không sử dụng phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Theo PGS Nguyễn Phong Điền - Phó Hiệu trưởng nhà trường, đây là 5 chương trình có tính cạnh tranh cao nhất, nếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022 thì sẽ đẩy điểm chuẩn những chương trình này lên “kịch trần”.
Đây là những ngành có điểm chuẩn đánh giá tư duy cao nhất. “Nhà trường quan niệm việc phải đặt ra điểm chuẩn quá cao là bất đắc dĩ, nó thể hiện một môi trường tuyển sinh không thực sự lành mạnh, bởi có nguy cơ đánh trượt nguyện vọng 1 cả những thí sinh xuất sắc nhưng vì sơ suất nhỏ khi làm bài mà điểm các em không đủ cao” - ông Điền chia sẻ.
Một minh chứng cho điểm chuẩn giảm sâu phải kể đến các trường thuộc khối ngành Công an. Những năm trước, phương thức xét tuyển đại học của khối ngành Công an phụ thuộc vào điểm thi tốt nghiệp THPT 100%. Nhưng từ năm 2022, Bộ Công an đã tổ chức riêng bài thi năng lực để xét tuyển kết hợp với kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Theo đó điểm xét tuyển là tổng điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân (chiếm tỷ lệ 40%) và điểm bài thi Bộ Công an (chiếm tỷ lệ 60%) được quy về thang điểm 30 làm tròn đến 2 chữ số thập phân cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, điểm thưởng theo quy định của Bộ Công an. Chính vì thế mà điểm chuẩn vào Học viện An ninh Nhân dân năm nay đối với thí sinh nam dao động từ 15,10 điểm đến 22,39 điểm.
So với năm 2021, điểm chuẩn xét tuyển vào Học viện An ninh Nhân dân đã có sự giảm nhiệt đáng kể. Năm trước, điểm chuẩn cao nhất của Học viện là 29,99 ở tổ hợp A01 đối với thí sinh nữ.
Từ bức tranh tuyển sinh năm nay nhiều chuyên gia cho rằng, những trường đại học, ngành tuyển sinh bằng kỳ thi riêng, không còn phụ thuộc 100% vào kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 đã phần nào kiểm soát được mức độ "lạm phát" của điểm chuẩn.
Điều này cho thấy định hướng xây dựng các kỳ thi riêng đang đúng hướng, các trường cần phát huy tốt hơn trong mùa tuyển sinh năm sau.
Điểm ảo hệ lụy thật
Xung quanh tình trạng điểm chuẩn chênh lệch giữa lấy kết quả kỳ thi riêng với xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, GS Phạm Tất Dong (nguyên Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam) cho rằng, hiện nay có thể nói cách thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học là đang bị nhiễu loạn về chất lượng.
“Rất nhiều trường đại học lấy điểm chuẩn từ 29 điểm đến 29,98 điểm, tức còn 2% nữa đạt tuyệt đối 100%. Đây chắc chắn không phải năng lực thật của thí sinh.
Không có nước nào đi thi mà điểm thi cao như vậy. 3 môn điểm chuẩn gần như tuyệt đối là điều không thể xảy ra. Điểm chuẩn chia trung bình mỗi môn 7,5 điểm còn có thể tin, còn mỗi môn lên đến 9,9 điểm thì không thể tin được.” - GS Phạm Tất Dong nhấn mạnh.
Cũng theo GS Phạm Tất Dong, cách tuyển sinh như vậy chắc chắn chất lượng đầu vào sẽ kém. Vì điểm 29 và 30 không phải là năng lực thật.
Chưa kể có tình trạng gian dối, lỏng lẻo trong thi và chấm thi. “Nhìn vào điểm tưởng chất lượng cao nhưng thực tế chưa chắc, tôi không quá lạc quan về những điểm số này.” - GS Phạm Tất Dong nêu ý kiến.
Vị chuyên gia này lo lắng, với cách tuyển sinh như trên dễ dẫn tới việc đào tạo nguồn lực không tốt cho đất nước. “Những học sinh giỏi có thể ngán ngẩm mà chạy ra nước ngoài học và không nhiều học sinh học xong trở về nước. Đến lúc nào đó sẽ thấy hẫng hụt vì thiếu tài năng để xây dựng đất nước. Trong trương lai nếu không chấn chỉnh có thể chúng ta thiếu hụt lao động chất lượng cao” - vị chuyên gia này cảnh báo.
