“Bài E-magazine muốn thành công phải tạo được… Sự khác biệt!”

Thứ sáu, 16/02/2018 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Đó là chia sẻ của Họa sỹ thiết kế Trần Việt Anh - báo Nông thôn Ngày nay, báo điện tử Dân Việt khi nói về xu hướng E-magazine trên các báo điện tử hiện nay.

+ Là Họa sỹ thiết kế cho các bài viết E-magazine tại báo điện tử Dân Việt, anh đánh giá như thế nào về xu hướng E-magazine trên các báo điện tử, trang tin hiện nay?

- Hiện nay, cách trình bày tin tức trên báo điện tử của đa phần các báo đã quá nhàm chán với bạn đọc. Trong việc đưa thông tin hiện nay, các báo bị cạnh tranh từ nhiều kênh truyền thông tương tác như mạng xã hội, youtube…. Chính vì thế, các báo đang lựa chọn E-magazine như một dạng báo chí chất lượng cao để đưa đến tay độc giả. Tức là độc giả vừa được đọc, vừa được xem, vừa được nghe trong cùng một bài. Điều này giúp độc giả được trải nghiệm nhiều hơn, sinh động hơn, phong phú hơn, và đặc biệt là chân thực hơn. Theo tôi, long - form hay E-magazine ra đời được xem là hướng đi mới, đem lại cách tiếp cận chủ động và toàn diện cho độc giả. Cùng với đó, các dạng đồ họa thông tin tĩnh, động, các clip motion graphic dễ hiểu được vận dụng nhiều hơn, giúp độc giả có thêm nhiều cách trải nghiệm không chỉ là đọc báo đơn thuần, mà còn được thưởng thức một tác phẩm báo chí. Đây thực sự là một xu thế tất yếu trong sự phát triển của báo chí hiện nay.

+ Theo anh, xu hướng E-magazine có thực sự là hướng đi hiệu quả và lâu dài?

- Đây sẽ là một hướng đi hiệu quả. Bởi vì, ngoài việc giúp độc giả nắm bắt được dễ hơn, đọc được nhiều thông tin hơn, bài E-magazine cũng giúp tăng thời gian truy cập  (time on site) dài hơn, ở lại trang báo lâu hơn, và tương tác với báo sâu hơn thông qua các bình luận trên bài viết. Từ đó, bài E-magazine thường đem đến 1 lượng view lớn cho các toà soạn. Tất nhiên là bài E-magazine đó phải có chất lượng tốt và xuất bản đúng thời điểm.

Một bài E-magazine tốt sẽ mang đến một trải nghiệm mới lạ cho độc giả. Để làm được một bài E-magazine, sẽ cần một đội ngũ mạnh về công nghệ, viết, có ý tưởng trình bày độc đáo và phức tạp hơn. Đây có thể là “chìa khóa” giúp báo điện tử có một phong cách riêng biệt trong cuộc chiến về thông tin.

Báo Công luận
Họa sỹ Thiết kế Trần Việt Anh 
+ Theo anh, điều gì làm nên thành công của bài E-magazine?

 

- Theo tôi, có hai yếu tố tạo nên sự thành công của một bài E-magazine. Đầu tiên là câu chuyện truyền tải đến độc giả. Theo cách gọi hiện nay, E-magazine được gọi là “truyền thông kể chuyện”. Tức là tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện khách quan, có nhân vật, có các chi tiết hấp dẫn.

Yếu tố thứ hai tạo nên sự thành công của bài Emagazine là cách trình bày, thiết kế như thế nào. Điều này nhiều người không chú ý, nhưng nếu một bài Emagazine không có sự đầu tư vào khâu thiết kế thì bài đó sẽ vứt đi ngay. Cụ thể, mỗi một nhân vật, một câu chuyện khác nhau sẽ có cách trình bày, thiết kế khác nhau. Cách trình bày, thiết kế đòi hỏi phải logic, thống nhất, phải làm bật được chủ đề của tác phẩm và tạo dựng được phong cách cũng như cá tính cho tác phẩm đó thì mới có thể thu hút độc giả.

Báo Công luận

Hình ảnh trong bài E-magazine viết về “Đại gia điếu cày” – Lê Thanh Thản do Họa sỹ Trần Việt Anh thiết kế. 