Theo nguyên Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam thì không nên lấy điểm thi tốt nghiệp làm căn cứ xét tuyển đại học. Không nên biến kỳ thi bình thường trở thành cuộc chạy đua ác liệt vào trường đại học.
“Đã từ lâu tôi không đồng tình với việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp kết hợp lấy điểm tuyển sinh đại học.” - ông Phạm Tất Dong cho biết. Cũng liên quan đến tuyển sinh đại học, vị chuyên gia này còn cho rằng ngoài tuyển sinh căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp thì việc căn cứ vào điểm học bạ cũng rất bất cập. Do đó, cần thiết phải chấn chỉnh công tác tuyển sinh để tránh việc người có năng lực không được học ngành học yêu thích, người chưa đủ năng lực lại ngồi nhầm chỗ.
Nhìn vào tuyển sinh đại học năm 2022 đã cho thấy việc tuyển sinh dựa vào kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT đã không còn phù hợp, do vậy yêu cầu đổi mới thi cử, tuyển sinh đại học là việc cần chấn chỉnh và làm ngay.
(CLO) Sáng 9/4 tại Hà Nội, Báo Nhân Dân và IB Group Việt Nam đã chính thức giới thiệu MV âm nhạc đặc biệt 'Victory - Bond in Vietnam', ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của nhóm nhạc Bond tại di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng đã tổ chức Gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
(CLO) Dưới tiết trời nắng gắt, các chiến sĩ Đội pháo lễ, Lữ đoàn 96, Binh chủng pháo binh vẫn hăng say tập luyện tại khu vực Bến Bạch Đằng, quận 1, TP HCM để có những màn pháo lễ trọn vẹn nhất cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Bà Chu Hải Yến – Phó Tổng Giám đốc CTCP Sữa Quốc tế (IDP) – vừa đăng ký bán toàn bộ 15.000 cổ phiếu IDP đang nắm giữ, trong bối cảnh công ty đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 giảm hơn một nửa và chuẩn bị mua lại cổ phiếu quỹ.
(CLO) Trong cuộc gặp gỡ với báo chí sau hội đàm cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp Tây Ban Nha tăng cường hiện diện tại Việt Nam.
(CLO) Đoạn video ngắn mới xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 7/4 đã hé lộ hình ảnh cận cảnh của một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được cho là J-36 – loại máy bay ba động cơ không cánh đuôi.
(CLO) Theo dữ liệu mới nhất từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh Châu Âu, tháng Ba năm 2025 đã trở thành tháng 3 nóng nhất từng được ghi nhận tại Châu Âu.
(CLO) Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã lên tiếng về tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza, nhấn mạnh rằng "người dân đang mắc kẹt trong một vòng xoáy chết chóc vô tận" do các cuộc không kích mới của Israel và lệnh cấm vận đối với viện trợ cần thiết.
(CLO) Sáng 9/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.
(CLO) Hà Nội hiện nay có tới 144 cầu tạm, cầu yếu, cầu dân sinh. Trong đó, có một số cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hằng ngày vẫn 'gồng gánh' nhu cầu giao thông của người dân.
(CLO) Chính phủ giao Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn để thống nhất việc rà soát, đánh số và gắn biển số nhà trên toàn quốc, đảm bảo khoa học và đồng bộ ở cả đô thị, nông thôn lẫn miền núi.
(CLO) Đầu tháng 4 hàng năm, người dân trồng hoa làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường tiêu thụ cho người dân trong cả nước.
(CLO) Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, học sinh các cấp từ mầm non đến phổ thông trên cả nước sẽ được nghỉ tổng cộng 5 ngày liên tiếp, bắt đầu từ thứ Tư (30/4) đến hết Chủ nhật (4/5).
Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, TP Hà Nội), chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của gần 2.000 học sinh đến từ các trường THPT Hà Đông, THPT Ngô Thì Nhậm, THPT Văn Lang cùng đông đảo phụ huynh và thầy cô giáo.
Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (HIU) đã đón tiếp trọng thị đoàn đại diện Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM, Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ (IIE) và các lãnh đạo cấp cao của 20 trường đại học Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chương trình “Hợp tác Học thuật Quốc tế Việt Nam” (IAPP Vietnam), nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
(NB&CL) Dạy thêm học thêm có nguyên nhân từ việc giáo dục chạy theo điểm số, kiến thức mà không coi trọng đến hình thành năng lực, phẩm chất người học.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.