+ Số lượng bài E-magazine hiện nay chưa được phổ biến và chỉ tập trung vào một số báo nhất định. Vậy theo anh khó khăn trong việc sản xuất bài E-magazine là gì?

 

- Để sản xuất một bài E-magazine, đòi hỏi phải có ekip từ 3-5 nhân sự, chi phí để thực hiện cũng là một con số không nhỏ. Hiện nay, không phải tờ báo điện tử nào cũng đủ tiềm lực tài chính cũng như con người để làm được điều đó. Trong dạng bài đặc biệt này, ngoài ý tưởng kịch bản, thì việc khó nhất chính là công nghệ, các coder sẽ phải viết nhiều lệnh, thực hiện nhiều giao thức khác nhau, trên html 5 hoặc html 6, xây dựng trên cơ sở CSS (mã nguồn mở) để độc giả có thể tiếp cận sản phẩm tin bài này trên nhiều thiết bị khác nhau. Ngoài ra, dạng bài E-magazine cần làm việc theo nhóm, một nhóm thường gồm: biên tập viên chính, phóng viên, hoạ sĩ, người làm code… vậy khó khăn gặp phải nhiều nhất là không hiểu ý nhau, kỹ năng làm việc nhóm không tốt…

+ Tại báo điện tử Dân Việt, anh cùng các cộng sự đã làm thế nào để các bài E-magazine của mình có bản sắc riêng và thỏa mãn được nhu cầu của độc giả?

- Chúng tôi có một team đã làm việc với nhau khá lâu nên hiểu nhau, và chúng tôi cùng hướng đến mục đích cuối là đem đến cho độc giả một sản phẩm báo chí chất lượng cao. Đề tài chúng tôi chọn phải là những câu chuyện hấp dẫn. Với tiềm lực hiện có, thay vì chạy theo thời sự, các bài E-magazine của chúng tôi tập trung vào những nhân vật cụ thể, thân phận cụ thể. Những người có tầm ảnh hưởng nhất định hoặc là nhân vật có cá tính cũng như có nhiều góc cạnh để khai thác. Bên cạnh đó, một bài E-magazine thành công là phải tạo được sự khác biệt bằng chính sự tinh tế, sự trải nghiệm và toàn bộ tâm sức của những người thực hiện.

+ Xin cảm ơn anh!

Nguyễn Mạnh (Ghi)

Tin khác

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

Kỳ 1: Vì sao Điện Biên Phủ hay “Đường tới điểm hẹn lịch sử”

(NB&CL) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), bắt đầu từ số báo này, chuyên trang Tư liệu Báo Nhà báo và Công luận có chuyên đề mang tên: “Điện Biên Phủ - Khúc tráng ca vang mãi”, cùng nhìn lại những dấu ấn không thể quên của chiến thắng vĩ đại này.

Góc nhìn
Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

Giải pháp căn cơ cho thị trường vàng

(NB&CL) Có thể nói, chưa bao giờ, NHNN lại chịu nhiều sức ép trong quản lý thị trường vàng như hiện nay. Đó là sức ép từ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ, sức ép từ người dân và sức ép từ nhóm lợi ích doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Góc nhìn
Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

Vẫn còn những “khoảng trống” nhất định trong ngoại giao văn hóa

(NB&CL) Tuần qua, nội dung chất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Phiên họp tháng 3/2024) đã được dư luận quan tâm, đánh giá cao sự công khai, dân chủ, trách nhiệm trong hoạt động của Quốc hội và ngày càng gần dân hơn.

Góc nhìn
Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

Xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt: Muộn còn hơn không!

(NB&CL) Trước những tổn thất tiềm ẩn đối với tổng giá trị xuất khẩu nông sản, chuyên gia cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt Nam là việc làm cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt lúc này là muộn, nhưng vẫn còn hơn không.

Góc nhìn
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 2024: Thời cơ đã đến!

(NB&CL) Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang ở vị trí thuận lợi để hưởng lợi từ những làn sóng đầu tư mới của các công ty chip đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng mạnh hơn, tốt hơn trên toàn thế giới.

Góc nhìn